Thuốc Vinafolin (Ethinylestradiol 0,05mg): Cách Dùng, Liều Dùng
Có thể bạn quan tâm
Thuốc Vinafolin được chỉ định để điều trị thay thế hormon sinh dục nữ ở những người bệnh mãn kinh. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Vinafolin.
1 Thành phần
Thành phần: Thành phần của 1 viên thuốc Vinafolin 0.05mg:
- Ethinylestradiol với hàm lượng 0,05 mg.
- Cùng với đó là 1 số tá dược và phụ liệu khác hàm lượng vừa đủ 1 viên nén.
Nhóm thuốc: Thuốc hormon - nội tiết tố.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Vinafolin
2.1 Tác dụng của thuốc Vinafolin
Ethinylestradiol là 1 estrogen tổng hợp thuộc nhóm thuốc oestrogen. Đây là một trong số các hormone tự nhiên tác động tới sự phát triển và duy trì kinh nguyệt ở phụ nữ.
Phụ nữ ở thời kì mãn kinh sản xuất ít estrogen hơn, do đó, Ethinylestradiol có tác dụng điều trị thay thế hormone ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh hoặc giảm chức năng tuyến sinh dục.
2.2 Chỉ định thuốc Vinafolin
Thuốc Vinafolin chủ yếu được sử dụng trong một số trường hợp sau:
Phụ nữ tới độ tuổi mãn kinh (loãng xương do mãn kinh, rối loạn vận mạch vừa và nặng).
Phụ nữ có hàm lượng estrogen sản sinh tự nhiên quá ít.
Bệnh nhân thiểu năng tuyến sinh dục bẩm sinh.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc tránh thai Rosepire: Liều dùng, lưu ý sử dụng.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Vinafolin
3.1 Liều dùng thuốc Vinafolin
Liều dùng Vinafolin được xác định cho từng người tùy theo bệnh trạng, đáp ứng thuốc và dung nạp thuốc ứng của người bệnh. Để giảm thiểu nguy cơ về tác dụng không mong muốn, nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả.
Đối với bệnh nhân rối loạn vận mạch từ vừa đến nặng do mãn kinh: liều thường sử dụng là 0,02 - 0,05 mg mỗi ngày (một số trường hợp đáp ứng ở liều thấp nhất 0,02 mg, hai ngày một lần). Trong từng giai đoạn riêng của quá trình mãn kinh người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối với bệnh nhân giảm năng tuyến sinh dục nữ: thường dùng ngày 1 viên x 3 lần, tiếp tục theo dõi xem bệnh nhân có thể xuất hiện kinh nguyệt sau khi dùng 1 liệu trình điều trị khoảng 3-6 tháng để thay đổi liều hoặc thay đổi thuốc phù hợp.
Trong trường hợp điều trị tạm thời carcinom tuyến tiền liệt nặng tiến triển không thể phẫu thuật: thường dùng 3-4 viên/ ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Vinafolin hiệu quả
Vinafolin được bào chế dưới dạng viên nén dùng bằng đường uống.
Liều dùng sẽ phụ thuộc vào tình trạng đang được điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng thuốc thích hợp cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc nào khác, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng Vinafolin cho những người bệnh dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
Đặc biệt không sử dụng với phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mang thai vì thuốc có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Ngoài ra không sử dụng thuốc Vinafolin với bệnh nhân bị chảy máu âm đạo bất thường, viêm tĩnh mạch khối, huyết khối.
5 Tác dụng phụ
Trong khi sử dụng Vinafolin người dùng có thể gặp một số triệu chứng như:
- Đau đầu, chóng mặt.
- Tiêu chảy, buồn nôn.
- Mẩn ngứa, dị ứng.
Các triệu chứng trên có thể chưa phải là hoàn toàn những tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Vinafolin. Khi phát hiện những biểu hiện lạ, cần đến ngay phòng khám hoặc cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, không nên chủ quan để ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
6 Tương tác
Cần cẩn trọng khi sử dụng kết hợp Vinafolin với các thuốc chống đông máu (ví dụ như warfarin, pheninidone,...)
Thận trọng khi sử dụng phối hợp với các thuốc điều trị nhiễm nấm, thuốc trị động kinh, thuốc trầm cảm,...
Hãy liệt kê các thuốc khác bạn đang sử dụng trước khi dùng thuốc, kể cả các thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc có thành phần dược liệu hay thực phẩm chức năng.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng thuốc Vinafolin trong các trường hợp sau:
Người bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, bị ung thư vú.
Người có lớp niêm mạc của tử cung trở nên dày hơn bình thường (tăng sản nội mạc tử cung).
Người bị bệnh tim hoặc bất kỳ vấn đề về tim, lưu thông máu.
Đọc kỹ hướng dẫn được ghi trên nhãn trước khi sử dụng Vinafolin, nếu có thắc mắc nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn
Nếu quên liều bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt, tuy nhiên nếu đã quá gần liều sau thì phải bỏ hẳn liều, không được uống chung với liều tiếp theo.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Không sử dụng thuốc Vinafolin cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Bảo quản
Điều kiện bảo quản thích hợp là dưới 30 độ C, tránh để thuốc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Để thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em.
Bảo quản ở điều kiện độ ẩm dưới 70%.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-20333-13.
Nhà sản xuất: Công ty CP Sinh học Dược phẩm Ba Đình.
Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên nén.
9 Thuốc Vinafolin giá bao nhiêu?
Thuốc Vinafolin hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Vinafolin mua ở đâu?
Thuốc Vinafolin mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, hoặc số 120 Đội Cấn, Ba Đình Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
Tổng 23 hình ảnh
Từ khóa » Thuốc Cai Sữa Vinafolin
-
Lưu ý Khi Dùng Thuốc Vinafolin | Vinmec
-
Thuốc Tiêu Sữa Vinafolin: Tác Dụng, Cách Dùng Của Thuốc - Glad Health
-
Thông Tin Về Thuốc Tiêu Sữa Vinafolin Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Thuốc Vinafolin Là Thuốc Gì, Tác Dụng, Giá Bao Nhiêu? - ITP Pharma
-
Thuốc Tiêu Sữa Vinafolin Cai, Cắt Sữa Cho Mẹ Viên Uống Giá Bao ...
-
Thuốc Vinafolin: Liều Dùng & Lưu ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác Dụng Phụ
-
Thuốc Vinafolin (Ethinylestradiol): Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán
-
Thuốc Vinafolin - Điều Trị Nội Tiết Tố Nữ - Hộp 1 Vỉ X 10 Viên Nén
-
Phòng Khám Sản Phụ Khoa Bs Thư - Bí Quyết Cai Sữa Cho Con Cai ...
-
Thuốc Tiêu Sữa
-
Thuốc Tiêu Sữa Có Hiệu Quả Và An Toàn Cho Người Sử Dụng Không?
-
Bí Quyết Cai Sữa Cho Con... - Phòng Khám Sản Phụ Khoa Bs Thư
-
Làm Thế Nào Để Mất Sữa: Dùng Thuốc Tiêu Sữa Hay Dùng Mẹo ...