Thuốc Zinc Oxide Và Những Vấn đề Cần Biết Khi Sử Dụng

5:37 | 29/11

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc: Hành Trình Lan Tỏa Giá Trị Nhân Ái Vì Sức Khỏe Cộng Đồng

3:46 | 22/11

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Vinh Dự Nhận Giải Thưởng “Gương Người Tốt – Việc Thiện Năm 2024”

3:59 | 19/11

Thuốc Dân Tộc phối hợp Trạm Y Tế phường Nhân Chính tổ chức khám sức khỏe tri ân kỷ niệm 14 năm thành lập

4:39 | 19/11

Một Chuyến Đi Đầy Ý Nghĩa: Trao Hy Vọng Cho Những Trái Tim Kiên Cường

4:19 | 05/11

Nguồn Gốc Bài Thuốc Nhị Thập Huyết Mạch Khang Của Thuốc Dân Tộc

5:21 | 05/11

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Đồng Hành Chăm Sóc Sức Khỏe Tim Mạch Cho Người Dân Tại Xã Duy Tiên, Hà Nam

4:01 | 02/11

Người Bệnh Nói Gì Sau Khi Sử Dụng Bài Thuốc Nhị Thập Huyết Mạch Khang Chữa Mỡ Máu Cao?

11:50 | 02/11

Bài Thuốc Nhị Thập Huyết Mạch Khang Chữa Mỡ Máu Cao Có Hiệu Quả Không?

5:06 | 30/10

Nhị Thập Huyết Mạch Khang Chữa Mỡ Máu Bao Lâu Thì Khỏi, Chi Phí Bao Nhiêu?

5:21 | 11/10

Sự Kiện Live TikTok Đầu Tiên Từ Trung Tâm Thuốc Dân Tộc – Cơ Hội Nhận Ưu Đãi Siêu Hấp Dẫn!

Thuốc Zinc Oxide và những vấn đề cần biết khi sử dụng Nguyễn Thị Ngọc Sen 11:46 - 17/05/2023

Đánh giá bài viết

VoteBài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Zinc Oxide là một trong những hoạt chất thường được sử dụng trong việc cải thiện các vấn đề da liễu, làm dịu các tổn thương ngoài da. Theo các khuyến cáo y khoa, Zinc Oxide cần được sử dụng đúng liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Zinc Oxide
Một số thông tin về Zinc Oxide
  • Tên hoạt chất: Zinc oxide
  • Tên gọi khác: Kẽm oxit, kẽm trắng.
  • Dạng thuốc: Thuốc bôi ngoài dạng mỡ.
  • Nhóm thuốc: Điều trị bệnh da liễu

Một số thông tin về Zinc Oxide

Zinc Oxide hay còn được gọi là kẽm oxit, một dạng khoáng chất không thể thiếu trong các loại kem chống nắng, kem dưỡng da, kem chống hăm tã ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, kẽm oxit còn được dùng để điều trị ngứa, rát hoặc làm giảm các triệu chứng khó chịu ở trực tràng do đường tiêu hóa hoặc bệnh trĩ. Ngày nay, có rất nhiều thương hiệu và hình thức sử dụng kẽm oxit có sẵn, nhưng chúng có thể không xuất hiện cụ thể trong bài viết này.

1. Tác dụng:

– Kẽm oxit có khả năng làm dịu vết thương do chàm hoặc các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da. Bởi vì trong các chế phẩm của Zinc Oxide có chứa nhiều hoạt chất khác như titan oxit, bôm (nhựa thơm) Peru, ichthammol, bismuth oxyd, glycerol và đặc biệt là các chất mỡ có khả năng kháng khuẩn mạnh. Tuy nhiên, cũng có một vài chất có khả năng gây kích ứng.

– Bên cạnh đó, kẽm oxit còn có cơ sở để tạo nên một số loại xi măng nha khoa khi kết hợp với acid phosphoric. Khi đó, chúng sẽ tạo nên hỗn hợp kẽm phosphat, cùng với sự kết hợp của eugenol hoặc dầu đinh hương được dùng để tạo thành hỗn hợp hàn răng tạm thời. Ngoài ra, kẽm oxit còn có tác dụng phản xạ lại tia cực tím nên thường được dùng trong các loại kem chống nắng.

2. Chỉ định:

Kẽm oxit được điều chế dưới dạng thuốc mỡ và hồ bôi dược dụng nên thường được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị chứng khô da hoặc các bệnh da liễu, nhiễm khuẩn. Chẳng hạn như:

  • Vùng da bị kích ứng bởi mở thông bàng quang, lỗ rò tiêu hóa hoặc hậu môn nhân tạo.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da như chàm (eczema, viêm da cơ địa,…).
  • Làm dịu vết bỏng nhẹ, nông, diện tích vết thương hẹp.
  • Da bị mụn trứng cá, côn trùng đốt, trẻ bị hăm tã, vảy da đầu, tăng tiết nhờn, chốc, nấm da, vẩy nến, ngứa da,…

Tham khảo thêm: Thuốc Menison: Thành phần, Công dụng, Cách dùng và Chống chỉ định

3. Liều lượng, cách dùng:

– Đối với những tổn thương trên da: Sau khi vệ sinh vết thương sạch sẽ thì bôi lên da một lớp thuốc mỏng khoảng 1 – 2 lần/ngày. Có thể dùng gạc y tế để che vết thương trước các tác nhân bên ngoài như khói, bụi, ánh nắng mặt trời.

– Da bị chàm, niken hóa: Dùng sản phẩm hồ nước có chứa kẽm oxit, glycerol, ichthammol để bôi lên da một lớp mỏng. Kiên trì thực hiện mỗi ngày khoảng 2 – 3 lần.

– Đau rát hậu môn do suy giãn tĩnh mạch hoặc trĩ: Bôi thuốc mỡ và đặt đạn trực tràng có chứa kẽm oxit, bismuth oxyd, resorcin vào hậu môn mỗi ngày khoảng 2 lần, sau khi đi ngoài xong. Không nên sử dụng thuốc đạn có chứa kẽm oxit đặt hậu môn quá 10 ngày. Nếu các triệu chứng trên không được cải thiện thì bệnh nhân nên đến bệnh viện để khám hậu môn trực tràng và tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

– Tổn thương do suy tĩnh mạch mãn tính: Dùng thuốc mỡ có chứa kẽm oxit 20% có trong vaselin để bôi phủ lên vết thương.

4. Chống chỉ định:

Kẽm oxit có khả năng ngăn ngừa các tác nhân gây viêm nhiễm ngoài da và có một số chống chỉ định như sau:

  • Không sử dụng sản phẩm tại chỗ có chứa kẽm oxit nếu bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thành phần như dầu cá, dầu khoáng hoặc sáp, kẽm, lanolin, dimethicon, paraben,…
  • Kẽm oxit không có khả năng điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm hoặc nấm da. Cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các vết đỏ hoặc tổn thương da sau khi dùng sản phẩm có chứa kẽm oxit.
  • Tuy hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh kẽm oxit gây nguy hại đến sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con bú. Nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân nên thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tốt nhất nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.

5. Khuyến cáo:

  • Để sử dụng kẽm oxit an toàn, trước khi sử dụng người người bệnh nên đảm bảo vùng da bị tổn thương luôn sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
  • Tuyệt đối không dùng kẽm oxit bằng miệng hoặc mũi, mắt mà chỉ sử dụng chúng lên da.
  • Chỉ bôi thuốc vào những vị trí tổn thương và làm sạch những vùng không liên quan.
  • Nếu sử dụng kẽm oxit dưới tã thì hãy thường xuyên thay tã, đặc biệt là lúc đi ngủ.

6. Tác dụng phụ

  • Thường rất hiếm gặp như: chàm tiếp xúc, phát ban, ngứa, phồng rộp do các tá dược như bôm, Peru, lanolin,…
  • Gây kích ứng da với một trong số những chế phẩm của kẽm oxit. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến triệu chứng sốt, khò khè, khó thở, tức ngực, khàn giọng bất thường,…

7. Bảo quản:

  • Nên bảo quản thuốc dưới dạng bao bì kín, tránh môi trường ẩm mốc và tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
  • Để tránh xa tầm tay trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc Klion chữa bệnh gì?
  • Thuốc Praverix là thuốc gì?

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

  • 0
  • Liên hệ nhanh
  • 0 Hỏi đáp
  • Chia sẻ
Ẩn
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Zalo
[ads_sidebar]

Chuyên gia tư vấn

Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khám

Tổng đài tư vấn bệnh học

Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôi

Hotline tư vấn

Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 Gọi

Từ khóa » Hóa Trị Của Zno2