Thương Lượng Là Gì? Những Vấn đề Xoay Quanh Thương Lượng

1. Giải nghĩa thương lượng là gì?

Giải nghĩa thương lượng là gì?
Giải nghĩa thương lượng là gì?

Thương lượng có thể là vấn đề mà bạn thường xuyên nghe và nhắc đến trong cuộc sống hàng ngày, trong công việc. Có những người hiểu thương lượng chính là đàm phán, thỏa thuận, thế nhưng thực chất thương lượng có phải là như vậy hay không ?

Thương lượng chính là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế. Theo như quy định thì các bên có tranh chấp với nhau đã lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thì các bên sẽ tự ngồi xuống với nhau, tự thỏa thuận về vấn đề đó để loại bỏ đi những tranh chấp đó mà không cần phải nhờ vào bên thứ 3 là tòa án hay trọng tài thương mại. Đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng này sẽ dựa trên tình thần tự nguyện của các bên. Tức là các bên sẽ tham gia bằng cách tự nguyện chứ không hề ép buộc nhau. 

Đối với hình thức thương lượng thì đây được cho là một trong những phương pháp được rất nhiều các công ty, doanh nghiệp dù là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sme, doanh nghiệp lớn áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp. Bởi đây là một phương pháp khá đơn giản, các thủ tục đều được giải quyết một cách nhanh chóng, gọn nhẹ mà không cần sự xuất hiện của bên thứ ba. Bởi lẽ trong nhiều trường hợp giữa các bên kinh doanh với nhau, họ không muốn lộ bí mật kinh doanh của mình cho người ngoài biết nên cách duy nhất để vừa thỏa mãn nhu cầu giải quyết tranh chấp vừa thỏa mãn nhu cầu đảm bảo bí mật thì thương lượng luôn được ưu tiên lựa chọn hàng đầu.

Việc làm chuyên viên kinh doanh

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp với tranh chấp lớn thì việc chọn phương pháp giải quyết này lại chưa thật sự hiệu quả, bởi thương lượng chỉ nên áp dụng với các tranh chấp nhỏ, giá trị nhỏ và các bên đều có thiện chí sử dụng phương pháp này mà thôi. 

>> Xem thêm: Cạnh tranh không lành mạnh là gì

2. Đặc điểm của thương lượng

Đặc điểm của thương lượng
Đặc điểm của thương lượng

Đối với phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thì thương lượng cũng có những đặc điểm riêng biệt của nó như sau:

- Khi sử dụng hình thức giải quyết bằng thương lượng thì sẽ do các bên tranh chấp tự bàn bạc, thỏa thuận với nhau, họ sẽ tự thương lượng với nhau để giải quyết các xung đột đó mà không hề có sự xuất hiện của bên thứ ba nữa.

- Khi đã áp dụng hình thức này thì các bên tranh chấp sẽ lần lượt trình bày các quan điểm cá nhân của mình, các chính kiến của mình trong vấn đề tranh chấp đó để các bên cùng nhau tìm ra những biện pháp thích hợp để tự thỏa thuận và giải quyết ổn thỏa nhất.

- Có thể nói đây chính là một trong những biện pháp để giải quyết xung đột, tranh chấp của các bên rất đơn giản, kết quả của cuộc thương lượng lại phụ thuộc vào thiện chí của các bên. Nếu như trong trường hợp mà đôi bên trong quá trình giải quyết tranh chấp không thể hiện sự tích cực, hợp tác, thiện chí thì việc giải quyết sẽ bị kéo dài ra, thậm chí là không thể nào có thể giải quyết được tranh chấp đó.

- Đối với kết quả của cuộc thương lượng thì nó là những cam kết được thể hiện trong biên bản thỏa thuận của các bên tranh chấp về các giải pháp để loại bỏ được xung đột chung.

Trong vấn đề về lĩnh vực kinh doanh, hoạt động thương mại khi các bên xảy ra tranh chấp với nhau thì có thể thực hiện thương lượng bằng cách gặp mặt trực tiếp và giải quyết vấn đề, hoặc cũng có thể giải quyết bằng thương lượng gián tiếp bằng cách gửi đơn khiếu nại cho các bên còn lại và bên nhận được sẽ trả lời đơn của bạn. Trên thực tế cho thấy việc gửi đơn khiếu nại sẽ do bên bị vi phạm, tức bên bị ảnh hưởng quyền lợi gửi đơn và kèm theo đó là những chứng cứ vi phạm.

Việc làm đại diện kinh doanh

Đối với việc giải quyết tranh chấp trong kinh tế bằng thương lượng thì các bên có thể lựa chọn thời gian và địa điểm để phù hợp với mình hơn.

>> Xem thêm: Cạnh tranh lành mạnh là gì

3. Những ưu và nhược điểm của thương lượng

Những ưu và nhược điểm của thương lượng
Những ưu và nhược điểm của thương lượng

Nhìn chung thì hình thức thương lượng đang nhận được nhiều sự quan tâm và lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Không đơn giản mà nó lại nhận được nhiều sự quan tâm đến như vậy, chắc hẳn nó sẽ có những ưu điểm nhất định đúng không nào? 

Về ưu điểm của hình thức thương lượng:

- Về hình thức thương lượng được diễn ra chỉ có sự đóng góp của các bên có tranh chấp, dựa trên tinh thần tự nguyện các bên, chính vì thế mà sẽ không có sự can thiệp hay ràng buộc của pháp luật. Sẽ không phải chịu những quy định gò bó về quy định và thủ tục chặt chẽ, rườm rà như đối với các hình thức giải quyết khác. Đối với các thành phần tham gia cũng đơn giản, bên cạnh đó thì hình thức này cũng sẽ giảm được mức chi phí tối thiểu cho các bên tham gia.

- Nếu như các bên tham gia giải quyết bằng thương lượng thì hoàn toàn không gặp các vấn đề ảnh hưởng đến uy tín các bên, bởi nếu như thương lượng thì đôi bên sẽ không có sự tham gia của bên khác, không làm lớn chuyện để động đến báo chí, chính vì thế mà uy tín đôi bên luôn được đảm bảo với khách hàng.

- Với phương pháp thương lượng thì đôi bên sẽ không vướng phải sự quy định và sự cưỡng chế của pháp luật. Chính vì thế mà đôi khi sẽ khiến cho bạn cảm thấy dễ dàng thực hiện hơn.

Việc làm trợ lý kinh doanh

Với hàng loạt những ưu điểm như vậy, thế nhưng phương pháp giải quyết bằng thương lượng này vẫn còn đang vướng phải những hạn chế, nhược điểm nhất định. 

Các nhược điểm của hình thức thương lượng
Các nhược điểm của hình thức thương lượng

Các nhược điểm của hình thức thương lượng này:

Đối với quy định pháp luật thì không bắt buộc các bên sẽ phải giải quyết thương lượng như thế nào. Chính vì thế mà việc thương lượng cũng sẽ gặp những vấn đề hạn chế khi không có sự tham gia của pháp luật của cưỡng chế thi hành. Ngay sau khi thỏa thuận, thương lượng xong sẽ có bên không thực hiện đúng như thương thượng bởi nó không có cưỡng chế thực hiện. Hoặc cũng sẽ có những trường hợp các bên không thật sự có thiện chí hợp tác, khiến cho việc thương lượng gặp những vấn đề về thời gian. Điều này phần nào đó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của đôi bên không hề nhỏ.

Như vậy trong việc thực hiện phương pháp thương lượng được nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn hàng đầu cũng sẽ có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Trong quá trình làm ăn và hợp tác giữa các bên thì cũng sẽ có những trường hợp không xảy ra tranh chấp, vậy nếu như bạn không may bạn sẽ phải đi đến phòng thương lượng thì cần phải làm gì để luôn có một cuộc thương lượng chất lượng nhất.

Người tìm việc

>> Xem thêm: Lợi thế cạnh tranh là gì

4. Nguyên tắc thương lượng bạn cần phải nắm vững

Nếu như là một doanh nghiệp thì bạn luôn cần phải nắm vững nguyên tắc trong thương lượng. Các nguyên tắc được thể hiện như sau:

4.1. Luôn giữ bình tĩnh

Luôn giữ bình tĩnh
Luôn giữ bình tĩnh

Đầu tiên, đối với một cuộc chiến “cân não” như thương lương thì các bạn cần phải luôn giữ được sự bình tĩnh. Sự bình tĩnh giúp bạn nhìn nhận được vấn đề, tình hình một cách chính xác và sáng suốt nhất. Rất nhiều người vì không đảm bảo được nguyên tắc trong khi thương lượng này nên đã tự đánh mất đi quyền lợi và có thể nhận về sự thất bại cho mình, thất bại ở đây bảo gồm đó là tổn thất về tinh thần và cả tiền bạc. Chúng ta có thể thấy rõ nhất điều này trong vụ kiện thế kỷ của hoa hậu Phương Nga. Cô đã dùng sự bình tĩnh đỉnh cao của  mình để chiến thắng trong cuộc thương lượng dường như không có hồi kết và có vẻ như là ở sự yếu thế. Và cũng nhờ điều này mà Phương Nga đã nhận lại được những đền bù về tinh thần và tiền bạc xứng đáng. Chính vì thế nên có thể coi sự bình tĩnh dường như la chìa khóa vàng cho một cuộc thương lượng yếu thế nào. 

4.2. Luôn chủ động

Tiếp đó, bạn cần phải có sự chủ động. Việc chủ động của bạn sẽ luôn giúp cho bạn giữ được thế thượng phong trong cuộc thương lượng có thể là không đi đến hồi kết này. Nguyên tắc này được dựa trên kinh nghiệm của những bậc tiền bối đi trước mà các bạn có thể dễ dàng thấy trong các cuộc đi sứ của các nước ngày xưa khi muốn thương thỏa về một vấn đề lãnh thổ nào đó. Người nắm được thế chủ động trong các cuộc thương lượng có thể biết được mình muốn gì, đối thủ muốn gì để từ đó vạch ra các chiến lược tiếp theo để giành được phần chiến thắng. Tuy nhiên chủ động ở đây không có nghĩa là bồng bột và “bứt dây động thủ”, các bạn cần có sự nghiên cứu kỹ lượng trước khi chủ động đưa ra một đề xuất hoặc một ý kiến nào đó. Thương lượng là một cuộc chiến tâm lý, vi vậy quan trọng nhất bạn phải giữ được cái đầu tỉnh táo và chủ động trong thế minh mẫn nhất. Đối với các cuộc thương lượng về kinh tế, doanh nghiệp, các bạn cần chú ý sự chủ động ngay từ bước tìm kiếm đối tượng thương lượng của mình. Hãy nên biết đâu mới là người có khả năng để bạn đàm phán.

Việc làm giám đốc kinh doanh

4.3. Thỏa thuận bằng văn bản

Thỏa thuận bằng văn bản
Thỏa thuận bằng văn bản

Và cuối cùng, dù là trong bất kỳ trường hợp nào, thì thương lượng vẫn luôn cần một sự thỏa thuận bằng “giấy trắng mực đen”. Bản chất của nó là tìm kiếm lợi ích cá nhân trong một cuộc hợp tác nào, cho nên để đảm bảo tốt nhất cho lợi ích của chính mình việc ghi chép lại luôn có được độ rõ ràng, chi tiết và cụ thể cao. Trong  môi trường doanh nghiệp hoặc đàm phán chính trị, ngay từ bước đầu tiên của mỗi cuộc “thương lượng” đều được soạn thảo các văn bản hết sức cẩn thận trên từng câu chữ. Bởi lẽ chỉ cần sai một dấu phẩy thôi cũng khiến chúng ta bị “trôi đi vạn dăm”. Đặc biệt thương lương có giá trị về kinh tế, con người còn mang tính chất pháp lý vì thế nên việc trao đổi thông qua văn bản sẽ làm cơ sở trước tòa khi có kiện cáo xảy ra, cùng với đó thì nó cũng mang một sự đảm bảo lâu dài sau khi cuộc thương lượng kết thúc. Không chỉ vậy, thương lượng bằng văn bản còn giúp tiết kiệm thời gian đàm phán trực tiếp khi ngày nay chúng ta có được sự hỗ trợ của gmail, facebook và nhiều kênh liên lạc điện tử khác.

Việc làm

Như vậy trong bài viết trên đây, chúng tôi đã tổng hợp và đem đến cho bạn những thông tin cần thiết và xoay quanh vấn đề về thương lượng. Đặc biệt là thương lượng trong giải quyết kinh doanh, bạn cần phải nắm chắc để có những cuộc đàm phán thương lượng hiệu quả, chất lượng nhé.

Từ khóa » Thương Lượng Là Gì Có Những Kiểu Thương Lượng Nào