Thương Lượng Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Thương Lượng Và Hòa Giải?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Thương lượng là gì? Hoà giải là gì?
- 2 2. Đặc điểm của thương lượng và hoà giải:
- 3 3. Ưu điểm của thương lượng và hoà giải:
- 4 4. Nhược điểm của thương lượng và hoà giải:
1. Thương lượng là gì? Hoà giải là gì?
- Khái niệm thương lượng: Thương lượng mô tả bất kỳ quá trình giao tiếp giữa các cá nhân nhằm đạt được thỏa hiệp hoặc thỏa thuận với sự hài lòng của cả hai bên. Thương lượng bao gồm kiểm tra các sự kiện của một tình huống, đưa ra cả lợi ích chung và đối nghịch của các bên liên quan và thương lượng để giải quyết càng nhiều vấn đề càng tốt. Thương lượng diễn ra hàng ngày trong gần như mọi khía cạnh của cuộc sống. Các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể phải đối mặt với các cuộc đàm phán hàng ngày khi giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, nhà đầu tư, chủ nợ, cơ quan chính phủ và thậm chí là các thành viên gia đình. Nhiều công ty đào tạo thành viên trong đội ngũ bán hàng của họ về kỹ thuật thương lượng, và nhiều người khác thuê các nhà thương lượng, đàm phán chuyên nghiệp để đại diện cho họ trong các giao dịch kinh doanh. Thương lượng tốt đòi hỏi sự chuẩn bị trước, kiến thức về kỹ thuật thương lượng, đàm phán và thực hành.
- Khái niệm hoà giải: Hòa giải là một công cụ giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, hòa giải là một quá trình dựa trên tự nguyện, linh hoạt, bí mật và cẩn trọng. Các bên tìm cách đạt được một giải quyết tranh chấp hòa giải với sự hỗ trợ của hòa giải viên, người đóng vai trò là một bên thứ ba trung lập.
2. Đặc điểm của thương lượng và hoà giải:
Đặc điểm của thương lượng:
- Các bên tranh chấp tự gặp nhau bàn bạc thỏa thuận:Thương lượng là một trong những hình thức mà các công ty và doanh nghiệp lựa chọn khi có tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế. Các bên sẽ tự tiến hành với nhau tự thỏa thuận về vấn đề đó để loại bỏ đi những tranh chấp mà các bên đang vướng phải mà không cần nhờ vào bên thứ 3 là tòa án hay trọng tài thương mại.Đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng này sẽ dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên, không ép buộc nhau.Hình thức thương lượng này được cho là một trong những phương pháp tối ưu được các doanh nghiệp, công ty lựa chọn vì phương pháp khá là đơn giản, các thủ tục đều được giải quyết một cách nhanh chóng, gọn nhẹ mà không cần sự xuất hiện của mọt bên thứ 3, và hình thức này cũng không tốn kém, hơn hết trong kinh doanh thì các doanh nghiệp đều có những bí mật kinh doanh riêng mà không muốn bị tiết lộ ra ngoài.
- Không chịu bất kì ràng buộc của của nguyên tắc pháp lý hay quy định khuân mẫu nào về giải quyết tranh chấp. Khi đã áp dụng hình thức này thì các bên tranh chấp sẽ lần lượt trình bày các quan điểm cá nhân của mình, các chính kiến của mình trong vấn đề tranh chấp đó để các bên cùng nhau tìm ra những biện pháp thích hợp để có thể tự thỏa thuận và giải quyết ổn thỏa nhất. Hình thức thương lượng thì kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào các bên và không được đảm bảo thi hành. Kết quả thương lượng là những cam kết được thể hiện trong biên bản thỏa thuận của các bên tranh chấp về các giải pháp để loại bỏ được xung đột chung.
Đặc điểm của hòa giải:
- Có sự hiện diện của bên thứ 3 làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.
- Không chịu bất kì ràng buộc của của nguyên tắc pháp lý hay quy định khuân mẫu nào về giải quyết tranh chấp. Kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào các bên và không được đảm bảo thi hành.
Nguyên tắc hòa giải, hoạt động hòa giải cơ sở:
- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.
- Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật hòa giải cơ sở 2013.
- Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
- Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.
3. Ưu điểm của thương lượng và hoà giải:
Ưu điểm của thương lượng:
- Thương lượng luôn có ưu điểm là đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện, ít tốn kém chi phí của các bên.Các bên có tranh chấp xảy ra cũng có thể bảo vệ uy tín cho chính họ, bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.
Ưu điểm của hòa giải: Cơ hội thành công cao hơn vì có người thứ 3 làm trung gian hòa giải cho các bên
Căn cứ tiến hành hòa giải :
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Khi một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải.
- Hòa giải viên sẽ chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải.
- Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải
- Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải.
- Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.
- Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai.
- Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.
- Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.
- Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.
- Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải.
Địa điểm, thời gian hòa giải :
Địa điểm hòa giải sẽ là nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.
Tiến hành hòa giải:
- Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên.Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải. Hòa giải của các bên sẽ được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
- Tùy thuộc vào các vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật hòa giải cơ sở năm 2013. Hòa giải giữa các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau. Trường hợp các bên ở thôn, tổ dân phố khác nhau thì tổ hòa giải ở thôn, tổ dân phố đó phối hợp thực hiện việc hòa giải và thông báo với Trưởng ban công tác Mặt trận tại nơi đó cùng phối hợp thực hiện. Kết thúc hòa giải khi các bên đạt được thỏa thuận , một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải.Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả. Nếu việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành công thì các bên tranh chấp có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, trong quá trình thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, nếu một bên vì sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện được thì có trách nhiệm trao đổi, thỏa thuận với bên kia và thông báo cho hòa giải viên.
4. Nhược điểm của thương lượng và hoà giải:
* Thương lượng: Không được đảm bảo thi hành bởi cơ chế bắt buộc.
* Hòa giải: Uy tín bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng, ngoài ra các bên còn tốn kém chi phí dịch vụ cho người thứ ba đứng ra hòa giải cho các bên.
Từ khóa » Thương Lượng Là Từ Gì
-
Thương Lượng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Thương Lượng - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "thương Lượng" - Là Gì?
-
Thương Lượng Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Thương Lượng Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Thương Lượng Là Gì? Ví Dụ Giải Quyết Tranh Chấp Bằng Thương Lượng
-
Thương Lượng Là Gì ? Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng ...
-
Thương Lượng Là Gì? Thỏa Thuận Bằng Thương Lượng Quy định Như ...
-
THƯƠNG LƯỢNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Thương Lượng Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Nghĩa Của Từ Thương Lượng Là Gì ? Những Vấn Đề Xoay Quanh ...
-
Kết Quả Tìm Kiếm Của 'thương Lượng' : NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
So Sánh Thương Lượng Và Hoà Giải Trong Thương Mại - LuatVietnam
-
Vietgle Tra Từ - Định Nghĩa Của Từ 'thương Lượng' Trong Từ điển Lạc Việt