TÍA TÔ
TÍA TÔ
(Folium Perillae Fructescentis)
Dùng lá (Tô diệp), cành (Tô ngạnh), hạt (Tô tử) của cây Tía tô (Perillafrutescens L. Britton) họ Hoa môi (Lamiacae) Vị cay tính ấm qui kinh Phế, Tỳ.
Thành phần chủ yếu: chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là Perilla Andehit limonen.
Tác dụng dược lý:
- Làm ra mồ hôi, giải cảm.
- Lợi tiểu.
- Trợ tiêu hóa (kiện vị) uống nước sắc làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động dạ dày.
- Tiêu đờm giảm ho, giảm xuất tiết của phế quản (hạt có tác dụng tiêu đờm mạnh hơn)
- Giải ngộ độc ốc cua gây đau bụng, nôn mửa.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
+ Nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.
+ Làm giảm chất xuất tiết của phế quản, làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản. Có tác dụng cầm máu.
+ Chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống thối và ức chế trung khu thần kinh.
+ Nước ngâm kiệt lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như: Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn đại tràng.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Giải cảm phong hàn: Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài Hương tô tán (lá Tía tô 8g, Hương phụ 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, cho thêm Gừng tươi 2 lát sắc nước uống) có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt.
2.Tiêu đờm giảm ho: Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (Tô tử 6-12g, La bạc tử 8-12g, Bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.
3.Lý khí an thai: Trường hợp phụ nữ có mang thai động đau bụng, đau lưng ngực, buồn nôn dùng bài Tử tô ẩm (Tô ngạnh 8g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, sắc nước uống.
4.Kiện vị cầm nôn: Trường hợp nôn ọe, ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn (dạng hư hàn) dùng nước sắc lá tía tô uống với viên Hương sa lục quân 6-8g có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng. Trường hợp nôn thai nghén dùng nước sắc Tô ngạnh uống tốt.
5.Giải độc cua cá: Giã lá tía tô vắt nước uống, hoặc nước sắc lá khô 10g uống lúc nóng. Thường ngày ăn ốc cua hoặc gỏi cá nên kèm ăn rau sống có lá Tía tô. Bài thuốc Tử tô giải độc thang gồm Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.
Ngoài ra có kinh nghiệm dùng Lá tía tô chữa sưng vú (lá tía tô 10g sắc nước uống, bã đắp vú. Hoặc dùng nước sắc lá tía tô còn nóng rửa trị chàm lở bìu dái.
Liều lượng thường dùng: Lượng thường dùng trong các bài thuốc từ 4-12g. Dùng độc vị và thuốc tươi có thể nhiều gấp nhiều lần tùy tình hình bệnh lý.
Chú ý lúc dùng thuốc: Lá tía tô có tác dụng giải cảm phong hàn, giải độc, cành có tác dụng như lá nhưng ít hơn, có tác dụng an thần, còn hạt (Tô tử) chủ yếu là hành khí hóa đờm. Trường hợp BIỂU HƯ TỰ RA MỔ HÔI không dùng.
Từ khóa » Tía Tô Baophuyen
-
TÔ TỬ
-
Tía Tô, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Tía Tô
-
Cây Tô Tử (tía Tô): Tính Vị, Qui Kinh Và Tác Dụng Dược Lý
-
CenDeluxe Hotel - #PhuYenTravelGuide Giờ ăn đến Rồi, Cùng đi Tìm ...
-
Tía Tô - Công Dụng Chữa Bách Bệnh Trong Tự Nhiên| VTC14 - YouTube
-
Bạch Biển Đậu - Dược Liệu Với Nhiều Bài Thuốc Trị Bệnh
-
Hạnh Nhân, Dược Tính Và độc Tính Cần Lưu ý
-
Vẫn Còn Hàng Trăm Nhà Bị Ngập Do ảnh Hưởng Của Mưa Lũ
-
15 Bài Thuốc Kết Hợp Kim Anh Tử Dược Liệu Cực Kỳ Hiệu Quả
-
VỊ THUỐC TANG PHIÊU TIÊU 桑螵蛸
-
Phổ Biến Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca Cho Nông Dân Sông ...