Tiềm Năng ứng Dụng Của Công Nghệ Blockchain Trong Lĩnh Vực ...

Tin tức mới nhất

  • Bản tin kinh tế vĩ mô tháng 10 năm 2024

    18/11/2024

  • Bản tin NCKH số 10 – Tháng 10.2024

    07/11/2024

  • Bản tin kinh tế vĩ mô Quý III năm 2024

    15/10/2024

  • Bản tin NCKH số 9 – Tháng 9.2024

    14/10/2024

  • Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu triển khai Basel III tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”

    10/10/2024

Đọc thêm...

BẢN TIN, NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ

  • Bản tin kinh tế vĩ mô tháng 10 năm 2024

    18/11/2024

  • Bản tin NCKH số 10 – Tháng 10.2024

    07/11/2024

  • Bản tin kinh tế vĩ mô Quý III năm 2024

    15/10/2024

  • Bản tin NCKH số 9 – Tháng 9.2024

    14/10/2024

  • Bản tin kinh tế vĩ mô tháng 8 năm 2024

    16/09/2024

  • Bản tin NCKH số 8 – Tháng 8.2024

    16/09/2024

  • Bản tin kinh tế vĩ mô tháng 7 năm 2024

    14/08/2024

  • Bản tin NCKH số 7 – Tháng 7.2024

    24/07/2024

  • Bản tin kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2024

    19/07/2024

  • Hội thảo khoa học: Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi “tín dụng đen”

    18/07/2024

  • Bản tin NCKH số 6 – Tháng 6.2024

    26/06/2024

  • Bản tin kinh tế vĩ mô tháng 5 năm 2024

    19/06/2024

  • Bản tin NCKH số 5 – Tháng 5.2024

    04/06/2024

  • Bản tin kinh tế vĩ mô tháng 4 năm 2024

    16/05/2024

  • Bản tin NCKH số 4 – Tháng 04.2024

    02/05/2024

Đọc thêm... Tiềm năng ứng dụng của công nghệ Blockchain trong lĩnh vực thanh toán

vienchienluoc 27 Tháng Mười Hai, 2017 Nghiên cứu, trao đổi

Khả năng ứng dụng lớn nhất của Blockchain trong lĩnh vực thanh toán. Blockchain có thể được sử dụng “như một phương thức để thực hiện thanh quyết toán, không phụ thuộc vào SWIFT và các phương tiện thanh toán khác”. Diễn đàn kinh tế thế giới nhận định rằng công nghệ Blockchain “sẽ thay đổi một cách cơ bản cách thức kinh doanh của định chế tài chính trên toàn thế giới” và tiềm năng có thể tạo ra nhiều đổi mới trong lĩnh vực thanh toán.

  1. Khái niệm và những đặc tính công nghệ của Blockchain

Blockchain (Chuỗi khối) là một cấu trúc chuỗi dữ liệu, giúp nó hoạt động như một cuốn sổ cái giao dịch và chia sẻ nó trong mạng lưới phân phối giữa các máy tính. Blockchain sử dụng mã hóa để cho phép mỗi người tham gia trong hệ thống thao tác tại sổ cái một cách an toàn mà không cần một đơn vị trung tâm (FinTech Network, 2016).

Về bản chất, blockchain là một loại sổ cái phân tán (distributed ledger), bao gồm các thông tin được ghi lại bằng kỹ thuật số và được đưa vào trong các gói gọi là khối. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó sử dụng một chữ ký mật mã. Điều này cho phép các chuỗi khối được sử dụng như là một cuốn sổ cái, trong đó thông tin được truy cập và chia sẻ bởi bất cứ ai có quyền truy cập trong khối chuỗi đó. Một khi khối thông tin đã được ghi nhận tại Blockchain thì rất khó có thể thay đổi hoặc xóa bỏ (FinTech Network, 2016). Trong trường hợp có bất kỳ sự thay đổi nào thì hệ thống cũng sẽ ghi nhận lại những thay đổi này. Khi ai đó muốn thêm thông tin, một số thành viên trong mạng lưới blockchain đó (thường được gọi là thợ mỏ – miner) sẽ chạy các thuật toán phức tạp để đánh giá và xác minh các giao dịch được đề xuất.

1

* R3 (R3CEV LLC) là một công ty chuyên về công nghệ sổ cái phân tán (DLT), được hỗ trợ bởi hiệp hội của hơn 70 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới về nghiên cứu và phát triển việc sử dụng cơ sở dữ liệu blockchain trong hệ thống tài chính có trụ sở tại thành phố New York.

Nguồn: Pioneer Discover

Công nghệ Blockchain hiện đã và đang nhận được rất nhiều quan tâm không chỉ của các công ty công nghệ mà còn là của các chính phủ, cơ quan quản lý, các tập đoàn và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, kiểm toán, bảo hiểm, quản lý chuỗi cung ứng, bất động sản, đăng ký sở hữu trí tuệ, lưu trữ dữ liệu…

Công nghệ Blockchain cũng được kỳ vọng mang lại những thay đổi rất đáng tích cực và hứa hẹn mang tới một kỷ nguyên số cho hoạt động tài chính ngân hàng nhờ khả năng đột phá về công nghệ, giúp thay đổi các quy trình nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng, đẩy nhanh tốc độ giao dịch của các dịch vụ, giảm thiểu bớt chi phí vận hành và mang lại độ bảo mật cao trong hoạt động ngân hàng.

Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF) đã kết luận rằng công nghệ Blockchain “sẽ thay đổi một cách cơ bản cách thức kinh doanh của định chế tài chính trên toàn thế giới” trong nghiên cứu mới nhất của họ với tiêu đề “Tương lai cơ sở hạ tầng tài chính” xuất bản tháng 12/2016. Trong nghiên cứu này, WEF khẳng định rằng công nghệ Blockchain “có tiềm năng lớn để thúc đẩy sự tinh giản hóa và tính hiệu quả trong các dịch vụ tài chính và sẽ tác động đến tính phù hợp của các mô hình kinh doanh hiện tại, đặt ra bài toánvề việc thay đổi phương thức quản lý và kinh doanhđối với các nhà quản lý và kinh doanh”.”

  1. Tiềm năng ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực thanh toán

 Blockchain đang tạo ra một sự thay đổi và chuyển đổi chưa từng có trên thế giới đối với các hệ thống thanh toán. Blockchain không chỉ đem lại lợi ích cho khách hàng của ngân hàng, mà còn hướng đến việc tăng cường hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí cho chính các ngân hàng.

Hệ thống thanh toán truyền thống đã và đang chịu rất nhiều áp lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh kể từ khi khủng hoảng tài chính 2008 và đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng đối với các giao dịch thanh toán. Điều này đã dẫn đến việc xuất hiện những người chơi mới trên thị trường như các công ty FinTech nhằm đưa ra các giải pháp về công nghệ – tài chính giải quyết những vấn đề nêu trên bằng cách sử dụng công nghệ Blockchain.

Ông Chris Huls của tổ chức Rabobank cho rằng blockchain có thể được sử dụng “như một phương thức để thực hiện thanh toán, không phụ thuộc vào SWIFT[1] và các phương tiện thanh toán khác”. Theo truyền thống, các giao dịch thanh toán và ngân hàng sẽ phải dựa vào một cơ quan trung tâm/trung gian để thực hiện quyết toán. Blockchain cho phép các đơn vị sử dụng thực hiện và xác minh các giao dịch tài chính trên mạng ngay lập tức mà không cần thông qua cơ quan này.

Ngoài việc đẩy nhanh tốc độ chuyển tiền, Blockchain còn có thể giúp các ngân hàng hoạt động liên tục theo thời gian thực. Điều này phần nào đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng trong việc mong muốn thực hiện giao dịch ngân hàng liên tục, bất cứ lúc nào và bất kể ngày hay đêm. Với những yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn, những khách hàng ngày nay luôn cần và mong muốn các giao dịch thanh toán của họ được thực hiện một cách tốt hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Trong hai năm vừa qua, các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên toàn cầu đặc biệt quan tâm tới công nghệ Blockchain. Các tổ chức này đã chi hàng ngàn đô la nghiên cứu về các khái niệm liên quan đến Blockchain, phát hành ra hàng loạt báo cáo và tham gia vào các đơn vị đa ngành để tìm ra cách sử dụng và ứng dụng công nghệ Blockchain.

WEF dự báo hết năm 2017, 80% ngân hàng sẽ khởi động các dự án về Blockchain. Trong 3 năm 2014-2016 có 1,4 tỷ đô la đã được đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này và 90 ngân hàng trung ương đang quan tâm xem xét công nghệ này.

Dưới đây là phân tích một vài ứng dụng của công nghệ Blockchain trong lĩnh vực thanh toán đã được thực hiện trên thế giới.

Giao thức Blockchain Ripple

Công nghệ Ripple là một “hệ thống thanh toán tổng tức thời theo thời gian thực” (RTGS) để thực hiện việc chuyển tiền và các hoạt động hối đoái. Công nghệ này được ra mắt vào 2012, nhằm mục đích cho phép “giao dịch tài chính toàn cầu được thực hiện an toàn, tức thời và gần như miễn phí ở bất kỳ quy mô nào mà không có tổn thất”. Công nghệ này hỗ trợ các hoạt động thanh toán dựa trên các đơn vị tiền tệ định danh, tiền được mã hóa, hàng hóa hoặc bất kỳ đơn vị giá trị khác.

Các ngân hàng có thể sử dụng công nghệ Ripple như một mã nguồn mở để thanh toán và thay thế cho nhiều đơn vị trung gian trong lĩnh vực thanh toán, qua đó giúp tiết kiệm cho các tổ chức đối tác và khách hàng của mình. Công nghệ Ripple có thể giúp ngân hàng tiết kiệm 33% chi phí hoạt động trong quá trình thanh toán quốc tế và cho phép chuyển tiền theo “Giây”.

Ví dụ, Jame là một khách hàng ở Mỹ muốn chuyển tiền cho Lili ở Singapore. Jame có thể thực hiện chuyển tiền thanh toán cho nhau thông qua hệ thống thanh toán tổng tức thời theo thời gian thực Ripple bằng cách đăng nhập tài khoản của mình tại Ripple và yêu cầu chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của Lili. Điều kiện để thực hiện giao dịch chuyển tiền nêu trên là cả hai ngân hàng của Jame và Lili đều tham gia mạng lưới của Ripple.Ngay lập tức hệ thống Ripple sẽ  tiến hành quá trình Nhận biết khách hàng (Know your customer – KYC) và đánh giá rủi ro khách hàng. Khi các thông tin đã được xác thực, hệ thống sẽ thông báo đến người dùng chi phí chuyển tiền (phí của ngân hàng nhận và phí của ngân hàng gửi tiền), tỷ giá. Nếu khách hàng chấp thuận, giao dịch sẽ được tiến hành. Tất cả các qui trình trên chỉ diễn ra trong vòng 5-10 giây, so với vài ngày của các giao dịch chuyển tiền ngân hàng truyền thống.

Chính vì vậy, Blockchain có thể được sử dụng để thực hiện thanh toán thời gian thực với thời gian thực trên toàn cầu, hoàn toàn minh bạch, chống gian lận về thời gian thực với chi phí hợp lý. Vấn đề duy nhất của công nghệ Ripple là việc công nghệ mạng lưới Blockchain độc quyền này chưa thể kết nối với các hệ thống khác (FinTech Network, 2016). Để kết nối Ripple cho các giao thức Blockchain khác thì cần phát triển, thử nghiệm, ứng dụng một giao thức giữa các sổ cái. Tuy nhiên, việc phát triển, sử dụng các giao thức Blockchain khác vẫn còn hạn chế trong lĩnh vực thanh toán.

Đồng tiền Cuber tại Estonia

Tại Estonia, ngân hàng LHV đang thử nghiệm blockchain thông qua việc giới thiệu các loại đồng tiền có màu được gọi là “Cuber”, vốn là một chứng nhận tiền gửi được bảo vệ bằng mã hóa. Dự án sẽ cho phép 01 chi nhánh của FinTech, Cuber Technology, phát triển ứng dụng di động sử dụng Blockchain để cung cấp chuyển tiền miễn phí trên cơ sở tiền định danh trên mạng ngang hàng (P2P).

Ông Rain Lohmus, Chủ tịch Ban Kiểm soát Ngân hàng LHV, tuyên bố tất cả cơ sở hạ tầng điện tử của chính phủ và tổ chức tài chính của Estonia dựa vào mã khoá công khai, cho phép phát triển Blockchain theo một cách tự nhiên.

Ông Chris Mager thuộc tổ chức BNY Mellon cũng nhấn mạnh, tổ chức VISA Châu Âu Collab và Tập đoàn BTL đang hợp tác với nhau để xây dựng một nền tảng thanh toán mới xuyên biên giới giữa các ngân hàng trong đó sử dụng công nghệ sổ cái phân phối. Dự án sẽ sử dụng nền tảng thanh toán xuyên biên giới của BTL Interbit để tìm ra những phương thức mà một hệ thống sổ cái phân phối (hay còn được gọi là “hợp đồng thông minh”) có thể giảm thiểu tối đa các bất lợi trong việc chuyển tiền trong nước và qua biên giới giữa các ngân hàng. Việc phát triển này có cùng mục tiêu tương tự với Ripple nhưng vì nó dựa trên khái niệm hợp đồng Ethereum thông minh, nên có lẽ sẽ không giống như Ripple, mà có khả năng mở rộng hơn nữa.

Đồng xu thanh toán tiện ích

Bốn ngân hàng lớn trên toàn cầu là UBS, Deutsche Bank, Santander và BNY Mellon đã hợp tác với công ty phát triển Blockchain, Clearmatics và công ty kinh doanh ICAP để tạo ra một đại diện kỹ thuật số mới cho loại tiền tệ định danh kỹ thuật số fiat gọi là “Đồng xu thanh toán tiện ích” (Utility Settlement Coin – USC). Đây là số tiền tương đương tiền mặt của mỗi loại tiền tệ lớn được các ngân hàng trung ương ủng hộ, chẳng hạn như đồng đô la hoặc đồng euro chứ không phải là đồng tiền số mới được phân cấp như bitcoin.

Mặc dù hiện tại vẫn đang ở dạng khái niệm, nhưng đồng xu tiện ích có thể làm giảm các bất lợi trong những kịch bản thanh toán bằng cách cung cấp cơ chế thanh toán nhanh hơn, ít tốn kém hơn so với nền tảng chuyển tiền truyền thống. Các dự án Blockchain như vậy có tiềm năng sẽ tạo ra sự thay đổi lớn đối với các hệ thống thanh quyết toán đang được sử dụng tại các ngân hàng do trong các hệ thống hiện tại thì giao dịch có thể phải mất đến vài ngày để hoàn thiện và tạo ra chi phí lớn cho ngành tài chính ngân hàng.

IBM áp dụng blockchain vào thanh toán quốc tế

IBM đang xây dựng công nghệ blockchain cho 7 ngân hàng lớn nhất của Châu Âu ở lĩnh vực tài chính thương mại quốc tế nhằm xúc tiến thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). 7 ngân hàng gồm có Deutsche Bank, HSBC, KBC, Natixis, Rabobank, Societe Generale và Unicredit.

IBM đang xây dựng chương trình blockchain mới mang tên Chuỗi thương mại điện tử (Digital Trade Chain), nhằm giúp các bên theo dõi, quản lý và giao dịch trên phạm vi quốc tế. Giải pháp công nghệ của IBM sẽ được xây dựng trên khuôn khổ Blockchain mã nguồn mở mang tên Hyperledger Fabric, và sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2017.

  1. Các thách thức đặt ra đối với việc ứng dụng Blockchain vào lĩnh vực thanh toán

Hiện tại, Blockchain là một trong những giải pháp công nghệ được quan tâm nhất để giải quyết một số vấn đề trong ngành ngân hàng và lĩnh vực thanh toán. Tuy nhiên, ngân hàng và các công ty FinTech sẽ phải đối mặt với một số thách thức trước khi Blockchain có thể được ứng dụng một cách đầy đủ như là một phương thức khả thi để tăng cường sự tin tưởng từ công chúng.

Thứ nhất, thách thức về các qui định pháp lý liên quan đến Blockchain. Một vấn đề đặt ra đối với công nghệ Blockchain là việc không chắc chắn về mặt quy định. Hiện tại không có tiêu chuẩn hoặc một tổ chức trung tâm giám sát/quản lý các ứng dụng công nghệ Blockchain nào. Do vậy cần thiết phải có một số hình thức quản lý đối với phương thức công nghệ này. Tuy nhiên tất cả các bên đều sẽ phải thật cẩn trọng trong việc xác định “quyền quản lý” – đơn vị quản lý, nội dung quản lý, quản lý như thế nào, mức độ và phương thức quản lý để giảm thiểu và quản lý được rủi ro nhưng vẫn tạo được động lực cho sự phát triển các ứng dụng mới của Blockchain. Việc xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, điều ước liên quan đến công nghệ Blockchain được các quốc gia và tổ chức quốc tế chấp thuận sẽ mất nhiều thời gian và hợp tác của nhiều bên liên quan.

Thứ hai, thách thức đối với việc đảm bảo tính bảo mật. Hệ thống sổ cái điện tử mở sẽ khiến sự bảo mật dữ liệu khách hàng trở nên khó khăn hơn. Mặc dù điều này có thể được xử lý phần nào đối với Blockchain riêng (Private Blockchain) với những mã hóa phức tạp, thì vẫn có một số quan ngại về vấn đề an ninh mạng cần được giải quyết. Nếu điều này được đảm bảo thì khách hàng mới có thể tin tưởng để ủy thác dữ liệu cá nhân của họ cho các đơn vị sử dụng công nghệ Blockchain.

Thứ ba, thách thức đối với việc phòng chống các rủi ro liên quan đến hành vi trộm cắp danh tính, tài trợ khủng bố và phòng chống rửa tiền… Do tất cả các giao dịch thanh toán dựa trên nền tảng Blockchain đều được thực hiện thông qua mạng internet nên có thể xảy ra những rủi ro đối với hành vi trộm cắp danh tính, tài khoản của người dùng hoặc lập những tài khoản giả để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.

Thứ ba, thách thức đối với việc tích hợp nền tảng công nghệ Blockchain với các hệ thống hiện tại. Như đã từng xảy ra với giao thức công nghệ Ripple, hiện tại, các đơn vị phát triển công nghệ Blockchain vẫn chưa giải quyết được việc làm thế nào để cho các công nghệ Blockchain có thể tích hợp không chỉ với hệ thống ngân hàng và thanh toán hiện tại mà còn kết nối với nhau. Để giải quyết được việc này, cần phải có sự hợp tác và nhất trí giữa các bên liên quan khác nhau và sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Thứ tư, thách thức về khả năng mở rộng qui mô. Một trong những vấn đề đặt ra để phổ biến và ứng dụng công nghệ Blockchain một cách rộng rãi đó là làm sao giải quyết được các vấn đề liên quan đến tốc độ giao dịch, quá trình xác minh với các giới hạn về dữ liệu. Ông Chris Mager của tổ chức BNY Mellon cho rằng sẽ có thể mất từ ​​7 đến 10 năm để phát triển và làm cho hệ thống thanh toán dựa trên Blockchain hoạt động và tích hợp đầy đủ cho thanh toán thương mại và/hoặc thanh toán liên ngân hàng.

  1. Kết luận và gợi mở chính sách cho Việt Nam

Việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực thanh toán tiềm năng sẽ giúp các giao dịch nhanh hơn, giảm xung đột, minh bạch hơn và an toàn hơn. Giải pháp công nghệ blockchain cũng sẽ làm giảm chi phí và gánh nặng hành chính đối với ngân hàng và khách hàng của họ. Ước tính công nghệ Blockchain có thể giúp giảm chi phí cơ sở hạ tầng của ngân hàng khoảng 15-20 tỷ USD mỗi năm tính đến năm 2022 – theo tuyên bố trong “Báo cáo FinTech 2.0” của Santander InnoVentures.

Tuy nhiên, tất cả các bên liên quan tham gia vào quá trình phát triển công nghệ này sẽ phải đối mặt với một số khó khăn và thách thức. Các thách thức về tính bảo mật, khả năng phát triển và thống nhất về các quy định và thách thức về khả năng mở rộng cũng cần được quan tâm tương đương như thách thức về an toàn mạng. Để giải quyết được thách thức này cần thực hiện thông qua Hợp tác và phối hợp giữa các bên liên quan gồm các nhà quản lý, các ngân hàng, các công ty FinTech và các công ty công nghệ. Mặc dù vậy, có 2 điều có thể thấy rõ trong vòng 3 năm qua là: (i) Nhu cầu đổi mới công nghệ của các định chế tài chính và (ii) Với lượng lớn vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ Blockchain trên thế giới thời gian qua đã cho thấy sự hỗ trợ về mặt tài chính và định hướng đầu tư tốt sẽ có thể giúp công nghệ Blockchain tạo ra một trong những cuộc cách mạng lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng.

Ở Việt Nam, công nghệ Blockchain còn khá mới mẻ đối với hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại và cơ quan quản lý chủ yếu vẫn đang trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu về công nghệ Blockchain để đánh giá ưu điểm cũng như rủi ro mà công nghệ Blockchain có thể mang tới cho hệ thống ngân hàng từ đó quyết định việc đầu tư, ứng dụng công nghệ này vào trong hoạt động của mình đối với các ngân hàng thương mại và việc ban hành các qui định quản lý đối với Ngân hàng Nhà nước. Khảo sát của Viện Chiến lược Ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng về mức độ quan tâm và định hướng phát triển liên quan đến các khía cạnh của Cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy các ngân hàng Việt Nam đều có định hướng đầu tư, nâng cấp và phát triển hệ thống công nghệ của mình. Đặc biệt có một số ngân hàng thể hiện sự quan tâm đến một số công nghệ mới hiện đại như Blockchain, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, rô bốt tự động… Với những dự báo tích cực của WEF về sự quan tâm của các ngân hàng trung ương và hệ thống tài chính ngân hàng trên thế giới đối với công nghệ Blockchain, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại Việt Nam cần chủ động nghiên cứu và phối hợp chặt chẽ đối với một số công ty cung cấp giải pháp công nghệ Blockchain uy tín toàn cầu nhằm mục tiêu: (i) Tăng cường nhận thức của cơ quan quản lý và hệ thống ngân hàng về công nghệ Blockchain; (ii) Nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng công nghệ Blockchain vào hệ thống ngân hàng trước tiên là đối với lĩnh vực thanh toán, trong đó nghiên cứu giải pháp phát triển mô hình thử nghiệm (sandbox) ứng dụng công nghệ Blockchain trong thanh toán giá trị thấp; và (iii) Nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý cho ứng dụng công nghệ Blockchain vào hệ thống ngân hàng.

2

ThS. Lê Phú Lộc

Viện Chiến lược ngân hàng

[1]SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế, được thành lập cách đây hơn 35 năm với 239 ngân hàng trên 15 nước tham gia. Hiện nay, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2017-12-27 vienchienluoc

Bài viết liên quan

Vai trò của ngân hàng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững - 09/02/2018 Điều hành chính sách tiền tệ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế của ECB - 02/02/2018 Kinh nghiệm phát triển mạng lưới đại lý cho ngân hàng tại Malaysia - 31/01/2018 Cho vay theo chuỗi giá trị – Chiến lược cho vay nông nghiệp hiệu quả và giải pháp cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam - 22/01/2018 Diễn biến kinh tế quyết định lộ trình bình thường hóa CSTT tại Mỹ và EU - 11/12/2017

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Trang chủ / Liên hệ / Sitemap Phát triển bởi nhóm iSEAS Khoa Hệ thống Thông tin Quản lý Học viện Ngân hàng © Cổng thông tin Khoa học và Công nghệ ngành Ngân hàng Giấy phép hoạt động: 07/GP-TTĐT, cấp ngày 01/02/2016 Đơn vị chủ quản: Viện Chiến lược ngân hàng Trụ sở: Tầng 9, Số 504 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (04) 39366306; Fax: (04) 39361271 Email: vienchienluoc@sbv.gov.vn; Website: https://khoahocnganhang.org.vn

Từ khóa » Blockchain ứng Dụng Trong Ngân Hàng