Tiếng Đức – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tình trạng
  • 2 Ngữ pháp Hiện/ẩn mục Ngữ pháp
    • 2.1 Biến tố danh từ
    • 2.2 Biến tố động từ
    • 2.3 Tiền tố động từ
  • 3 Nhận xét
  • 4 Ghi chú
  • 5 Tham khảo Hiện/ẩn mục Tham khảo
    • 5.1 Tài liệu về mối quan hệ của tiếng Đức
  • 6 Đọc thêm
  • 7 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Wikifunctions
  • Wikivoyage
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Đức
Deutsch
Phát âm[ˈdɔʏtʃ]
Sử dụng tạiChủ yếu là vùng châu Âu nói tiếng Đức, cũng như kiều dân Đức trên toàn cầu
Tổng số người nói90 triệu (2010)[1] tới 95 triệu (2014)[2]người nói L2: 10–15 triệu (2014)[2][3] như một ngoại ngữ: 75–100 triệu[2]
Phân loạiẤn-Âu
  • German
    • German Tây
      • Thượng Đức
        • Tiếng Đức
Dạng chuẩnTiếng Đức chuẩn Đức Tiếng Đức chuẩn Thụy Sĩ Tiếng Đức chuẩn Áo
Hệ chữ viếtLatinh (bảng chữ cái Latinh)Hệ chữ nổi tiếng Đức
Dạng ngôn ngữ kí hiệuNgôn ngữ ký hiệu tiếng Đức, LBG(Lautsprachbegleitende / Lautbegleitende Gebärden)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại 6 quốc gia
  •  Áo
  •  Bỉ
  •  Đức
  •  Liechtenstein
  •  Luxembourg
  •  Thụy Sĩ
3 khu vực khác
  •  Ý (Nam Tyrol)
  • 31 xã tại Ba Lan
  • 9 đô thị tại Brasil
Nhiều tổ chức quốc tế
Quy định bởiKhông có tổ chức chính thức (Phép chính tả được quy định bởi Hội đồng chính tả tiếng Đức[4]).
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1de
ger (B)deu (T)
ISO 639-3tùy trường hợp:deu – Đứcgmh – Thượng Đức trung đạigoh – Thượng Đức cổgct – Đức Colonia Tovarbar – Bayerncim – Cimbriageh – Đức Hutteriteksh – Kölschnds – Hạ Đức[a]sli – Hạ Silesialtz – Luxembourg[b]vmf – Mainfränkischmhn – Móchenopfl – Pfalzpdc – Đức Pennsylvaniapdt – Plautdietsch[c]swg – Đức Schwabengsw – Đức Thụy Sĩuln – Unserdeutschsxu – Thượng Saxonwae – Đức Walserwep – Westfalenhrx – Riograndenser Hunsrückischyec – Jenische
Glottologhigh1287  Thượng Franken[6]uppe1397  Thượng Đức[7]
Linguaspherefurther information52-AC (Continental West Germanic)> 52-ACB (Deutsch & Dutch)> 52-ACB-d (Central German incl. 52-ACB–dl & -dm Standard/Generalised High German)+ 52-ACB-e & -f (Upper German & Swiss German)+ 52-ACB-h (émigré German varieties incl. 52-ACB-hc Hutterite German & 52-ACB-he Pennsylvania German etc.)+ 52-ACB-i (Yenish);Totalling 285 varieties: 52-ACB-daa to 52-ACB-i
  Chính thức, ngôn ngữ số đông   Chính thức, nhưng không phải ngôn ngữ số đông   Ngôn ngữ văn hóa/thiểu số được công nhận   Ngôn ngữ thiểu số không được công nhận
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Một phần của loạt bài về
Văn hóa Đức
Lịch sử
Dân tộc
  • Người Đức
Ngôn ngữ
Ẩm thực
  • Ẩm thực Đức
  • Ẩm thực Baden
  • Ẩm thực Bavaria
  • Ẩm thực Hamburg
  • Ẩm thực Hessia
  • Ẩm thực Hạ Saxon
  • Ẩm thực núi Ore
  • Ẩm thực Palatine
  • Ẩm thực Pomerania
  • Ẩm thực Swabia
  • Danh sách món ăn Đức
Nghệ thuật
  • Kiến trúc
  • Nghệ thuật (nghệ sĩ, họa sĩ)
  • Thời trang
  • Âm nhạc
Văn học
Truyền thông
  • Điện ảnh
Biểu tượng
  • Quốc kỳ
  • Quốc ca
  • Quốc huy
  • flag Cổng thông tin Đức
  • x
  • t
  • s

Tiếng Đức (Deutsch [ˈdɔʏtʃ] ) là một ngôn ngữ German Tây được sử dụng chủ yếu tại Trung Âu. Đây là ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ, và Liechtenstein; đồng thời là một trong những ngôn ngữ chính thức tại Luxembourg và tỉnh Opolskie của Ba Lan. Những ngôn ngữ lớn khác có quan hệ với tiếng Đức gồm những ngôn ngữ thuộc nhánh Tây German khác, như tiếng Afrikaans, tiếng Hà Lan, và tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ German phổ biến thứ nhì trên thế giới, chỉ sau tiếng Anh[8].

Là một trong những ngôn ngữ lớn trên thế giới, tiếng Đức có khoảng 95 triệu người bản ngữ trên toàn cầu và là ngôn ngữ có số người bản ngữ lớn nhất Liên minh châu Âu.[2][9] Tiếng Đức cũng là ngoại ngữ được dạy phổ biến thứ ba ở Hoa Kỳ[10] (sau tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp) và EU (sau tiếng Anh và tiếng Pháp),[11] ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ nhì trong khoa học[12] và ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên Internet (sau tiếng Anh và tiếng Nga).[13] Các quốc gia nói tiếng Đức đứng thứ năm về số đầu sách mới xuất bản hàng năm, với một phần mười số sách trên thế giới (gồm e-book) phát hành bằng tiếng Đức.[14]

Đa phần từ vựng tiếng Đức có gốc German.[15] Một phần được vay mượn từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, và một ít từ hơn mượn từ tiếng Pháp và tiếng Anh. Với những dạng chuẩn khác nhau (tiếng Đức chuẩn Đức, tiếng Đức chuẩn Áo, và tiếng Đức chuẩn Thụy Sĩ), tiếng Đức là một ngôn ngữ đa tâm. Như tiếng Anh, tiếng Đức cũng đáng chú ý vì số lượng phương ngữ lớn, với nhiều phương ngữ khác biệt tồn tại trên thế giới.[2][16] Do sự không thông hiểu lẫn nhau giữa nhiều "phương ngữ" và tiếng Đức chuẩn, và sự thiểu thống nhất về định nghĩa giữa một "phương ngữ" và "ngôn ngữ",[2] nhiều dạng hay nhóm phương ngữ tiếng Đức (như Hạ Đức và Plautdietsch[5]) thường được gọi là cả "ngôn ngữ" và "phương ngữ".[17]

Tình trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân bố xấp xỉ của người bản ngữ tiếng Đức (khoảng 95 triệu) toàn cầu.

  Đức (78.3%)  Áo (8.4%)  Thụy Sĩ (5.6%)  Ý (Nam Tyrol) (0.4%)  Khác (7.3%)

Do sự hiện diện của kiều dân Đức, cũng như việc tiếng Đức là ngoại ngữ phổ biến thứ ba ở cả Hoa Kỳ[10] và EU[18] cùng những yếu tố khác, người nói tiếng Đức hiện diện tại tất cả các châu lục. Về số người nói trên toàn cầu, sự ước tính luôn bị ảnh hưởng bởi việc thiếu nguồn thông tin xác thực và chắc chắn. Thêm vào đó, việc thiếu thống nhất giữa "ngôn ngữ" hay "phương ngữ" (vì lý do chính trị hay ngôn ngữ học) càng gây thêm khó khăn trong tính toán. Dựa trên việc gộp vào hay loại ra một vài dạng ngôn ngữ nhất định, ước tính rằng có khoảng 90–95 triệu người nói tiếng Đức như ngôn ngữ thứ nhất,[2][17][19] 10–25 triệu người nói như ngôn ngữ thứ hai,[2][17] và 75–100 triệu người nói như một ngoại ngữ.[2][3] Như vậy, tổng cộng có chừng 175–220 triệu người nói tiếng Đức toàn cầu.[20]

Ngữ pháp

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Ngữ pháp tiếng Đức

Tiếng Đức là một ngôn ngữ hòa kết (ngôn ngữ biến tố), với ba giống: đực, cái, và trung.

Biến tố danh từ

[sửa | sửa mã nguồn]
Các mạo từ hạn định tiếng Đức (tương đương với "the" tiếng Anh).
Xem thêm thông tin: Giống ngữ pháp trong tiếng Đức

Danh từ được chia theo cách, giống, và số.

  • Bốn cách: danh cách (cách chủ ngữ, cách tên), đối cách (cách trực bổ), sở hữu cách (cách sở hữu) và tặng cách (cách cho, cách tặng).
  • Ba giống: đực, cái và trung. Đuôi từ có thể cho biết giống: ví dụ, những danh từ kết thúc bằng -ung, -schaft, -keit hay heit là giống cái, danh từ kết thúc bằng -chen hay -lein là giống trung và danh từ kết thúc bằng -ismus là giống đực. Số danh từ còn lại khó đoán định hơn, đôi khi phụ thuộc vào vùng miền; và nhiều đuôi không bị giới hạn vế giống, ví dụ -er: Feier (giống cái), bữa tiệc, buổi kỷ niệm, Arbeiter (giống đực), người lao động, và Gewitter (giống trung), dông bão.
  • Hai số: ít và nhiều.

Mức độ biến tố này ít hơn đáng kể so với tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp cổ đại, và tiếng Phạn, và cũng phần nào ít hơn so với tiếng Anh cổ, tiếng Iceland và tiếng Nga. Với ba giống và bốn cách, cộng với số nhiều, có 16 loại danh từ theo giống, số và cách, nhưng chỉ có sáu mạo từ hạn định. Ở danh từ, sự biến tố là nhất thiết đối với từ giống đức mạnh và trung số ít. Tuy nhiên, sở hữu cách và tặng cách đang dần bị mất đi trong đối thoại thông tục. Đuôi danh từ biến cách cho bị xem là "lỗi thời" trong nhiều trường hợp và thường bị bỏ đi, nhưng vẫn còn trong tục ngữ, trong lối nói trang trọng và khi viết. Danh từ giống đực yếu dùng chung một đuôi danh từ trong đối cách, tặng cách và sở hữu cách ở số ít. Danh từ giống cái không biến cách ở số ít. Từ số nhiều có biến tố tặng cách. Tổng cộng, bảy đuôi biến tố (không tính phần chỉ số nhiều) hiện diện trong tiếng Đức: -s, -es, -n, -ns, -en, -ens, -e.

Trong chính tả tiếng Đức, danh từ và đa số các từ có chức năng cú pháp với danh từ được viết hoa ký tự đầu (Am Freitag gehe ich einkaufen – "Vào thứ sáu tôi đi mua sắm.").

Biến tố động từ

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Danh từ tiếng Đức

Các yếu tố ảnh hưởng đến động từ tiếng Đức là:

  • Hai lớp chia động từ chính: yếu và mạnh. Thêm vào đó, có một lớp thứ ba, gọi là "động từ hỗn hợp", với cả đặc điểm của động từ yếu và mạnh.
  • Ba ngôi: thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
  • Hai số: số ít và số nhiều.
  • Ba trạng: trạng trình bày, trạng mệnh lệnh và trạng cầu khẩn
  • Hai dạng: chủ động và bị động. Dạng bị động dùng động từ hỗ trợ và được chia thành tĩnh và động. Dạng tĩnh dùng động từ to be (sein). Dạng động dùng động từ "to become (werden).
  • Hai thì không có động từ hỗ trợ (thì hiện tại và thì quá khứ) và bốn thì với động từ hỗ trợ (thì hiện tại hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành, thì tương lai và thì tương lai hoàn thành).

Tiền tố động từ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ý nghĩa của động từ có thể được mở rộng và thay đổi bởi việc sử dụng tiền tố. Ví dụ tiền tố zer- chỉ sự phá hủy, như zerreißen (xé rách ra), zerbrechen (đập vỡ ra), zerschneiden (cắt ra). Một số tiền tố khác chỉ mang ý nghĩa mơ hồ nào đó; ver- đi cùng một số lớn động từ với ý nghĩa đa dạng, versuchen (thử) từ suchen (tìm kiếm), vernehmen (dò hỏi) từ nehmen (lấy), verteilen (phân bổ) từ teilen (chia sẻ), verstehen (hiểu) từ stehen (đứng).

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Đức là ngôn ngữ có sự khác biệt mạnh giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ viết sử dụng rất nhiều cấu trúc mệnh đề quan hệ nhúng nhưng nó gần như không bao giờ được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Trong giao tiếp hàng ngày, mệnh đề quan hệ con (hay còn gọi là câu phụ, nebensatz) hay được sử dụng và luôn luôn được nói kèm với từ quan hệ. Việc giản lược bất kỳ các cấu trúc ngữ pháp nào kể cả trong văn phong nói (chẳng hạn giản lược từ quan hệ như trong tiếng Anh) cũng đều bị coi là sai ngữ pháp.

Cụm danh từ ghép lúc nào cũng được viết liền nhau và giống như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nga,..., nó được sắp xếp ngược (stacked backward). Ví dụ:

Xô: Eimer

Nước: Wasser

=> Xô nước: Wassereimer.

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The status of Low German as a German variety or separate language is subject to discussion.[5]
  2. ^ The status of Luxembourgish as a German variety or separate language is subject to discussion.[2]
  3. ^ The status of Plautdietsch as a German variety or separate language is subject to discussion.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mikael Parkvall, "Världens 100 största språk 2010" (The World's 100 Largest Languages in 2010), in Nationalencyklopedin
  2. ^ a b c d e f g h i j Ammon, Ulrich (tháng 11 năm 2014). “Die Stellung der deutschen Sprache in der Welt” (bằng tiếng Đức) (ấn bản thứ 1). Berlin, Germany: de Gruyter. ISBN 978-3-11-019298-8. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2015.[cần số trang]
  3. ^ a b “Special Eurobarometer 386: Europeans and their languages” (PDF) (report). European Commission. tháng 6 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ “Rat für deutsche Rechtschreibung – Über den Rat”. Rechtschreibrat.ids-mannheim.de. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2010.
  5. ^ a b c Jan Goossens: Niederdeutsche Sprache: Versuch einer Definition. In: Jan Goossens (Hrsg.): Niederdeutsch: Sprache und Literatur. Karl Wachholtz, 2. Auflage, Neumünster 1983, S. 27; Willy Sanders: Sachsensprache, Hansesprache, Plattdeutsch: sprachgeschichtliche Grundzüge des Niederdeutschen. Vandenhoeck & Ruprecht, Göttingen 1982, ISBN 3-525-01213-6, S. 32 f.; Dieter Stellmacher: Niederdeutsche Sprache. 2. Auflage, Weidler, Berlin 2000, ISBN 3-89693-326-4, S. 92.
  6. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Thượng Franken”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  7. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Thượng Đức”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  8. ^ “Which Languages Are Germanic Languages?”. WorldAtlas (bằng tiếng Anh). 15 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  9. ^ “German 'should be a working language of EU', says Merkel's party”. The Daily Telegraph. ngày 18 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ a b Modern Language Association, February 2015, Enrollments in Languages Other Than English in United States Institutions of Higher Education, Fall 2013 Lưu trữ 2015-04-04 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2015.
  11. ^ “More than 80% of primary school pupils in the EU were studying a foreign language in 2013” (PDF). Eurostat. ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.
  12. ^ “Why Learn German?”. Goethe Institute. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2014.
  13. ^ “Usage Statistics of Content Languages for Websites, January 2015”.
  14. ^ “Why Learn German?”. SDSU – German Studies Department of European Studies. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2014.
  15. ^ European Commission (2004). “Many tongues, one family. Languages in the European Union” (PDF). Europa (web portal). Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  16. ^ Template:German L1 speakers outside Europe
  17. ^ a b c Tổng của tiếng Đức chuẩn Đức, Thụy Sĩ, và tất cả những phương ngữ Đức phải "tiếng Đức chuẩn" theo Ethnologue (18th ed., 2015)
  18. ^ “Foreign language learning statistics - Statistics Explained”. Ec.europa.eu. ngày 17 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2016.
  19. ^ Marten, Thomas; Sauer, Fritz Joachim biên tập (2005). Länderkunde – Deutschland, Österreich, Schweiz und Liechtenstein im Querschnitt [Regional Geography – An Overview of Germany, Austria, Switzerland and Liechtenstein] (bằng tiếng Đức). Berlin: Inform-Verlag. tr. 7. ISBN 3-9805843-1-3.
  20. ^ “The most spoken languages worldwide (speakers and native speaker in millions)”. New York, USA: Statista, The Statistics Portal. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015. Native speakers=105, total speakers=185

Tài liệu về mối quan hệ của tiếng Đức

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Johannes Bechert/Wolfgang Wildgen: Einführung in die Sprachkontaktforschung. Darmstadt, Wiss. Buchgesellschaft, 1991
  • Csaba Földes: Kontaktdeutsch. Zur Theorie eines Varietätentyps unter transkulturellen Bedingungen von Mehrsprachigkeit. Tübingen, Verlag Gunter Narr, 2005
  • Claudia Maria Riehl: Sprachkontaktforschung. Tübingen, Narr, 2004

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Michael Clyne, The German Language in a Changing Europe (1995) ISBN 0-521-49970-4
  • George O. Curme, A Grammar of the German Language (1904, 1922) — the most complete and authoritative work in English
  • Anthony Fox, The Structure of German (2005) ISBN 0-19-927399-5
  • W.B. Lockwood, German Today: The Advanced Learner's Guide (1987) ISBN 0-19-815850-5
  • Ruth H. Sanders. German: Biography of a Language (Oxford University Press; 2010) 240 pages. Combines linguistic, anthropological, and historical perspectives in a "biography" of German in terms of six "signal events" over millennia, including the Battle of Kalkriese, which blocked the spread of Latin-based language north.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Có sẵn phiên bản Tiếng Đức của Wikipedia, bách khoa toàn thư mở Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tiếng Đức. Wikibooks có thêm thông tin về Tiếng Đức
Wiktionary
Wiktionary
Wiktionary có sẵn các định nghĩa trong: Tiếng Đức
  • German (language) trên DMOZ
  • The Goethe Institute: German Government sponsored organisation for the promotion of the German language and culture.
  • Learn to Speak German Lưu trữ 2013-06-08 tại Wayback Machine Student Resource
  • Free German Language Course Lưu trữ 2013-02-17 tại Wayback Machine
  • The Leo Dictionaries: A German language portal featuring German-English, German-French, German-Spanish, German-Italian, German-Chinese and German-Russian dictionaries, with forums and a search function
  • x
  • t
  • s
Những ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Ba Lan
  • Tiếng Bồ Đào Nha
  • Tiếng Bulgaria
  • Tiếng Đan Mạch
  • Tiếng Đức
  • Tiếng Estonia
  • Tiếng Hà Lan
  • Tiếng Hungary
  • Tiếng Hy Lạp
  • Tiếng Ireland
  • Tiếng Latvia
  • Tiếng Litva
  • Tiếng Malta
  • Tiếng Phần Lan
  • Tiếng Pháp
  • Tiếng Romania
  • Tiếng Séc
  • Tiếng Slovak
  • Tiếng Slovene
  • Tiếng Tây Ban Nha
  • Tiếng Thụy Điển
  • Tiếng Ý
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tiếng_Đức&oldid=71541156” Thể loại:
  • Tiếng Đức
  • Ngôn ngữ tại Áo
  • Ngôn ngữ tại Bỉ
  • Ngôn ngữ tại Đan Mạch
  • Ngôn ngữ tại Đức
  • Ngôn ngữ tại Hungary
  • Ngôn ngữ tại Liechtenstein
  • Ngôn ngữ tại Luxembourg
  • Ngôn ngữ tại Namibia
  • Ngôn ngữ tại Thụy Sĩ
  • Ngôn ngữ tại Trentino-Nam Tirol
  • Các ngôn ngữ Đức cao địa
  • Ngôn ngữ hòa kết
  • Ngôn ngữ V2
Thể loại ẩn:
  • Pages using the Phonos extension
  • Nguồn CS1 tiếng Đức (de)
  • Bài viết có chú thích không đầy đủ
  • Bài viết có văn bản tiếng Đức
  • Nguồn CS1 tiếng Anh (en)
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
  • Bài có liên kết hỏng
  • Trang sử dụng liên kết tự động ISBN
  • Bài cơ bản
  • Bài viết chứa liên kết DMOZ
  • Bài cơ bản dài trung bình

Từ khóa » Germany Trọng âm