Tiếng Ru – Tố Hữu - Đề đọc Hiểu Ngữ Văn 12 Có đáp án

    • Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4
Mời bạn trải nghiệm Giao diện mới của VnDoc Pro. Thử ngay! Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm VnDoc.com Thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia Đề đọc hiểu môn Ngữ Văn Thi THPT Quốc gia môn Văn Tiếng ru – Tố HữuĐề đọc hiểu Ngữ văn 12 có đáp án 8 25.001Tải về Bài viết đã được lưu Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Đọc - hiểu văn bản Tiếng ru

  • Đề Đọc - hiểu văn bản Tiếng ru - Đề 1
  • Đáp án Đề Đọc - hiểu văn bản Tiếng ru - Đề 1
  • Đề Đọc - hiểu văn bản Tiếng ru - Đề 2
  • Đáp án Đề Đọc - hiểu văn bản Tiếng ru - Đề 2

Tiếng ru – Tố Hữu do VnDoc biên soạn bám sát thể loại văn nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận, ôn thi học kì. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Đề Đọc - hiểu văn bản Tiếng ru - Đề 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

Tre già yêu lấy măng non

Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày.

Mai sau con lớn hơn thày

Các con ôm cả hai tay đất tròn.

(Trích "Tiếng ru" ,Tố Hữu, NXB Văn học - 1961)

Câu 1 (0.5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0.5đ): Khổ thơ đầu gợi anh/chị liên tưởng đến truyền thống đạo lí nào của dân tộc?

Câu 3 (1đ): Xác định và nêu tác dụng của các câu hỏi tu từ trong khổ thơ thứ nhất.

Câu 4 (1đ): Hình ảnh mẹ và con trong khổ thơ thứ hai gợi cho anh/chị những suy nghĩ, tình cảm gì?

Đáp án Đề Đọc - hiểu văn bản Tiếng ru - Đề 1

Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2: Khổ thơ đầu gợi liên tưởng đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung của dân tộc.

Câu 3:

- Câu hỏi tu từ: “Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?” và “Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?”

- Tác dụng:

+ Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn.

+ Khơi gợi liên tưởng phong phú của người đọc.

+ Nhấn mạnh triết lí “Uống nước nhớ nguồn” và khẳng định con người sống phải có lòng thủy chung, không bao giờ quên đi nguồn cội bởi quê hương, gia đình dù nhỏ bé, giản dị thì vẫn là cái gốc để con người phát triển.

Câu 4:

Hình ảnh mẹ và con trong khổ thơ thứ hai gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về tình cảm gia đình và cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người:

+ Mẹ sinh thành, yêu thương, che chở và nuôi nấng con khôn lớn. Tình cảm gắn bó ấy giống như “Tre già yêu lấy măng non”.

+ Khi con lớn lên, con sẽ trưởng thành và đi đến những chân trời mới, gặp nhiều điều mới mẻ.

+ Tình cảm gia đình và hình ảnh mẹ vẫn không phai mờ trong con.

+ Cũng giống như tre già măng mọc, các thế hệ sau vẫn sẽ tiếp tục phát triển.

Đề Đọc - hiểu văn bản Tiếng ru - Đề 2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Con ong làm mật, yêu hoaCon cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trờiCon người muốn sống, con ơiPhải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêmMột thân lúa chín, chẳng nên mùa vàngMột người - đâu phải nhân gianSống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

(Trích Tiếng ru – Tố Hữu; In trong tập Gió lộng; NXB Văn học - 1961)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 2 (0,5đ): Đoạn thơ đề cập đến nội dung gì?

Câu 3 (1đ): Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Con ong làm mật, yêu hoa/Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời.

Câu 4 (0,5đ): Ghi lại cảm xúc của anh/chị về hai câu thơ: Con người muốn sống, con ơi/Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Câu 5 (1,5đ): Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về lẽ sống của con người trong xã hội ngày nay? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 15 dòng).

Đáp án Đề Đọc - hiểu văn bản Tiếng ru - Đề 2

Câu 1 (0,5đ):

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2 (0,5đ):

Nội dung đoạn thơ: Từ mối quan hệ gắn bó giữa các sự vật trong tự nhiên (con ong, con cá, con chim, cây lúa...) với môi trường sống và đồng loại, đoạn thơ thể hiện lẽ sống con người: Hãy sống yêu thương; tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng.

Câu 3 (1đ):

Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ: liệt kê, lặp cấu trúc ngữ pháp, điệp từ, nhân hóa...

Tác dụng: Tạo nhịp điệu thơ hài hòa, cân đối, thiết tha; Nhấn mạnh sự gắn bó của sự vật với môi trường sống...

Câu 4 (0,5đ):

Ý nghĩa 2 câu thơ: Muốn sống cuộc sống có ý nghĩa thì mỗi cá nhân phải có sự gắn bó, hoà hợp với mọi người. Không chỉ có sự gắn bó, hoà hợp mà chúng ta còn phải yêu thương, đồng cảm, chia sẻ với mọi người để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 5 (1,5đ):

- Gợi ý đoạn văn về lẽ sống của con người trong xã hội hiện nay:

Mỗi người cần có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình, sống có ích, hướng đến những điều tốt đẹp, cống hiến cho xã hội.

Sống yêu thương, chan hòa với những người xung quanh, có ý thức đoàn kết với mọi người để tạo thành khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

-------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Tiếng ru – Tố Hữu. Bài viết đã gửi tới bạn đọc những mẫu bài đọc hiểu Tiếng ru. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết 8 25.001Chia sẻ bài viết
  • Chia sẻ bởi: Cô Độc
  • Ngày: 15/07/2023
Tải về Bản in Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêmTìm thêm: Đề đọc hiểu lớp 12 Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 có đáp án Đề đọc hiểu văn bảnSắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhấtXóa Đăng nhập để Gửi

Tham khảo thêm

  • Nghị luận xã hội Tài sản có giá trị nhất trên đời mà bạn có thể sở hữu chính là một thái độ sống tích cực

  • Suy nghĩ về câu nói: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

  • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt ngắn nhất

  • Phân tích chi tiết nụ cười của nhân vật Tràng và giọt nước mắt của bà cụ Tứ

  • Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề Những đứa con trong gia đình

  • Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác

  • Tuyển tập các bài văn nghị luận xã hội lớp 12 (Phần 1)

  • Tổng hợp mở bài, kết bài các tác phẩm học kì 2 lớp 12 môn Ngữ Văn

  • Cảm nhận về tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc trong bài Tây Tiến

  • So sánh hình ảnh bát cháo hành trong Chí Phèo và cháo cám trong Vợ nhặt

  • Thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

  • Đề đọc hiểu môn Ngữ Văn

  • Thi THPT Quốc gia môn Văn

  • Lớp 12

  • Ngữ văn lớp 12

Ngữ văn lớp 12

  • Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác

  • Cảm nhận về tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc trong bài Tây Tiến

  • Suy nghĩ về câu nói: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

  • Tuyển tập các bài văn nghị luận xã hội lớp 12 (Phần 1)

  • Tóm tắt Hồn Trương Ba da hàng thịt ngắn nhất

  • Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề Những đứa con trong gia đình

Xem thêm

Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản Con Ong Làm Mật Yêu Hoa