Tiếng Trung Quốc - Wikipedia

Bài này viết về tiếng Trung Quốc, bao gồm nhiều dạng. Đối với dạng chuẩn, xem Hán ngữ tiêu chuẩn. Đối với các ngôn ngữ khác ở Trung Quốc, xem Ngôn ngữ tại Trung Quốc. Đối với các dạng khác, xem Ngữ tộc Hán.
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. (tháng 10/2024)
Tiếng Trung Quốc
汉语/漢語 Hànyǔ, 华语/華語 Huáyǔ hay 中文 Zhōngwén
Hànyǔ (Hán ngữ) viết rằng chữ Hán phồn thể (trên) và giản thể (giữa) và Zhōngwén (Trung văn) (dưới)
Sử dụng tạiTrung QuốcĐài Loan
Tổng số người nói1,4 tỉ
Dân tộcNgười Hán
Phân loạiHán-Tạng
  • Gốc Hán
    • Tiếng Trung Quốc
Ngôn ngữ tiền thânTiếng Trung Quốc thượng cổ
  • Tiếng Trung Quốc trung đại
    • Tiếng Trung Quốc
Dạng chuẩnTiếng Trung Quốc chuẩn Tiếng Quảng Châu
Phương ngữQuan thoại Tấn Ngô Cám Tương Mân Khách Gia Quảng Đông (Việt) Bình Huy Châu
Hệ chữ viếtChữ Hán (giản thể và phồn thể)Chuyển tự:Chú âm phù hiệu Bính âm (chữ Latinh)Tiểu nhi kinh (chữ Ả Rập)Dungan (chữ Kirin)Chữ nổi tiếng Trung QuốcChữ 'Phags-pa
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại Tiếng Quan thoại
  •  Trung Quốc Singapore Đài Loan
Tiếng Quảng Đông:
  •  Hồng Kông Ma Cao
Quy định bởiQuốc gia Ngữ Ngôn Văn Tự Công Tác Ủy viên Hội (Trung Quốc)[1]Quốc Ngữ Suy Hành Ủy viên Hội (Đài Loan)Công Vụ Viên Sự Vụ Cục (Hồng Kông)Tân Gia Ba Suy Quảng Hóa Ngữ Lý Sự Hội (Singapore)Mã Lai Tây Á Hoa Ngữ Quy Phạm Lý Sự Hội (Malaysia)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1zh
chi (B)zho (T)
ISO 639-3tùy trường hợp:cdo – Mân Đôngcjy – Tấncmn – Quan thoạicpx – Phủ Tiênczh – Huy Châuczo – Mân Trunggan – Cámhak – Khách Giahsn – Tươngmnp – Mân Bắcnan – Mân Namwuu – Ngôyue – Quảng Đôngoch – Trung Quốc thượng cổltc – Trung Quốc trung đạilzh – Văn ngôn
Glottologsini1245
Linguasphere79-AAA
Bản đồ phân bố tiếng Trung Quốc

Bản màu:

  Những nước nơi tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ hành chính hay bản ngữ số đông   Những nước nơi tiếng Trung Quốc có hơn 5 triệu người nói tiếng Trung Quốc   Những nước nơi tiếng Trung Quốc có hơn 1 triệu người nói tiếng Trung Quốc   Những nước nơi tiếng Trung Quốc có hơn 500.000 người nói tiếng Trung Quốc   Những nước nơi tiếng Trung Quốc có hơn 100.000 người nói tiếng Trung Quốc   Những tụ điểm người nói tiếng Trung
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Hán ngữ
Phồn thể漢語
Giản thể汉语
Nghĩa đenTiếng Hán
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữHànyǔ
Wade–GilesHan4-yu3
Bính âm Thông dụngHàn-yǔ
Latinh hóa YaleHàn-yǔ
IPA[xân.ỳ]
Tiếng Ngô
Latinh hóahoe3 nyiu2
Tiếng Khách Gia
Latinh hóaHon Ngi
Tiếng Quảng Châu
Latinh hóa Yalehon yúh
IPA[hɔ̄ːn.jy̬ː]
Việt bínhHon3 jyu5
Latinh hóa tiếng Quảng Đônghon3 yü5
Tiếng Mân Nam
POJ tiếng Mân Tuyền ChươngHàn-gí, Hàn-gú
Tiếng Mân Đông
Phiên âm Bình thoại tiếng Phúc ChâuHáng-ngṳ̄
Trung văn
Tiếng Trung中文
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữZhōngwén
Wade–GilesChung1-wên2
Bính âm Thông dụngjhong-wún
Latinh hóa Yalejūng-wén
IPA[ʈʂʊ́ŋ.wə̌n]
Tiếng Ngô
Latinh hóatson1 ven1
Tiếng Khách Gia
Latinh hóaChung-Vun
Tiếng Quảng Châu
Latinh hóa YaleJūng mán
Việt bínhZung1 man4*2
Latinh hóa tiếng Quảng ĐôngZung1 men4*2
Tiếng Mân Nam
POJ tiếng Mân Tuyền ChươngTiong-bûn
Tiếng Mân Đông
Phiên âm Bình thoại tiếng Phúc ChâuDṳng-ùng

Tiếng Trung Quốc (giản thể: 中国话; phồn thể: 中國話; Hán-Việt: Trung Quốc thoại; bính âm: Zhōngguó huà), còn gọi là tiếng Trung, tiếng Hoa, tiếng Hán, tiếng Tàu, Trung văn (中文 Zhōng wén), Hoa ngữ (華語/华语 Huá yǔ), Hoa văn (華文/华文), Hán ngữ (漢語/汉语 Hàn yǔ), là một nhóm các ngôn ngữ tạo thành một ngữ tộc trong ngữ hệ Hán-Tạng. Một số ngôn ngữ học gọi tiếng Trung là ngữ tộc Hán (Tiếng Anh: Chinese languages hoặc Sinitic languages) nhằm nhấn mạnh tiếng Trung là một nhóm các ngôn ngữ khác nhau chứ không phải là một ngôn ngữ duy nhất. Tiếng Trung là tiếng mẹ đẻ của người Hán, chiếm đa số tại Trung Quốc và là ngôn ngữ chính hoặc phụ của các dân tộc thiểu số tại đây. Gần 1,2 tỉ người (chừng 16% dân số thế giới) có tiếng mẹ đẻ là một biến thể tiếng Hoa nào đó.

Các dạng tiếng Trung Quốc khác nhau thường được người bản ngữ coi là các phương ngữ của cùng một ngôn ngữ. Tuy nhiên, do không có tính thông hiểu lẫn nhau (mutual intelligibility), chúng được nhiều nhà ngôn ngữ học coi là các ngôn ngữ riêng biệt trong cùng một họ ngôn ngữ, giống như kiểu nhóm ngôn ngữ Rôman.[a] Ngành nghiên cứu về mối quan hệ lịch sử giữa các thứ tiếng Trung Quốc vẫn còn khá non trẻ. Hiện tại, hầu hết các phân loại đều xếp từ 7 đến 13 nhóm khu vực chính dựa trên sự phát triển ngữ âm từ tiếng Hán trung cổ, trong đó ngôn ngữ được nói nhiều nhất cho đến nay là tiếng Quan Thoại (với khoảng 800 triệu người nói, tương đương 66%), tiếp theo là nhánh Mân (75 triệu, ví dụ tiếng Mân Nam), nhánh Ngô (74 triệu, ví dụ tiếng Thượng Hải), và nhánh Quảng Đông (68 triệu, ví dụ tiếng Quảng Châu).[3] Các nhánh này không thể thông hiểu lẫn nhau, và nhiều phân nhóm của chúng không thể hiểu được các tiếng khác trong cùng một nhánh (ví dụ: Mân Nam). Tuy nhiên, có những khu vực chuyển tiếp nơi các ngôn ngữ từ các nhánh khác nhau chia sẻ đủ đặc điểm để có một số sự thông hiểu hạn chế, bao gồm tiếng Tân Tương với Quan thoại Tây Nam, tiếng Tuyên Châu với Quan thoại Hạ Giang, tiếng Tấn với Quan thoại Trung Nguyên và một số phương ngữ của tiếng Khách Gia với tiếng Cám (mặc dù không thể thông hiểu tiếng Khách Gia chính thống). Tất cả các phương ngữ tiếng Trung Quốc đều có thanh điệu và phần lớn là ngôn ngữ đơn lập.

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Trung Quốc là một phần của ngữ hệ Hán-Tạng, cùng với tiếng Miến, tiếng Tạng và nhiều ngôn ngữ khác phân bố khắp Himalaya và các vùng lân cận.[4] Dù mối quan hệ giữa các ngôn ngữ trong ngữ hệ này đã được đề xuất từ thế kỷ XIX và nay được chấp nhận rộng rãi, việc phục nguyên tiếng Hán-Tạng nguyên thủy khi so với tiếng Ấn-Âu nguyên thủy thì kém hoàn chỉnh hơn nhiều. Những khó khăn trong phục nguyên bao gồm sự đa dạng nội tại của hệ, sự thiếu vắng biến tố ở nhiều ngôn ngữ, và ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ. Hơn nữa, nhiều ngôn ngữ nhỏ có mặt ở vùng núi khó tiếp cận, và thường cũng ở khu vực biên giới nhạy cảm.[5] Thiếu sự phục nguyên chắc chắn của tiếng Hán-Tạng nguyên thủy, cấu trúc thượng tầng của ngữ hệ hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ.[6] Ngữ hệ Hán-Tạng thường được tạm chia làm hai ngữ tộc: Hán và Tạng-Miến.[7]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Những di tích chữ Hán cổ nhất có niên đại từ thời nhà Thương (khoảng 1250 TCN). Những đặc điểm ngữ âm của tiếng Hán thượng cổ có thể được tái dựng dựa trên cách gieo vần trong những bài thơ cổ. Thiết Vận, một từ điển vần, cho ta biết những nét khác biệt giữa tiếng Hán miền bắc và nam đương thời. Trong thời kỳ Nam-Bắc triều, tiếng Hán trung cổ trải qua nhiều sự biến đổi âm vị và chia tách thành nhiều phân chi. Triều đình nhà Minh và thời đầu nhà Thanh sau đó đã sử dụng một dạng ngôn ngữ chung gọi là "Quan thoại". Hán ngữ tiêu chuẩn được tiếp nhận vào thập kỷ 1930, ngày nay được coi là ngôn ngữ chính ở cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan.

Các biến thể của Tiếng Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Phương ngữ tiếng Hán

Các biến thể của tiếng Trung Quốc thường được người bản ngữ coi như những "phương ngôn" của một ngôn ngữ duy nhất, song các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng tiếng Trung Quốc với mức độ đa dạng đa dạng ngang với một ngữ tộc.[b] Sự đa dạng của tiếng Trung Quốc có thể được so sánh với ngữ tộc Rôman, thậm chí còn đa dạng hơn. Có từ 7 đến 13 phân chi tiếng Trung Quốc chính (tùy theo phân loại), trong đó phân chi quan thoại có số lượng người nói đông nhất (khoảng 960 triệu, ví dụ tiếng Quan thoại Tây Nam), theo sau là Ngô (xấp xỉ 80 triệu, ví dụ tiếng Thượng Hải), rồi Mân (trên 70 triệu, ví dụ tiếng Mân Nam) và Quảng Đông (còn gọi là Việt) (trên 60 triệu, ví dụ tiếng Quảng Châu), v.v... Các phân chi trên đều không thông hiểu lẫn nhau, và thậm chí những nhóm phương ngữ trong phân chi Mân cũng không thông hiểu lẫn nhau. Tuy vậy, có trường hợp như tiếng Tương và một số phương ngữ Quan thoại Tây Nam có thể hiểu nhau ở một mức độ nào đó. Mọi phân chi tiếng Trung Quốc đều có thanh điệu và là ngôn ngữ đơn lập phân tích tính. Hán ngữ tiêu chuẩn (phổ thông thoại/quốc ngữ/Hoa ngữ) là dạng chuẩn hóa tiếng Trung Quốc nói, dựa trên cách phát âm của tiếng Bắc Kinh thuộc phân chi Quan thoại. Đây là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), và là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore. Hán ngữ tiêu chuẩn cũng là một trong sáu ngôn ngữ của Liên Hợp Quốc. Hán ngữ tiêu chuẩn là cầu nối giữa các "phương ngôn" không thể thông hiểu lẫn nhau.

Jerry Norman ước tính rằng có hàng trăm biến thể tiếng Trung không thông hiểu lẫn nhau.[8] Một số biến thể có thể được xem như những dãy phương ngữ, tức những nơi gần nhau thì có thể hiểu tiếng nói của nhau, nhưng càng xa nhau thì khác biệt càng lớn.[9] Nói chung, miền nam Trung Quốc lắm đồi núi thì độ đa dạng về "phương ngôn" hơn hẳn vùng bình nguyên Hoa Bắc. Có những khu vực ở Nam Trung Quốc mà người nói phương ngữ của một thành phố lớn cũng chỉ hiểu "sơ sơ" tiếng nói của vùng lân cận. Ví dụ, Quảng Châu cách Ngô Châu 120 dặm (190 km) đường sông, nhưng dạng tiếng Quảng Đông ở Quảng Châu lại giống với của Ngô Châu hơn giống của Đài Sơn, dù Đài Sơn chỉ cách Quảng Châu 60 dặm (95 km).[10] Có những nơi ở Phúc Kiến mà tiếng nói của một huyện (hay thậm chí một làng) không thể thông hiểu với của huyện (hay làng) kế bên.[11]

Cho đến tận nửa cuối thế kỷ XX, người nhập cư gốc Hoa ở Đông Nam Á và Bắc Mỹ chủ yếu đến từ vùng duyên hải đông nam, nơi các phương ngôn Mân, Khách Gia và Quảng Châu hiện diện.[12] Đa số người Bắc Mỹ gốc Hoa có gốc tích ở Đài Sơn và có tổ tiên nói phương ngữ này.[13]

Các phương ngôn thường được xếp vào bảy nhóm:[14][15]

  • Quan thoại: có Hán ngữ tiêu chuẩn, tiếng Bắc Kinh, tiếng Tứ Xuyên và tiếng Đông Can (ở Trung Á)
  • Ngô: có tiếng Thượng Hải, tiếng Tô Châu và tiếng Ôn Châu
  • Cám
  • Tương
  • Mân: có tiếng Phúc Châu, tiếng Hải Nam, tiếng Mân Tuyền Chương, tiếng Đài Loan và tiếng Triều Châu
  • Khách Gia
  • Quảng Đông (Việt), có tiếng Quảng Châu và tiếng Đài Sơn

Phân loại của Lý Vinh, dùng trong Trung Quốc Ngữ Ngôn Địa Đồ Tập (1987), có thêm ba phân chi nữa:[16][17]

  • Tấn, từng được gộp vào Quan thoại.
  • Huy Châu, từng được gộp vào Ngô.
  • Bình, từng được gộp vào Quảng Đông.
Phân bố của các phân chi tiếng Trung theo Trung Quốc Ngữ Ngôn Địa Đồ Tập[16]

Số người bản ngữ của từng phân chi (chỉ tính tại CHND Trung Hoa và Đài Loan) năm 2004:[18]

  •   Quan thoại: 798,6 triệu (66.2%)
  •   Tấn: 63 triệu (5.2%)
  •   Ngô: 73,8 triệu (6.1%)
  •   Huy Châu: 3,3 triệu (0.3%)
  •   Cám: 48 triệu (4.0%)
  •   Tương: 36,4 triệu (3.0%)
  •   Mân: 75 triệu (6.2%)
  •   Khách Gia: 42,2 triệu (3.5%)
  •   Quảng Đông: 58,8 triệu (4.9%)
  •   Bình: 7,8 triệu (0.6%)

Một số biến thể tiếng Trung Quốc chưa được phân loại, ví dụ phương ngữ Đam Châu (ở Đam Châu, Hải Nam), tiếng Ngõa Hương (tây Hồ Nam) và tiếng Thiều Châu (bắc Quảng Đông).[19]

Ngữ pháp

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Ngữ pháp tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ đơn lập, hay là ngôn ngữ phân tích, tức là không làm thay đổi về từ vựng sở hữu cách, từ hình thái, tính từ, số. Chỉ theo thứ tự trước sau của từ và sử dụng từ ảo (hư tự) để diễn đạt được nghĩa. Cấu trúc này giống với tiếng Việt và các ngôn ngữ ở Đông Nam Á.

Các phương ngôn có ngữ pháp khác biệt nhau, cho nên khi dùng bạch thoại văn có thể gây ra hỗn loạn chữ viết, các chữ viết đó gọi là chữ phương ngôn. Cho nên lấy ngữ pháp của Hán ngữ tiêu chuẩn làm ngữ pháp Bạch thoại. Ngữ pháp cổ điển văn học, cùng gọi là Văn ngôn.

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Chữ Hán

Hệ chữ chính dùng để viết tiếng Trung là chữ Hán, có hai cách viết là viết dọc truyền thống và viết ngang hiện đại:

  • Cách truyền thống: được viết theo hàng dọc, đọc từ trên xuống dưới theo cột, từ cột phải sang cột trái.
  • Cách hiện đại: được viết theo hàng ngang, đọc từ trái sang phải theo hàng, từ hàng trên xuống hàng dưới.

Mỗi chữ Hán đại diện cho một hình vị và thường có cách phát âm biến đổi theo phương ngôn. Ví dụ, chữ 一 ("nhất") được đọc là trong Hán ngữ tiêu chuẩn, yat1 trong tiếng Quảng Châu và it trong tiếng Mân Tuyền Chương. Từ vựng của những nhánh chính thường khá khác nhau, và dạng viết phi chuẩn của Bạch thoại(ngôn ngữ thông tục) thường có những "chữ phương ngôn" riêng, ví dụ 冇 và 係 (trong tiếng Quảng Châu và Khách Gia), mà có thể bị xem là lỗi thời hay khác lạ trong Quan thoại Bạch thoại văn (dạng viết chuẩn).

"Việt ngữ" Bạch thoại văn(Dạng viết tiếng Quảng Châu thông tục) khá phổ biến trong các trang chatroom và nhắn tin tức thời trực tuyến đối với người Hồng Kông và người nói tiếng Quảng Châu nói chung.

Ở Hồ Nam, phụ nữ ở những vùng nhất định viết bằng Nữ thư, một bộ âm tự bắt nguồn từ chữ Hán. Tiếng Dungan, một phương ngữ Quan thoại, ngày nay được viết bằng chữ Kirin, và trước đây được vỉết bằng chữ Ả Rập. Người Dungan chủ yếu theo Hồi giáo và sống tại Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Nga.

Tiếng Trung vốn là đơn âm, tức là một chữ một âm, một âm có thể chia làm thanh, vần, điệu. Chữ Hán đa số không biểu âm để phát âm, nên thời xưa người ta dùng phương pháp Độc nhược (讀若, A đọc gần đúng như A'). Từ sau khi đạo Phật truyền vào Trung Quốc, biết tiếp thu và dịch tiếng Phạn, biết đến Phiên thiết, có thể dùng để làm dấu phát âm. Từ thời cận đại tới ngày nay, đã có Chú âm phù hiệu và Phanh âm cho Tiếng Hán tiêu chuẩn, âm vần từ đây thật rõ ràng.

Học tập và giảng dạy

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Hán ngữ đối ngoại
Dương Lệnh Phất, cựu giám tuyển của Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc, dạy tiếng Trung tại Civil Affairs Staging Area năm 1945.

Với tầm quan trọng ngày càng tăng và ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc trên toàn cầu, việc dạy Hán ngữ tiêu chuẩn ngày càng phổ biến ở các trường học ở Hoa Kỳ và trở thành một chủ đề được nhiều người biết đến trong giới trẻ thế giới phương Tây, như ở Anh.[20]

Năm 1991, có 2.000 sinh viên nước ngoài tham dự Kỳ thi năng lực Hán ngữ của Trung Quốc (còn gọi là HSK, tương đương với Chứng chỉ Cambridge tiếng Anh), trong khi năm 2005 số ứng cử viên đã tăng mạnh lên 117.660[21]. Đến năm 2010, 750.000 người đã tham gia cuộc thi này.

Theo Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại, có 550 trường tiểu học, trung học cơ sở và cao cấp cung cấp các chương trình tiếng Trung ở Hoa Kỳ vào năm 2015, tăng thêm 100% trong hai năm. Đồng thời, tỷ lệ nhập học các lớp tiếng Trung ở cấp đại học đã tăng 51% từ năm 2002 đến năm 2015. Mặt khác, Hội đồng Giáo dục Ngoại ngữ Hoa Kỳ cũng có con số cho thấy rằng 30.000-50.000 sinh viên đang học tiếng Trung vào năm 2015.[22]

Năm 2016, hơn một nửa triệu học sinh Trung Quốc theo đuổi chương trình giáo dục sau trung học ở nước ngoài, trong khi 400.000 sinh viên quốc tế đến Trung Quốc để học cao hơn. Đại học Thanh Hoa đã đón 35.000 sinh viên từ 116 quốc gia đến học trong cùng năm[23].

Theo sự gia tăng nhu cầu về tiếng Trung như ngôn ngữ thứ hai, theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, có 330 tổ chức dạy tiếng Trung trên toàn cầu. Việc thành lập các Học viện Khổng Tử, là các tổ chức công cộng trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc, nhằm mục đích quảng bá văn hoá và ngôn ngữ Trung Quốc cũng như hỗ trợ dạy tiếng Trung Quốc ở nước ngoài. Có hơn 480 Viện Khổng Tử trên toàn thế giới vào năm 2014.[22]

Từ điển

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thuyết văn giải tự
  • Quảng vận
  • Khang Hi tự điển

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nhiều ví dụ như:
    • David Crystal, The Cambridge Encyclopedia of Language (Cambridge: Cambridge University Press, 1987), p. 312. "The mutual unintelligibility of the varieties is the main ground for referring to them as separate languages."
    • Charles N. Li, Sandra A. Thompson. Mandarin Chinese: A Functional Reference Grammar (1989), p. 2. "The Chinese language family is genetically classified as an independent branch of the Sino-Tibetan language family."
    • Norman (1988), tr. 1. "[...] the modern Chinese dialects are really more like a family of languages [...]"
    • DeFrancis (1984), tr. 56. "To call Chinese a single language composed of dialects with varying degrees of difference is to mislead by minimizing disparities that according to Chao are as great as those between English and Dutch. To call Chinese a family of languages is to suggest extralinguistic differences that in fact do not exist and to overlook the unique linguistic situation that exists in China."
    Các nhà ngôn ngữ Trung Quốc thường dựa theo cách phân loại của Phu Mậu Tích trongĐại bách khoa toàn thư Trung Quốc: "汉语在语言系属分类中相当于一个语族的地位。" ("In language classification, Chinese has a status equivalent to a language family.")[2]
  2. ^ Ví dụ như:
    • David Crystal, The Cambridge Encyclopedia of Language (Cambridge: Cambridge University Press, 1987), trang 312. "Sự bất thông hiểu lẫn nhau giữa các dạng [tiếng Trung] là nền tảng chính để xem chúng như những ngôn ngữ riêng biệt."
    • Charles N. Li, Sandra A. Thompson. Mandarin Chinese: A Functional Reference Grammar (1989), trang 2. "Nhóm ngôn ngữ Trung Quốc về mặt phát sinh là một nhánh của ngữ hệ Hán-Tạng."
    • Norman (1988), trang 1. "[...] các phương ngữ tiếng Trung hiện đại thực ra giống như một nhóm ngôn ngữ [...]"
    • DeFrancis (1984), trang 56. "Khi gọi tiếng Trung là một ngôn ngữ duy nhất tạo nên từ nhiều phương ngữ với nhiều mức khác biệt là [ta đã] bị lạc lối bởi những khác biệt "tối thiểu" mà theo Chao thì phải ngang với giữa tiếng Anh và tiếng Hà Lan. Khi gọi tiếng Trung là một nhóm ngôn ngữ là gợi đến những sự khác biệt ngoại ngôn ngữ học mà thực ra không tồn tại và bỏ qua tình thế ngôn ngữ độc đáo đang tồn tại ở Trung Quốc."
    Ngữ nhà ngôn ngữ Trung Quốc thường mượn lời của Phó Mậu Tích trong Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc: "汉语在语言系属分类中相当于一个语族的地位。" ("Trong phân loại ngôn ngữ, tiếng Trung có địa vị tương đương với của một họ ngôn ngữ.")[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ china-language.gov.cn Lưu trữ 2015-12-18 tại Wayback Machine (tiếng Trung)
  2. ^ a b Mair (1991), tr. 10, 21.
  3. ^ Chinese Academy of Social Sciences (2012), tr. 3, 125.
  4. ^ Norman (1988), tr. 12–13.
  5. ^ Handel (2008), tr. 422, 434–436.
  6. ^ Handel (2008), tr. 426.
  7. ^ Handel (2008), tr. 431.
  8. ^ Norman (2003), tr. 72.
  9. ^ Norman (1988), tr. 189–190.
  10. ^ Ramsey (1987), tr. 23.
  11. ^ Norman (1988), tr. 188.
  12. ^ Norman (1988), tr. 191.
  13. ^ Ramsey (1987), tr. 98.
  14. ^ Norman (1988), tr. 181.
  15. ^ Kurpaska (2010), tr. 53–55.
  16. ^ a b Wurm và đồng nghiệp (1987).
  17. ^ Kurpaska (2010), tr. 55–56.
  18. ^ Chinese Academy of Social Sciences (2012), tr. 3.
  19. ^ Kurpaska (2010), tr. 72–73.
  20. ^ “How hard is it to learn Chinese?”. BBC News. ngày 17 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2010.
  21. ^ (tiếng Trung) "汉语水平考试中心:2005年外国考生总人数近12万",Gov.cn Lưu trữ 2018-11-19 tại Wayback Machine Xinhua News Agency, ngày 16 tháng 1 năm 2006.
  22. ^ a b “Chinese as a second language growing in popularity”. CGTN America. 3 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2017.
  23. ^ “China is third most popular destination for international students”. CGTN America. 18 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2017.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bailey, Charles-James N. (1973), Variation and Linguistic Theory, Arlington, VA: Center for Applied Linguistics.
  • Baxter, William H. (1992), A Handbook of Old Chinese Phonology, Berlin: Mouton de Gruyter, ISBN 978-3-11-012324-1.
  • Campbell, Lyle (2008), “[Untitled review of Ethnologue, 15th edition]”, Language, 84 (3): 636–641, doi:10.1353/lan.0.0054, S2CID 143663395.
  • Chappell, Hilary (2008), “Variation in the grammaticalization of complementizers from verba dicendi in Sinitic languages” (PDF), Linguistic Typology, 12 (1): 45–98, doi:10.1515/lity.2008.032, S2CID 201097561.
  • Chinese Academy of Social Sciences (2012), Zhōngguó yǔyán dìtú jí (dì 2 bǎn): Hànyǔ fāngyán juǎn 中国语言地图集(第2版):汉语方言卷 [Language Atlas of China (2nd edition): Chinese dialect volume], Beijing: The Commercial Press, ISBN 978-7-100-07054-6. |script-title= không hợp lệ: missing prefix (trợ giúp)
  • Coblin, W. South (2000), “A brief history of Mandarin”, Journal of the American Oriental Society, 120 (4): 537–552, doi:10.2307/606615, JSTOR 606615.
  • DeFrancis, John (1984), The Chinese Language: Fact and Fantasy, University of Hawaii Press, ISBN 978-0-8248-1068-9.
  • Handel, Zev (2008), “What is Sino-Tibetan? Snapshot of a Field and a Language Family in Flux”, Language and Linguistics Compass, 2 (3): 422–441, doi:10.1111/j.1749-818X.2008.00061.x.
  • Haugen, Einar (1966), “Dialect, Language, Nation”, American Anthropologist, 68 (4): 922–935, doi:10.1525/aa.1966.68.4.02a00040, JSTOR 670407.
  • Hudson, R. A. (1996), Sociolinguistics (ấn bản thứ 2), Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521565146.
  • Hymes, Dell (1971), “Sociolinguistics and the ethnography of speaking”, trong Ardener, Edwin (biên tập), Social Anthropology and Language, Routledge, tr. 47–92, ISBN 1136539417.
  • Groves, Julie (2008), “Language or Dialect—or Topolect? A Comparison of the Attitudes of Hong Kongers and Mainland Chinese towards the Status of Cantonese” (PDF), Sino-Platonic Papers (179)
  • Kane, Daniel (2006), The Chinese Language: Its History and Current Usage, Tuttle Publishing, ISBN 978-0-8048-3853-5.
  • Kornicki, P.F. (2011), “A transnational approach to East Asian book history”, trong Chakravorty, Swapan; Gupta, Abhijit (biên tập), New Word Order: Transnational Themes in Book History, Worldview Publications, tr. 65–79, ISBN 978-81-920651-1-3.
  • Kurpaska, Maria (2010), Chinese Language(s): A Look Through the Prism of "The Great Dictionary of Modern Chinese Dialects", Walter de Gruyter, ISBN 978-3-11-021914-2.
  • Lewis, M. Paul; Simons, Gary F.; Fennig, Charles D. biên tập (2015), Ethnologue: Languages of the World , Dallas, Texas: SIL International.
  • Liang, Sihua (2014), Language Attitudes and Identities in Multilingual China: A Linguistic Ethnography, Springer International Publishing, ISBN 978-3-319-12619-7.
  • Mair, Victor H. (1991), “What Is a Chinese "Dialect/Topolect"? Reflections on Some Key Sino-English Linguistic terms” (PDF), Sino-Platonic Papers, 29: 1–31.
  • Matthews, Stephen; Yip, Virginia (1994), Cantonese: A Comprehensive Grammar, Routledge, ISBN 978-0-415-08945-6.
  • Miller, Roy Andrew (1967), The Japanese Language, University of Chicago Press, ISBN 978-0-226-52717-8.
  • Miyake, Marc Hideo (2004), Old Japanese: A Phonetic Reconstruction, RoutledgeCurzon, ISBN 978-0-415-30575-4.
  • Norman, Jerry (1988), Chinese, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-29653-3.
  • Norman, Jerry (2003), “The Chinese dialects: phonology”, trong Thurgood, Graham; LaPolla, Randy J. (biên tập), The Sino-Tibetan languages, Routledge, tr. 72–83, ISBN 978-0-7007-1129-1.
  • Ramsey, S. Robert (1987), The Languages of China, Princeton University Press, ISBN 978-0-691-01468-5.
  • Romaine, Suzanne (2000), Language in Society: An Introduction to Sociolinguistics, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0198751338.
  • Schuessler, Axel (2007), ABC Etymological Dictionary of Old Chinese, Honolulu: University of Hawaii Press, ISBN 978-0-8248-2975-9.
  • Shibatani, Masayoshi (1990), The Languages of Japan, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-36918-3.
  • Sohn, Ho-Min (2001), The Korean Language, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-36943-5.
  • Sohn, Ho-Min; Lee, Peter H. (2003), “Language, forms, prosody, and themes”, trong Lee, Peter H. (biên tập), A History of Korean Literature, Cambridge University Press, tr. 15–51, ISBN 978-0-521-82858-1.
  • Thomason, Sarah Grey (1988), “Languages of the World”, trong Paulston, Christina Bratt (biên tập), International Handbook of Bilingualism and Bilingual Education, Westport, CT: Greenwood, tr. 17–45, ISBN 978-0-3132-4484-1.
  • Van Herk, Gerard (2012), What is Sociolinguistics?, John Wiley & Sons, ISBN 978-1-4051-9319-1.
  • Wardaugh, Ronald; Fuller, Janet (2014), An Introduction to Sociolinguistics, John Wiley & Sons, ISBN 978-1-11873229-8.
  • Wilkinson, Endymion (2000), Chinese History: A Manual (ấn bản thứ 2), Harvard Univ Asia Center, ISBN 978-0-674-00249-4.
  • Wurm, Stephen Adolphe; Li, Rong; Baumann, Theo; Lee, Mei W. (1987), Language Atlas of China, Longman, ISBN 978-962-359-085-3.
  • Zhang, Bennan; Yang, Robin R. (2004), “Putonghua education and language policy in postcolonial Hong Kong”, trong Zhou, Minglang (biên tập), Language policy in the People's Republic of China: Theory and practice since 1949, Kluwer Academic Publishers, tr. 143–161, ISBN 978-1-4020-8038-8.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chinese language tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Tiếng Hán tại Từ điển bách khoa Việt Nam
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 4113214-2
  • LCCN: sh85024301
  • NARA: 10639127
  • NDL: 00573873
  • NKC: ph128222
  • x
  • t
  • s
Tiếng Trung Quốc
Các loại văn nói
Các loại chínhQuan thoại  • tiếng Ngô  • tiếng Cám  • tiếng Tương  • tiếng Mân  • tiếng Khách Gia  • tiếng Quảng Đông  • tiếng Huy  • tiếng Tấn  • tiếng Bình  • tiếng Đam Châu  • tiếng Thiều Châu
Các loại tiếng Mântiếng Mân Đông  • tiếng Mân Nam  • tiếng Mân Bắc  • tiếng Mân Trung  • tiếng Mân Thiệu Tương  • tiếng Mân Phủ Tiên  • tiếng Mân Lôi Châu  • tiếng Mân Hải Nam
Các dạng được chuẩn hóatiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn  • tiếng Quảng Châu  • tiếng Phúc Kiến Đài Loan  • Tiếng Triều Châu
Âm vị học lịch sửtiếng Hán thượng cổ  • tiếng Hán trung cổ  • tiền Mân  • tiền Quan thoại  • tiếng Hán Nhi
Lưu ý: Phân loại trên chỉ là một trong nhiều kiểu.Xem: Danh sách các phương ngôn tiếng Trung Quốc
Các loại văn viết
Các loại văn viết chính thứcVăn ngôn  • Bạch thoại
  • x
  • t
  • s
Ngôn ngữ tại Singapore
Chính thức
  • Anh
  • Malay
  • Quan thoại Singapore
  • Tamil
Creole
  • Baba Malay
  • Chitty Malay
  • Kristang
  • Singlish
  • Singdarin
Nhập cư
Tiếng Trung Quốc
  • Quảng Châu
  • Khách Gia
  • Phúc Kiến
  • Triều Châu
Ngôn ngữ từ Ấn Độ
  • Gujarat
  • Hindi
  • Malayalam
  • Punjab
  • Telugu
  • Urdu
Ngôn ngữ từ Indonesia
  • Java
  • Bawean
  • Minangkabau
  • Banjar
  • Bugis
Tiếng khác
  • Ả Rập
  • Armenian
  • Myanmar
  • Nhật
  • Hàn Quốc
  • Nepal
  • Sinhala
  • Tagalog
  • Thái
Bản địa
  • Johor-Riau Malay
  • Orang Seletar
Ký hiệu
  • Ngôn ngữ ký hiệu Singapore
  • x
  • t
  • s
Philippines Ngôn ngữ tại Philippines
Ngôn ngữ chính thức
  • Filipino
  • Anh
Ngôn ngữ khu vực
  • Aklanon
  • Bikol
  • Cebu
  • Chavacano
  • Hiligaynon
  • Ibanag
  • Ilocano
  • Ivatan
  • Kapampangan
  • Karay-a
  • Maguindanao
  • Maranao
  • Pangasinan
  • Sambal
  • Surigaonon
  • Tagalog
  • Tausug
  • Waray
  • Yakan
Ngôn ngữ bản địa(theo vùng)
Luzon
Ilocos
  • Bolinao
Cordillera
  • Atta
  • Balangao
  • Bontoc
  • Ga'dang
  • Kalinga
  • Kallahan
  • Kankana-ey
  • Ibaloi
  • Ifugao
  • Isnag
  • Itneg
  • Itawis
  • Iwaak
  • Malaweg
  • Tuwali
Thung lũng Cagayan
  • Arta
  • Atta
  • Agta Trung Cagayan
  • Agta Dinapigue
  • Agta Dupaningan
  • Gaddang
  • Ilongot
  • Isinai
  • Itbayat
  • Itawis
  • Kallahan
  • Karao
  • Malaweg
  • Agta Nagtipunan
  • Agta Paranan
  • Paranan
  • Yogad
Trung Luzon
  • Abellen
  • Ambala
  • Antsi
  • Botolan
  • Agta Dumagat Casiguran
  • Indi
  • Kasiguranin
  • Mariveleño
  • Bắc Alta
  • Nam Alta
  • Umiray Dumaget
Calabarzon
  • Inagta Alabat
  • Manide
  • Agta Remontado
  • Nam Alta
  • Umiray Dumaget
Vùng đô thị Manila
  • Tiếng Taglish
Mimaropa
  • Agutaynen
  • Alangan
  • Asi
  • Calamian Tagbanwa
  • Trung Tagbanwa
  • Cuyonon
  • Iraya
  • Kagayanen
  • Molbog
  • Onhan
  • Palawan Batak
  • Palawano
  • Ratagnon
  • Romblomanon
  • Tadyawan
Bicol
  • Bikol Albay
  • Inagta Partido
  • Manide
  • Masbateño
  • Agta núi Iraya
  • Bikol Pandan
  • Bikol Rinconada
  • Sorsoganon
  • Bikol Nam Catanduanes
Visayas
Tây Visayas
  • Ati
  • Caluyanon
  • Capiznon
  • Sulod
Đảo Negros
  • Ata
  • Karolanos
  • Magahat
Trung Visayas
  • Bantayanon
  • Eskaya
  • Porohanon
Đông Visayas
  • Abaknon
  • Baybay
  • Kabalian
Mindanao
Bán đảo Zamboanga
  • Subanon
Bắc Mindanao
  • Bukid
  • Higaonon
  • Ilianen
  • Iranun
  • Kamigin
  • Matigsalug
  • Subanon
  • Tây Bukidnon
Caraga
  • Agusan
  • Ata Manobo
  • Butuanon
  • Higaonon
  • Kamayo
  • Mamanwa
Davao
  • Bagobo
  • B'laan
  • Davawenyo
  • Kalagan
  • Mandaya
  • Mansaka
  • Obo
  • Sangirese
  • Sarangani
  • Tagabawa
Soccsksargen
  • B'laan
  • Cotabato Manobo
  • Ilianen
  • Iranun
  • Obo
  • Tboli
  • Tiruray
Mindanao
  • Iranun
  • Pangutaran Sama
  • Sama
Ngôn ngữ người nhập cư
  • Tiếng Ả Rập
  • Basque
  • Trung Quốc
  • Pháp
  • Đức
  • Hindi
  • Nhật
  • Triều Tiên
  • Malay
    • Indonesia
    • Malaysia
  • Sindhi
  • Tây Ban Nha
  • Việt
Ngôn ngữ kí hiệu
  • Ngôn ngữ kí hiệu Mỹ
  • Ngôn ngữ kí hiệu Philippine
Ngôn ngữ cổ
  • Ngôn ngữ Tiền Philippine
  • Tiếng Tagalog cổ

Sắc tộc • Ngôn ngữ • Vườn quốc gia • Ẩm thực • Sân bay • Cửa khẩu

  • x
  • t
  • s
México Ngôn ngữ tại México
Ngôn ngữ quốc gia/bản địa
100.000+người nói
  • Tây Ban Nha
  • Nahuatl
  • Maya Yucatec
  • Mixtec
  • Zapotec
  • Maya Tzeltal
  • Maya Tzotzil
  • Otomí
  • Totonac
  • Mazatec
  • Ch'ol
  • Huastec
  • Chinantec
  • Mixe
  • Mazahua
  • Purépecha
10.000-100.000người nói
  • Tlapanec
  • Tarahumara
  • Amuzgo
  • Chatino
  • Tojolab'al
  • Tiếng Sierra Popoluca
  • Chontal de Tabasco
  • Huichol
  • Mayo
  • Tepehuán
  • Trique
  • Cora
  • Popolocan
  • Huave
  • Cuicatec
  • Yaqui
  • Q'anjob'al
  • Tepehua
Dưới 10.000người nói
  • Pame
  • Mam
  • Chontal của Oaxaca
  • Chuj
  • Tacuate
  • Chichimeca Jonaz
  • Huarijío
  • Chocho
  • Pima Bajo
  • Q'eqchí
  • Lacandón
  • Jakaltek
  • Matlatzinca
  • Seri
  • Ixcatec
  • K’iche’
  • Kaqchikel
  • Paipai
  • Cucapá
  • Mototzintleco
  • Kumiai
  • Pápago
  • Kikapú
  • Ixil
  • Cochimí
  • Kiliwa
  • Aguacatec
Không chính thức
  • Plautdietsch
  • Veneto
  • Anh
  • Pháp
  • Basque
  • Catalunya
  • Hebrew
  • Tiếng Ả Rập
  • Trung Quốc
Ngôn ngữ ký hiệu
  • Ngôn ngữ ký hiệu México
  • Ngôn ngữ ký hiệu Maya
Ghi: Danh sách các ngôn ngữ quốc gia/bản địa giảm dần về số người nói.
  • x
  • t
  • s
Malaysia Ngôn ngữ tại Malaysia
Ngôn ngữchính
Ngôn ngữ chính thức
  • Malaysia
Được công nhận
  • Anh
Ngôn ngữ bản địa
Toàn Quốc
  • Banjar
  • Bugis
  • Java
  • Mã Lai
Malaysiabán đảo
  • Mã Lai Baba
  • Batek
  • Baweanese
  • Cheq Wong
  • Mã Lai Chetty
  • Duano’
  • Jah Hut
  • Jahai
  • Jakun
  • Mã Lai Kedah
  • Mã Lai Kelantan-Pattani
  • Kenaboi1
  • Kensiu
  • Kintaq
  • Kristang
  • Lanoh
  • Mah Meri
  • Minriq
  • Mintil
  • Mos
  • Mã Lai Negeri Sembilan
  • Orang Kanaq
  • Orang Seletar
  • Mã Lai Pahang
  • Mã Lai Perak
  • Sabüm1
  • Semai
  • Semaq Beri
  • Semelai
  • Semnam
  • Nam Thái
  • Temiar
  • Temoq2
  • Temuan
  • Mã Lai Terengganu
  • Wila'1
Đông Malaysia
  • Abai
  • Bahau
  • Bajaw
  • Balau
  • Belait
  • Berawan
  • Biatah
  • Bintulu
  • Bonggi
  • Bookan
  • Mã Lai Brunei/Kedayan
  • Bisaya Brunei
  • Bukar Sadong
  • Bukitan
  • Kadazan duyên hải
  • Tiếng Cocos Malay
  • Daro-Matu
  • Dumpas
  • Dusun
  • Đông Kadazan
  • Gana’
  • Iban
  • Ida'an
  • Iranun
  • Jagoi
  • Jangkang
  • Kajaman
  • Kalabakan
  • Kanowit
  • Kayan
  • Kelabit
  • Kendayan
  • Keningau Murut
  • Kinabatangan
  • Kiput
  • Kadazan sông Klias
  • Kota Marudu Talantang
  • Kuijau
  • Lahanan
  • Lelak1
  • Lengilu1
  • Lotud
  • Lun Bawang
  • Kenyah Kelinyau
  • Maranao
  • Melanau
  • Molbog
  • Momogun
  • Murik Kayan
  • Narom
  • Nonukan Tidong
  • Okolod
  • Paluan
  • Papar
  • Punan Batu2
  • Penan
  • Remun
  • Sa'ban
  • Sabah Bisaya
  • Tiếng Sabah Malay
  • Sama
  • Tiếng Sarawak Malay
  • Sebop
  • Sebuyau
  • Sekapan
  • Selungai Murut
  • Sembakung
  • Seru1
  • Serudung
  • Sian
  • Suluk
  • Sungai
  • Tagol
  • Timugon
  • Tombonuwo
  • Tring
  • Tringgus
  • Tutoh
  • Ukit2
  • Uma’ Lasan
Hỗn hợp
  • Rojak
  • Tanglish
Ngôn ngữ thiểu sốphi bản địa
Các tiếng Trung Quốc
  • Quảng Đông
  • Mân Đông
  • Phúc Thanh
  • Phúc Châu
  • Mân Tuyền Chương
  • Quan thoại
  • Phủ Tiên
Các ngôn ngữ Ấn Độ
  • Dravida
    • Malayalam
    • Tamil
    • Telugu
  • Ấn-Âu
    • Gujarat
    • Hindi
    • Punjab
    • Urdu
Creole
  • Chavacano
  • Kristang
  • Manglish
  • Một số khác
Ngôn ngữký hiệu
Toàn quốc
  • Ngôn ngữ ký hiệu Malaysia
Bang
  • Ngôn ngữ ký hiệu Penang
  • Ngôn ngữ ký hiệu Selangor
Chỉ dẫn1 Ngôn ngữ tuyệt chủng. 2 Ngôn ngữ gần tuyệt chủng.

Từ khóa » Tôi Là Trong Tiếng Trung