Tiêu Chuẩn TCVN 8048-10:2009 Xác định độ Bền Uốn Va đập Của Gỗ
Có thể bạn quan tâm
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8048-10:2009
GỖ - PHƯƠNG PHÁP THỬ CƠ LÝ - PHẦN 10: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN UỐN VA ĐẬP
Wood - Physical and mechanical methods of test - Part 10: Determination of impact bending strength
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ bền uốn va đập của gỗ sử dụng máy thử va đập kiểu con lắc.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8044 : 2009 (ISO 3129 : 1975) Gỗ - Phương pháp lấy mẫu và yêu cầu chung đối với phép thử cơ và lý.
TCVN 8048-1 : 2009 (ISO 3130 : 1975) Gỗ - Phương pháp thử cơ lý - Phần 1: Xác định độ ẩm cho các phép thử cơ lý.
3. Nguyên tắc
Xác định độ bền va đập bằng phép thử uốn mặt cắt ngang mẫu dưới tải trọng động.
4. Thiết bị, dụng cụ
4.1. Máy thử va đập kiểu con lắc, có dải năng lượng lớn hơn ba đến năm lần công sử dụng để va đập phá hủy mẫu thử và cho phép đo năng lượng chính xác đến 1 J. Gối đỡ của máy và đầu búa của con lắc phải lượn tròn với bán kính là 15 mm. Chiều cao của gối đỡ phải lớn hơn 20 mm. Khoảng cách giữa các tâm gối đỡ là (240 ± 1) mm.
4.2. Dụng cụ đo, để xác định kích thước mặt cắt ngang của mẫu thử với độ chính xác 0,1 mm.
4.3. Dụng cụ để xác định độ ẩm, theo TCVN 8048-1 (ISO 3130).
5. Chuẩn bị mẫu thử
5.1. Mẫu thử có dạng hình lăng trụ đứng, mặt cắt ngang hình vuông 20 mm x 20 mm và chiều dài dọc theo thớ là 300 mm. Một mặt của mẫu thử phải nằm trên mặt phẳng xuyên tâm và mặt kia nằm trên mặt phẳng tiếp tuyến.
5.2. Việc chuẩn bị mẫu thử, xác định độ ẩm và số lượng các mẫu thử thực hiện theo TCVN 8044 (ISO 3129).
6. Cách tiến hành
6.1. Tiến hành phép xác định độ bền va đập bằng cách va đập trên bề mặt xuyên tâm (uốn tiếp tuyến). Có thể tiến hành phép xác định bằng va đập trên về mặt tiếp tuyến (uốn xuyên tâm).
6.2. Trước khi thử, đo các kích thước mặt cắt ngang ở giữa mẫu thử, chính xác đến 0,1 mm.
6.3. Đặt mẫu thử đối xứng trên các giá đỡ. Mẫu thử phải bị phá hủy sau một lần va đập. Đo công hấp thụ bởi mẫu thử với độ chính xác qui định trong 4.1. Ghi lại dạng phá hủy (xoắn hoặc vỡ thành từng mảnh) trong báo cáo thử nghiệm. Mẫu được coi là bị phá hủy dạng xoắn khi có các sợi nhô ra không dài quá 3 mm.
6.4. Sau khi thử xong, xác định độ ẩm của mẫu thử theo TCVN 8048-1 (ISO 3130).
Cắt phần mẫu thử dài từ 20 mm đến 30 mm ở phần gần chỗ phá hủy để làm mẫu xác định độ ẩm. Để xác định độ ẩm trung bình, có thể sử dụng chỉ một số trong số mẫu thử, nhưng số lượng tối thiểu phải theo TCVN 8044 (ISO 3129).
7. Tính toán và biểu thị kết quả
7.1. Độ bền uốn va đập của mỗi mẫu thử, AW, ở độ ẩm W tại thời điểm thử, tính bằng kJ/m2, theo công thức:
trong đó:
Q là năng lượng cần thiết để phá hủy mẫu thử, tính bằng J;
b và h là kích thước của mẫu thử theo các phương xuyên tâm và tiếp tuyến, tính bằng mm;
Biểu thị kết quả chính xác đến 1 kJ/m2.
7.2. Khi cần phải hiệu chỉnh độ bền uốn va đập của mẫu thử AW về độ ẩm 12 %, chính xác đến 1 kJ/m2, áp dụng công thức qui định cho độ ẩm (12 ± 3) %, như sau:
trong đó,
a là hệ số hiệu chỉnh độ ẩm xác định qua thực nghiệm. Nếu không có qui định khác có thể áp dụng a bằng 0,02.
7.3. Kết quả độ bền uốn va đập của mẫu thử là giá trị trung bình số học của các kết quả thử nhận được trên các mẫu thử riêng lẻ, tính chính xác đến 1 kJ/m2.
8. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ít nhất bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Các chi tiết theo Điều 8 của TCVN 8044 (ISO 3129);
c) Mô tả và thông tin về vật liệu thử (vị trí và số lượng các cây được lấy mẫu, lô gỗ xẻ và số lượng tấm gỗ được lấy mẫu);
d) Số lượng mẫu được thử;
e) Phương uốn mẫu;
f) Phương pháp gia công mẫu, nếu có;
g) Các kết quả thử được tính theo Điều 7 và các giá trị thống kê;
h) Hệ số a sử dụng trong 7.2 để điều chỉnh kết quả về độ ẩm 12 %, nếu cần;
i) Ngày thử nghiệm;
j) Tên tổ chức tiến hành thử nghiệm.
Từ khóa » Cách Tính độ Bền Va đập
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 2100:1993 Về Sơn
-
Cách Sử Dụng Dụng Cụ đo độ Bền Va đập Màng Sơn (độ Biến Dạng ...
-
3 Độ Dai Va đập: - Tài Liệu Text - 123doc
-
Sức Bền Vật Liệu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 11534-4:2016 Đồ Nội Thất
-
Kiểm Tra Khả Năng Chống Va đập
-
Sự Thử Va đập 2022 - Vật Chất (VN)
-
[PDF] SỨC BỀN VẬT LIỆU VÀ KẾT CẤU
-
Các Phương Pháp Kiểm Tra Vật Liệu Hiện Nay - Cửa Hàng Vật Tư™
-
Thiết Bị Kiểm Tra độ Bền Va đập
-
Máy Thử Nghiệm Cường độ Chịu Va đập Của Mẫu Nhựa Dạng IZOD Và ...
-
Thí Nghiệm Kính Xây Dựng - Kính Cường Lực -Kính Dán An Toàn
-
Dụng Cụ đo độ Bền Va đập Của Màng Sơn Impact Tester