Tiểu đường Tuýp 2 Là Gì ? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Danh mục nội dung
- 1. Tiểu đường tuýp 2 là gì?
- 2. Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2
- 3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2
- 4. Biến chứng
- 5. Xét nghiệm/Chẩn đoán
- 6. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
1. Tiểu đường tuýp 2 là gì?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường type 2) là loại bệnh tiểu đường trong đó lượng đường trong máu bệnh nhân luôn cao do thiếu tác dụng của insulin. Bệnh tiểu đường được chia thành tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ và các loại khác (tính đến tháng 3 năm 2018). Trong số đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh phổ biến nhất và chiếm hơn 90% trong bệnh tiểu đường nói chung. Phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động hoặc do tình trạng béo phì và còn do các yếu tố môi trường.
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh âm thầm tiến triển mà bệnh nhân thường không biết và không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh tiểu đường tiếp tục tiến triển có thể dẫn đến xuất hiện 3 biến chứng lớn là bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại biên (bệnh thần kinh tiểu đường). Bên cạnh đó, bệnh còn tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh do tổn thương đại mạch như nhồi máu cơ tim và nhồi máu não.
Ngoài ra, một số bệnh khác như bệnh nha chu, suy giảm trí nhớ, ung thư, bệnh loãng xương cũng dễ xảy ra do bệnh tiểu đường. Bệnh nha chu được cho là có liên quan đến sự chuyển biến xấu đi của bệnh tiểu đường.
2. Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2
Trong bệnh tiểu đường loại 2, có những trường hợp là do lượng tiết insulin bị giảm và cũng có trường hợp do chức năng insulin bị suy giảm (kháng insulin). Nguyên nhân của bệnh là do yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.
+ Yếu tố di truyền
Đó là gen di truyền liên quan đến việc tiết insulin hoặc chức năng tuyến tụy và người ta nói rằng khi những bất thường về gen di truyền này chồng lên nhau, bệnh tiểu đường tuýp 2 có nhiều khả năng khởi phát hơn.
+ Yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường là sự gia tăng lượng hấp thụ chất béo do béo phì, thiếu vận động và thói quen ăn uống theo phong cách Tây u. Ngoài ra còn liên quan đến chế độ ăn uống không cân bằng dinh dưỡng và thói quen ăn uống không lành mạnh.
Trong những năm gần đây, người ta đã chỉ ra rằng việc thiếu lượng hấp thụ chất xơ và magie do sự thay đổi chế độ ăn uống sau chiến tranh (như giảm mạnh lượng hấp thụ lúa mạch và ngũ cốc) có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2.
3. Triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 hầu như không có triệu chứng rõ ràng và bệnh nhân cũng không nhận biết được bệnh. Khi bệnh chuyển biến xấu đi và bệnh nhân rơi vào tình trạng tăng đường huyết ketosis và nhiễm toan ceton, sẽ xuất hiện các triệu chứng như khát nước, uống nhiều nước, đa niệu, cảm giác mệt mỏi và sụt giảm cân nặng…
+ Đa niệu
Khi lượng đường huyết cao, cơ thể sẽ đào thải bớt đường qua nước tiểu. Khi đó thận sẽ kéo nước từ trong cơ thể để pha loãng nước tiểu, khiến khối lượng nước tiểu tăng lên. Đây là lý do làm cho người bệnh thường xuyên đi tiểu.
+ Khát nước
Việc tiểu nhiều sẽ làm cơ thể tăng nhu cầu sử dụng nước để bù lại lượng nước đã mất. Điều này sẽ kích thích làm người bệnh luôn cảm thấy khát nước và uống nhiều nước hơn.
+ Cảm thấy kiệt sức
+ Da khô và ngứa
+ Cảm giác của chân tay bị giảm, thỉnh thoảng thấy hơi nhói đau
+ Hay bị nhiễm trùng
+ Đi tiểu nhiều lần
+ Mờ mắt
+ Có vấn đề về chức năng tình dục
+ Khó lành sẹo hay các vết bầm
+ Hay có các cảm giác rất đói hoặc rất khát
Khi bất cứ ai trong gia đình có triệu chứng trên, có thể họ đã mắc bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường. Chính vì vậy bạn hãy đi khám ngay để kiểm soát bệnh tốt hơn nhé. Ngoài ra mọi người cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống thích hợp, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, và cũng nên chú ý tới nguy cơ béo phì nữa nhé.
4. Biến chứng
Nếu bệnh tiểu đường tuýp 2 tiếp tục tiến triển sẽ tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng khác nhau. 3 biến chứng lớn là bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận tiểu đường, tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh tiểu đường), ngoài ra còn gây ra các bệnh lây nhiễm khác nhau do khả năng miễn dịch của cơ thể giảm và các bệnh như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ vữa động mạch tắc nghẽn do xơ vữa động mạch.
5. Xét nghiệm/Chẩn đoán
Kết quả xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2.
+ Lượng đường trong máu
Đầu tiên sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bệnh nhân. Lượng đường trong máu có thể được chia thành đường huyết lúc đói và đường huyết ngẫu nhiên tùy thuộc vào thời gian của bữa ăn. Đường huyết lúc đói ≥126 mg/dl hoặc đường huyết ngẫu nhiên ≥200 mg/dl là một trong những điều kiện để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
+ HbA1c
Giá trị của HbA1c (hemoglobin A1c (NGSP)) cũng quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường và nếu giá trị này ≥6,5% (giá trị NGSP) thì bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Giá trị HbA1c là giá trị phản ánh chỉ số đường huyết trung bình trong 1-2 tháng trước. Điều này là do glucose trong máu liên kết với moglobin và tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 120 ngày (khoảng 4 tháng).
+ Xét nghiệm dung nạp glucose 75g đường uống (75g OGTT)
Ngoài ra, xét nghiệm dung nạp glucose 75g đường uống (75g OGTT) có thể được thực hiện để kiểm tra sự thay đổi lượng đường trong máu. Trong xét nghiệm này, sau khi cho bệnh nhân hấp thụ 75g glucose, tiến hành lấy máu theo thời gian và đo lượng đường trong máu.
Đối với những người khỏe mạnh, lượng đường trong máu đạt đến giá trị tối đa khoảng 30 phút sau khi uống, và trở về mức dưới giá trị tiêu chuẩn hoặc sau khoảng 2 giờ. Tuy nhiên, trong trường hợp của bệnh tiểu đường (loại bệnh tiểu đường), lượng đường trong máu không giảm hoàn toàn và vẫn còn cao. Giá trị đường huyết sau 2 giờ từ ≥200 mg/dl là một trong những điều kiện chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán toàn diện bằng cách kết hợp các kết quả của các xét nghiệm này.
6. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Cơ sở trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 là liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động. Việc điều trị như cải thiện chế độ ăn uống, vận động vừa phải và kết hợp dùng thuốc là rất quan trọng.
+ Liệu pháp ăn uống
Bệnh nhân cần biết lượng năng lượng thích hợp để hấp thụ dựa trên lượng hoạt động thể chất và cân nặng, từ đó cố gắng tạo một chế độ ăn uống cân bằng theo hướng dẫn. Đối với ngũ cốc nên ăn ngũ cốc nguyên hạt.
+ Liệu pháp vận động
Bệnh nhân cần thường xuyên vận động vừa phải theo hướng dẫn và đi bộ đầy đủ mỗi ngày. Điều quan trọng là cần vận động cơ thể thường xuyên.
+ Điều trị bằng thuốc
Trường hợp bệnh nhân không thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động, tiến hành điều trị bằng thuốc. Đầu tiên, sẽ sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc uống điều trị tiểu đường khác với insulin tùy theo tình trạng bệnh nhân. Trường hợp sử dụng thuốc uống điều trị tiểu đường nhưng không có hiệu quả, bệnh nhân có thể kết hợp điều trị bằng insulin hoặc chuyển sang chỉ điều trị bằng insulin.
Dù là bệnh tiểu đường loại nào thì quan trọng nhất trong điều trị là ở chính người bệnh chứ không ai khác. Hãy tích lũy, thu thập thông tin để có thật nhiều hiểu biết về bệnh tiểu đường tuýp 2, và càng có nhiều kiến thức về tiểu đường thì bạn càng dễ dàng quản lý bệnh hơn.
https://kienthuctieuduong.vn/
4.9 282 Chia sẻTừ khóa » Tiền Tuýp Là Gì
-
Tiền Tip Là Gì? Quy Tắc Tiền Tip Ở Các Quốc Gia - Chefjob
-
Tip Là Gì? Tại Sao Lại Có Tiền Tip? Đối Tượng Nào được Nhận Tiền Tip?
-
Tiền Tip , Tiền Bo , Tiền Boa Là Gì ? Khi Nào Cần Tip , Cần Boa ?
-
Tiền Tip Là Gì? Những Văn Hóa “tiền Tip” Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Tiền Tip Là Gì? Văn Hóa Tiền Tip ở Việt Nam Và Trên Thế Giới - Sapo
-
TIỀN TÍP - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Tips Là Gì? Nguyên Tắc đưa Và Nhận Tiền Tip Trong Khách Sạn - Vinapad
-
Tiểu đường Tuýp 2 Là Bệnh Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Tiền đái Tháo đường Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? | Genetica®
-
"Cho", Sao Cho Khéo? - Du Lịch
-
MENACTRA - Vắc Xin Não Mô Cầu (nhóm A,C,Y Và W-135) - VNVC
-
Ung Thư Tuyến Giáp - Singapore