Tiểu Luận Môn Luật Kinh Tế đề Tài Công Ty Hợp Danh - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kinh tế - Thương mại
Tiểu luận môn luật kinh tế đề tài công ty hợp danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.87 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH  ĐỀ TÀI:CÔNG TY HỢP DANHMôn học: Luật Kinh tếTP. Hồ Chí Minh, 02/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH  ĐỀ TÀI:CÔNG TY HỢP DANHMôn học: Luật Kinh tếGiảng viên phụ trách: ThS.Vương Tuyết Linh Nhóm thực hiện: 3 Nguyễn Ngọc QuýNguyễn Vũ Hoài NhânLê Thị Hồng MếnĐinh Thái Minh ThưNguyễn Thị NgânTP. Hồ Chí Minh, 02/2014danh-350863.html13doanhRàng buộc quyền và nghĩa vụ- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác, không được quyền nhân danh cá nhân hoặc thành viên khác thực hiện kinh doanh cùng nghành nghề với công ty đó.- Được quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh.Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh công ty.- Có quyền như một thành viên trong công ty đối vốn- Thành viên góp vốn không được các quyền này.Chuyển nhượng vốn Chuyển nhượng vốn khó khăn hơn. Vì chỉ dược chuyển nhượng vốn khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong công tyĐược chuyển nhượng vốn theo quy định của Pháp luật.4.8. Tổ chức quản lý của công ty hợp danh:a) Hội đồng thành viên:(10)Thẩm quyền của hội đồng thành viên: Yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty.Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận: Phương hướng phát triển công ty. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới. Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên. Quyết định dự án đầu tư. Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn. Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên. Quyết định giải thể công ty.b. Triệu tập họp Hội đồng thành viên:1110 Điều 135, Luật Doanh Nghiệp 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 200911 Điều 136, Luật Doanh Nghiệp 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 200914 Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.  Thông báo mời họp có thể bằng giấy mời, điện thoại, fax, telex hoặc các phương tiện điện tử khác. Thông báo mời họp phải nêu rõ mục đích, yêu cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu triệu tập họp. Các tài liệu thảo luận được sử dụng để quyết định các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 135 của Luật này phải được gửi trước đến tất cả thành viên; thời hạn gửi trước do Điều lệ công ty quy định.  Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ toạ cuộc họp. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. Nội dung biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh; b) Mục đích, chương trình và nội dung họp; c) Thời gian, địa điểm họp; d) Họ, tên chủ toạ, thành viên dự họp; đ) Các ý kiến của thành viên dự họp; e) Các quyết định được thông qua, số thành viên chấp thuận và nội dung cơ bản của các quyết định đó; g) Họ, tên, chữ ký của các thành viên dự họp.5. Ưu điểm và nhược điểm công ty hợp danha. Ưu điểm: Một là, xuất phát từ bản chất đối nhân nên Công ty hợp danh có thể kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người (Các thành viên công ty) để tạo dựng hình ảnh cho công ty.  Hai là, Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.b. Nhược điểm: Mô hình này buộc thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, tức là không giới hạn được rủi ro trong số vốn đã góp vào kinh doanh, và liên đới, tức là có thể phải gánh chịu cả rủi ro cho hành vi của bạn buôn. Việc quản lí cơ sở kinh doanh có thể khó khăn, vì tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền dự họp, thảo luận và biểu quyết, thậm chí mỗi thành viên có thể có một phiếu biểu quyết với cách thức dân chủ có thể so sánh được với các hợp tác xã, cơ chế đồng thuận này có làm cho việc quyết định kinh doanh đôi khi trở nên mất thời gian. Việc rút lui, bán lại phần vốn góp trong cơ sở kinh doanh không dễ dàng, vì cần phải được các thành viên hợp danh còn lại chấp nhận, Điều 133.3, Điều 134.1a Luật doanh nghiệp.15 Thêm nữa, hợp danh cũng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như các công ty khác, bởi vậy mô hình này không mang lại một ưu thế đáng kể nào về thuế đối với người kinh doanh. Những điều trên đây góp phần lí giải tại sao hợp danh không được giới kinh doanh chào đón.16CHƯƠNG II: THỰC TIỄN VỀ LOẠI HÌNH CÔNG TY HỢP DANH1. Nhận thức của xã hội đối với loại hình công ty hợp danhLoại hình công ty hợp danh chỉ mới được quy định từ Luật doanh nghiệp 1999 với 4 điều và đến nay là Luật doanh nghiệp 2005 với vẻn vẹn 11 điều luật nên đối với xã hội còn khá mới mẻ. Nhiều người chưa nhận thức được bản chất của nó nên còn xem công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp đại diện cho chủ sỡ hữu tư nhân. Các nhà kinh doanh khi tìm hiểu pháp luật cũng dễ dàng nhận ra những điểm yếu: Đó là công ty hợp danh không thể trở thành một bên của hợp đồng kinh tế theo pháp luật về hợp đồng của Việt Nam; khả năng huy động vốn hạn chế; những tranh chấp liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động dễ xảy ra. Với công ty hợp danh, các nhà đầu tư chỉ có vỏn vẹn hai lựa chọn: Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản và chia sẻ quyền quản lý với ít nhất là 1 người khác (Thành viên hợp danh). Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản nhưng không có quyền quản lí công ty (Thành viên góp vốn).Với các nhà đầu tư, đây là những sự chọn lựa không thu hút và khó chấp nhận mạo hiểm đầu tư với những rủi ro cao.Những người kinh doanh chưa nhận thức được vai trò của việc Luật doanh nghiệp ghi nhận thêm một loại hình doanh nghiệp mới, không hiểu rõ về công ty hợp danh. Do đó, một số nhóm kinh doanh, hộ kinh doanh có thể có điều kiện để chuyển thành công ty hợp danh nhưng không muốn chuyển đổi. Điều kiện để được chuyển đổi là: Có từ 2 trụ sở kinh doanh trở lên, thường xuyên tuyển lao động. Do vậy, nhiều nhóm kinh doanh, hộ kinh doanh đã cố gắng phá vỡ 1 trong 2 điều kiện trên để không chuyển thành công ty hợp danh. Họ chưa thấy rõ được lợi ích mang lại của công ty hợp danh: Góp phần làm văn minh hóa hành vi kinh doanh; ở vị trí một công ty, công ty hợp danh mang lại một số quyền mà các mô hình kinh doanh không có được.2. Thực trạng đăng ký kinh doanh của các công ty hợp danha. Số lượng đăng ký kinh doanh ít ỏiTheo số liệu từ Trung tâm thông tin doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo Đăng ký kinh doanh từ 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương . Đến ngày 01/07/2013: trong tổng số 40.523 doanh nghiệp, cả nước có 40.523 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó có 249 doanh nghiệp nhà nước, 542 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 39.732 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Và chỉ có 12 công ty hợp danh (chiếm 0,03%).Số lượng công ty hợp danh đã được thành lập theo Luật doanh nghiệp có thể rất khiêm tốn nhưng trong thực tiễn kinh doanh Việt Nam không thiếu những mô hình liên kết với những đặc trưng có thể so sánh được với hợp danh (hiểu theo nghĩa rộng là mọi thỏa thuận hùn vốn, tạo lập tài sản, kinh doanh chung, chia sẻ điều hành và lỗ lãi…). Điển hình là:17 Các hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài (phổ biến trong viễn thông, thăm dò dầu khí, dịch vụ giáo dục…) Các hợp danh đấu thầu của hai hay nhiều đơn vị dự thầu. Tổ hợp các nhà đầu tư (consortium). Các liên kết đa dạng dưới tên gọi hợp đồng liên kết kinh doanh (doanh nghiệp có quyền sử dụng đất liên kết với người khác nhằm khai thác dự án chung cư, trung tâm thương mại, cho thuê…).b. Lý do của thực trạng đăng ký kinh doanh công ty hợp danh hiện nay:Nếu được quyền tự do lựa chọn, người ta có thể ngần ngại trước mô hình công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2005 bởi những lẽ dưới đây: Buộc thành viên chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Việc quản lí cơ sở kinh doanh có thể gặp khó khăn vì tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền dự họp, thảo luận và biểu quyết, thậm chí mỗi thành viên có thể có một phiếu biểu quyết với cách thức dân chủ có thể so sánh được với các hợp tác xã, cơ chế đồng thuận này làm cho việc quyết định kinh doanh đôi khi trở nên mất thời gian. Việc rút lui, bán lại phần vốn góp trong cơ sở kinh doanh không dễ dàng vì cần phải được các thành viên hợp danh còn lại chấp nhận. Ngoài ra, các quy định về công ty hợp danh của Luật doanh nghiệp còn mang tính nguyên tắc, nếu thiếu thỏa thuận chi tiết thì xung đột lợi ích giữa các thành viên khó có thể được điều hòa ổn thỏa. Bên cạnh đó, công ty hợp danh cũng phải chịu thuế như những công ty khác nên mô hình này không mang lại một ưu thế đáng kể nào về thuế đối với người kinh doanh. Bên cạnh đó cũng do ảnh hưởng xã hội nhìn nhận chưa đúng, chưa sâu sắc bản chất pháp lý của công ty hợp danh. Thời gian chưa đủ đài để cho các nhà đầu tư lựa chọn mô hình này (mới được quy định trong Luật). Pháp luật chưa có những quy định cụ thể. Pháp luật kinh tế chưa đồng bộ, chưa tạo ra được môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư. Số lượng các nhóm kinh doanh, hộ kinh doanh đông và được tổ chức gần giống công ty hợp danh lại ngần ngại chuyển đổi mô hình hoạt động. Thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh. Việc xin cấp chứng chỉ hành nghề không đơn giản.3. Hạn chế về công ty hợp danha. Về quy định thành lập công tyTrong điều 130 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 đã cho phép các nhà đầu tư có thể thành lập công ty hợp danh nhưng lại quy định phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài thành viên hợp danh có thể có các thành viên góp vốn.Trong khi đó, Luật cũng quy định thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Như vậy, từ những phân tích trên, trong công ty hợp danh có cả thành viên góp vốn chỉ cần có một thành viên hợp danh và một thành viên góp vốn là đủ tin cậy đối với các đối tác khác của công ty.18Nói quy định đó hạn chế vì giả sử một công ty hợp danh có 2 thành viên hợp danh là A và B. Công ty này đang phát triển nhanh. Nếu A mất mà trong 6 tháng theo quy định của Pháp luật mà B không tìm được người thay thế A thì không lẽ công ty đó không được tồn tại phải bị giải thể. Chưa nói đến việc tìm được người thay thế không hề dễ dàng vì nhiều lý do như: Người đó phải có uy tín và trình độ chuyên môn, đang không làm chủ bất kì doanh nghiệp tư nhân nào, được sự đồng thuận của Hội đồng thành viên và khi tìm được người có đầy đủ các tiêu chí đó rồi nhưng liệu người đó có muốn hợp tác với công ty hay không nữa. Như vậy thấy rằng việc thay thế hay kết nạp thêm thành viên mới không hề đơn giản với loại hình công ty hợp tác với nhau dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau để hoạt động.b. Hạn chế về tư cách pháp nhânTheo điều 84 Bộ Luật dân sự: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện: Được thành lập hợp pháp. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.Vậy tư cách pháp nhân mang lại cho doanh nghiệp lợi ích gì? Giáo sư Jean Claude Ricci dẫn ra đây hai lợi ích cơ bản sau đây:Thứ nhất, việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp luật được đơn giản hóa. Pháp nhân cho phép đơn giản hóa pháp luật. Chúng ta hãy đặt giả thiết là không có pháp nhân mà chỉ có các thể nhân. Khi đó, mỗi thể nhân thành viên đều sẽ phải tham gia vào việc ký kết các giao dịch pháp lý. Hậu quả sẽ rất phức tạp.Thứ hai, việc hình thành pháp nhân làm cho đời sống pháp luật được ổn định lâu dài. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng. Người ta thường hay nói rằng, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân. Thời gian tồn tại của một pháp nhân thường dài hơn cuộc sống của một con người. Và hoạt động của pháp nhân có thể kéo dài, thậm chí rất dài. Pháp nhân không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra đối với thành viên của nó.Nếu đối chiếu bản chất của loại hình công ty hợp danh vào hai lợi ích được dẫn ra trên, thì có thể thấy sự không phù hợp cơ bản khi quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.Đối chiếu với lợi ích thứ nhất, công ty hợp danh không cần đến tư cách pháp nhân để làm đơn giản hóa pháp luật. Bản chất của các quy định của công ty hợp danh là tôn trọng tính thỏa thuận giữa các thành viên hợp danh và các nguyên tắc về đại diện. Số lượng thành viên hợp danh trong công ty hợp danh rất ít. Đặc biệt, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, mô hình công ty hợp danh ở Việt Nam là mô hình đóng kín giữa những thân hữu có thể tin tưởng lẫn nhau. Một thành viên có quyền đại diện cho các thành viên còn lại trong việc ký kết giao dịch với bên thứ ba mà không gặp trở ngại nào.Đối chiếu với lợi ích thứ hai, khác với các loại hình công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trong trường hợp gặp sự cố đối với thành viên hợp danh thì có thể chấm dứt sự tồn tại của nó. Chẳng hạn, nếu công ty hợp danh chỉ có hai thành viên hợp danh mà một người đột ngột qua đời thì công ty hợp danh đứng trước nguy cơ giải thế rất cao nếu thành viên còn lại không tìm được người để tiếp tục hợp danh.19Xét từ góc độ lợi ích của thành viên hợp danh, thì sự tồn tại của tư cách pháp nhân của công ty hợp danh và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn không mang lại lợi ích lớn. ở một chừng mực nào đó, nó còn là sự cản trở.Ở hầu hết các nước, do việc xác định hợp danh là sự liên kết của hai hay nhiều người cùng hùn vốn, tạo tài sản chung, chia sẻ quyền điều hành, cùng chịu lỗ hưởng lãi nên pháp luật đề cao sự thỏa thuận, không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Với điều kiện như vậy, pháp luật nhiều nước không đánh thuế thu nhập đối với công ty hợp danh, từng thành viên chịu thuế với phần thu nhập cá nhân của riêng mình. Lợi ích của những cá nhân tham gia vào hợp danh thông thường là những cá nhân này sẽ không phải chịu thuế hai lần (double taxation). Khác với loại hình hợp danh ở các nước khác, công ty hợp danh ở Việt Nam do có tư cách pháp nhân nên đương nhiên phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản lợi nhuận sau thuế chia cho thành viên hợp danh có thể sẽ bị đánh thuế một lần nữa. Lợi ích của các thành viên rõ ràng là bị ảnh hưởng lớn, trong khi họ đồng thời phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty.Trong một nỗ lực giải quyết tính kém hấp dẫn của mô hình công ty hợp danh. Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định thành viên hợp danh không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty hợp danh. Tuy nhiên, cách xử lý này bị phản đối gay gắt, và ngày 20/11/2007, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân, với quy định thành viên hợp danh vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân.c. Hạn chế về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh Hạn chế về vấn đề thừa kế phần vốn của thành viên hợp danh đã chết hoặc mất tích:Sự hình thành của công ty hợp danh dựa trên quan hệ đã có giữa các thành viên. Đây chính là một đặc trưng cơ bản phân biệt nó với các loại hình công ty khác - các loại hình công ty không có tính chất đối nhân mà chỉ có tính chất đối vốn. Ở Luật doanh nghiệp, nhà làm Luật đã quá chú trọng đến điểm này vì thế coi việc góp vốn, sở hữu vốn góp với việc trở thành thành viên công ty hợp danh hoàn toàn khác nhau. Điểm h, khoản 1 điều 139 quy định: "Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận."Như vậy, để trở thành thành viên hợp danh của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận, nếu không họ sẽ bị buộc bán phần vốn góp của mình cho công ty hoặc cho thành viên hợp danh của công ty. Luật sẽ giải quyết như thế nào nếu trong trường hợp người đó không bán được phần vốn của mình (công ty không có khả năng mua và những người khác cũng không muốn mua)? Họ có thể được coi là chủ nợ của công ty hay bắt buộc phải tìm người mua khác? Rõ ràng trong cố gắng tạo thuận lợi cho thành viên công ty hợp danh, quy định này lại gây khó khăn cho họ khi chuyển nhượng vốn.  Hạn chế về tư cách cá nhân của thành viên hợp danh:Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Vậy, theo Luật doanh nghiệp, thành viên hợp danh không thể là pháp nhân. Tại sao một pháp nhân không thể là thành viên hợp danh của 20công ty hợp danh? Trong thực tế pháp lý nhiều nước trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực tín dụng, bất động sản hay thương mại quốc tế, phần lớn là công ty hợp danh do các thành viên là pháp nhân thành lập. Vì vậy, chúng ta nên xem xét lại khi chỉ cho phép cá nhân là thành viên hợp danh. Hạn chế về vấn đề sau khi công ty hợp danh phá sản:Đối với công ty hợp danh, ngay cả khi các thành viên hợp danh đã làm xong thủ tục phá sản, và công ty đã được xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh doanh, thì các thành viên hợp danh vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty(12). Tuy nhiên, ở đây lại phát sinh một số vấn đề như sau:Giả sử, thành viên hợp danh đang có các khoản nợ cá nhân bên ngoài khác. Vậy trong trường hợp công ty hợp danh vẫn chưa thanh toán hết nợ thì họ sẽ phải thanh toán nợ của công ty trước hay thanh toán nợ cá nhân của họ trước? Trong Luật pháp Việt Nam vẫn chưa quy định rõ điều này.Và nếu giả sử công ty hợp danh còn khoản nợ lớn, vậy thì việc phân chia trả nợ bằng tài sản cá nhân đối với các thành viên hợp danh sẽ như thế nào nếu số lượng tài sản giữa các thành viên hợp danh là không đồng đều nhau? Nếu một người đã trả hết bằng tài sản của mình nhưng công ty vẫn còn nợ một số tiền rất lớn và những người kia vẫn có khả năng trả nợ, vậy có công bằng không khi chịu trách nhiệm vô hạn mà sẽ có người chịu nhiều hơn? Như vậy thì ai cũng sẽ tìm cách để tẩu tán tài sản của mình, chuyển tài sản của mình cho người thân đứng tên. Liệu chỉ với điều lệ của công ty có đủ giá trị pháp lý và cưỡng chế để xử lý những vụ việc như thế này? Hạn chế về vấn đề tổ chức lại công ty hợp danh:Luật doanh nghiệp đã có quy định về việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần hoặc ngược lại và chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, song không có một điều khoản nào quy định việc chuyển đổi công ty dành cho công ty hợp danh, mặc dù Luật Doanh Ngiệp thừa nhận công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà đầu tư cũng có thể có nhu cầu chuyển đổi trong trường hợp sau đây: Công ty hợp danh sang công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty hợp danh. Công ty hợp danh sang doanh nghiệp tư nhân.d. Hạn chế không được phát hành bất kỳ chứng khoán nàoKhông có cơ sở lý luận và thực tiễn xác đáng khi vẫn tiếp tục cấm công ty hợp danh phát hành các loại chứng khoán như quy định của LDN 1999 trong khi LDN 2005 đã thừa nhận công ty hợp danh là pháp nhân.Hiện nay theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 tất cả các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đều được phát hành trái phiếu trừ công ty hợp danh. Nguyên nhân của sự khác nhau về quyền phát hành chứng khoán giữa công ty hợp danh với các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 xuất phát từ tính chất đóng và hạn chế tiếp nhận thành viên mới của công ty hợp danh. Thực tế, lý do này là chưa 12Khoản 1, điều 90 Luật phá sản 2004.21thỏa đáng. Cổ phiếu đem lại quyền sở hữu và quyền quản trị công ty cho chủ sở hữu cổ phần là các cổ đông. Trái phiếu đem lại trái quuyền cho chủ sở hữu trái phiếu đó, họ trở thành chủ nợ của công ty và việc phát hành trái phiếu chỉ ảnh hưởng tới khả năng tài chính của công ty.Có vậy, việc Pháp luật không cho phép công ty hợp danh phát hành cổ phiếu là hoàn toàn phù hợp với bản chât của công ty này.Nhưng việc phát hành trái phiếu để huy động vốn không ảnh hưởng đến tính chất đóng và hạn chế tiếp nhận thành viên mới cuả công ty hợp danh. Thêm vào đó, đứng từ góc độ quuyền lợi của những nhà đầu tư có thể thấy chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh chính là một bảo đảm pháp lý an toàn và quan trọng trong vần đề bảo vệ quyền và lợi ích của những nhà đầu tư.22CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ GIÚP HOÀN THIỆN 1. Một số giải phápa. Về quy định thành lập công tyPháp luật Việt Nam nên nhìn nhận vấn đề này dưới một góc độ có khoa học tạo ra một cơ chế thông thoáng, mềm dẻo hơn. Chẳng hạn thay vì cần tới hai thành viên hợp danh, ta có thể chỉ cần một thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về chuyên môn và chịu trách nhiệm vô hạn và một thành viên góp vốn đầu tư tiền thì đã đủ độ tin cậy đối với các đối tác khác của công ty.Chúng ta có thể tham khảo các quy định về việc thành lập công ty hợp danh ở các nước khác trên thế giới, từ đó sửa đổi bổ sung để phù hợp hơn trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay.b. Về tư cách pháp nhân của công ty hợp danhDo sự xác định hợp danh là dựa trên sự tin tưởng giữa hai hay nhiều người hùn vốn, tạo tài sản chung, chia sẻ quyền hành, cùng chịu lỗ hưởng lãi nên Pháp luật đề cao sự thỏa thuận, không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Nói cách khác, khế ước giữa các bên đã xác lập ra hợp danh, chứ không phải giấy chứng nhận của cơ quan Đăng ký kinh doanh. Với những đặc thù như vậy các thành viên chỉ phải chịu thuế trên phần thu nhập cá nhân của riêng mình. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân đã từng kiến nghị quy định thành viên hợp danh không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty hợp danh, nhưng đã bị phản đối trong Quốc hội khóa 12.Như vậy, ta có thể thấy mô hình công ty hợp danh của nước ta chưa có sức hấp dẫn cao. Tham chiếu đạo Luật ở một số nước thì nhiều nước không đánh thuế thu nhập công ty đối với hợp danh, từng thành viên chịu thuế với phần thu nhập cá nhân của riêng mình. Chính vì thế nước ta nên điều chỉnh trong việc thu thuế đối với công ty hợp danh cũng như thành viên công ty hợp danh. Cụ thể như: Không cần quy định về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh, tức là công ty hợp danh sẽ không có tư cách pháp nhân. Và các thành viên hợp danh sẽ là những người đứng tên trong các hợp đồng giao dịch của công ty. Tuy nhiên điều này sẽ gặp trở ngại nếu như các công ty hợp danh mà có số lượng thành viên hợp danh nhiều. Nếu quy định về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh thì sẽ không tính thuế thu nhập cá nhân với phần lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty hợp danh. Hoặc thay vào đó ta có thể điều chỉnh mức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty hợp danh ở mức thấp hơn như 10 -15% điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn loại hình doanh nghiệp này hơn mà vẫn đảm bảo công bằng vì những thành viên hợp danh tuy có lợi nhưng nếu kinh doanh thuê lỗ họ sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạnc. Về quy định quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danhNhững quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh hiện nay còn quá sơ sài và rất khó để áp dụng trong các trường hợp cụ thể, nếu chỉ sử dụng các điều luật của công ty cũng sẽ khó để giải quyết. Cho nên cần bổ sung những quy định chi tiết hơn hoặc các văn bản áp dụng Luật, như:23 Không nhất thiết quy định thành viên hợp danh là người tiến hành quản lý ( là giám đốc). Bởi lẽ, các thành viên hợp danh là những người có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, nhưng chưa chắc họ có khả năng quản lý và điều hành doanh nghiệp một cách tốt nhất, do họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu chuyên môn hơn là học cách tổ chức quản lý của một doanh nghiệp. Đặt ra điều kiện nhất định để giải quyết vấn đề thừa kế vốn của thành viên hợp danh như xây dựng một thủ tục bắt buộc, buộc các bên phải đi đến thỏa thuận cuối cùng. Cần thiết cho người thừa kế chọn có muốn tham gia công ty hay không, nếu không thì công ty hợp danh phải có trách nhiệm chuyển giao phần vốn đó cho người thừa kế theo thỏa thuận. Quy định rõ về việc sau khi công ty hợp danh phá sản, thành viên hợp danh sẽ phải trả nợ cá nhân hay nợ công ty hợp danh trước? điều này phải được xuất phát theo căn cứ từ thời gian phát sinh khoản nợ, cái nào phát sinh trước sẽ được thanh toán trước. Quy định rõ ràng các thành viên hợp danh phải trả một khoản nợ là như nhau đối với số nợ của công ty nếu ai không trả hết thì coi như nợ và phải có trách nhiệm thanh toán; hoặc phải thỏa thuận rõ ràng trong điều luật công ty để khi phá sản xảy ra thì có căn cứ để giải quyết. Điều này sẽ công bằng với các thành viên hợp danh có dư khả năng trả nợ cho công ty, không thể để xảy ra trường hợp nếu công ty phá sản thì bắt buộc phải kéo theo sự phá sản cuả các thành viên hợp danh.d. Về việc chuyển đổi hình thức kinh doanhVề vấn đề này cần có sự thống nhất giữa các nhà làm Luật để thiết lập ra các cơ chế cũng như các quy định chuyển đổi sao cho phù hợp. Cần tạo điều kiện cho các hình thức doanh nghiệp khác có nhu cầu chuyển đổi sang công ty hợp danh cũng như sự chuyển đổi của công ty hợp danh sang các loại hình doanh nghiệp khác, nhằm giải quyết được một số vấn đề mà công ty hợp danh đang gặp phải.Chẳng hạn công ty hợp danh mà có thành viên không may qua đời, khi đó nếu công ty không có đủ hai thành viên hợp danh thì theo quy định hiện nay thì buộc công ty đó phải giải thể, điều này là rất không hợp lí, chúng ta có thể chuyển đổi công ty hợp danh này sang loại hình doanh nghiệp tư nhân, bởi lẽ chúng là hai loại hình trách nhiệm vô hạn, nếu chuyển đổi thì chỉ thay đổi cơ cấu nên việc chuyển đổi sẽ dễ dàng và thuận tiện, nếu doanh nghiệp tư nhân muốn có thêm vốn, có thành viên góp vốn kinh doanh thì cũng có thể chuyển đổi sang hình thức công ty hợp danh được. Ngoài ra còn có thể chuyển đổi từ công ty hợp danh sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, hoặc từ công ty trách nhiệm hữa hạn sang công ty hợp danh nếu Luật có những quy định rõ ràng.Pháp luật nước ta nên có những quy định thông thoáng hơn về việc chuyển đổi này, từ đó tạo điều kiện phát triển loại hình công ty hợp danh cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, thúc đẩy kinh doanh hiệu quả, hạn chế được nhiều rủi ro phá sản, thua lỗ, giải quyết nhiều vấn đề về vốn…của các doanh nghiệp kinh doanh.Tuy nhiên muốn đảm bảo lợi ích của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì Luật cần phải có những quy định rõ ràng và cụ thể hơn về việc chuyển đổi này.e. Về đại diện cho công ty hợp danh24Khác với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, về nguyên tắc tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền nhân danh tên hãng chung và đại diện cho hợp danh trong các giao dịch. Hành vi của một công ty hợp danh có thể xác lập nghĩa vụ đối với công ty, hành vi ấy có thể dẫn tới trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các thành viên hợp danh khác. Theo điều 137 khoản 1 Luật doanh nghiệp cũng có quy định các thành viên hợp danh cũng có thể hạn chế quyền đại diện của một số thành viên, hạn chế này chỉ có giá trị với bên thứ ba khi người đó biết về hạn chế đó. Song điều này vẫn còn nhiều bất cập bởi các thành viên hợp danh đều muốn có quyền đại diện, hơn nữa theo quy định này thì chỉ hạn chế quyền đại diện của một số thành viên, có nghĩa là số lượng thành viên có quyền đại diện trong công ty không chỉ có một người, mà có thể là nhiều người nếu các thành viên không thể thỏa thuận được với nhau về quyền đại diện.Pháp luật nên có những quy định rõ ràng và cụ thể hơn về vấn đề này, nên thay đổi quy định về thành viên hợp danh, không nhất thiết công ty hợp danh thì phải có 2 thành viên hợp danh trở lên vì như vậy sẽ làm việc quản lí cũng như phân quyền trong công ty trở nên khó khăn. Hoặc nếu bắt buộc công ty hợp danh phải có từ 2 thành viên hợp danh trở lên thì có thể bầu ra một chủ tịch hội đồng thành viên đại diện cho công ty trong các giao dịch, như vậy đồng thời cũng tạo thêm độ tin cậy cho đối tác.f. Về hợp danh bắt buộcHiện nay Pháp luật chuyên ngành và tục lệ ở nhiều nước mô hình hợp danh trở nên bắt buộc đối với một số dịch vụ nhất định, ví dụ kiểm toán độc lập, đại diện sở hữu trí tuệ, dịch thuật có tuyên thệ trước tòa án, dịch vụ thiết kế công trình, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và một số dịch vụ xem là nghề tự do khác. Sở dĩ có những quy định như vậy là bắt nguồn từ truyền thống (người hành nghề tự do thường không được xem là thương nhân), phần được lí giải bởi đặc trưng nghề nghiệp, tính trách nhiệm hữu hạn có thể áp dụng cho thương nhân, song khó có thể chấp nhân với luật sư, bác sĩ, kiến trúc sư hay người đào tạo.Hiện nay Pháp luật nước ta cũng rất để ý tới quy định những ngành nghề đòi hỏi trách nhiệm cao, ý thức trách nhiệm cũng như tính cẩn trọng trong công việc đảm bảo chất lượng dịch vụ là các loại hình trách nhiệm vô hạn, hoặc quy định vốn pháp định cao. Những năm gần đây các ngành nghề như kiểm toán độc lập, dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ pháp lí… đang phát triển với nhiều hình thức khác nhau, như đối với nghành kinh doanh kiểm toán thì có thể lựa chọn hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh, hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Nhưng điều đó lại làm cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ của các ngành nghề này trở nên rất khó khăn.Phải chăng chúng ta nên có những quy định về trách nhiệm vô hạn đối với các ngành nghề này cùng với thiết lập các quy định đòi hỏi những người hành nghề phải có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn. Hoặc chúng ta có thể thực hiện hợp danh bắt buộc đối với các ngành nghề này, khi có những quy định sửa đổi về thành lập công ty hợp danh, chỉ cần một thành viên hợp danh và một thành viên góp vốn là đã đủ điều kiện để thành lập công ty hợp danh. Điều này sẽ góp phần giúp các cơ quan, chính quyền quản lí dễ dàng hơn các loại hình ngành nghề này, đông thời giúp người sử dụng dịch vụ đánh giá chất lượng dịch vụ dễ dàng hơn.2. Một số kiến nghị25

Tài liệu liên quan

  • Tiểu luận môn Luật kinh tế Tiểu luận môn Luật kinh tế
    • 12
    • 5
    • 7
  • Tiểu luận luật kinh tế đề tài CÔNG TY cổ PHẦN Tiểu luận luật kinh tế đề tài CÔNG TY cổ PHẦN
    • 10
    • 1
    • 8
  • Tiểu luận môn luật kinh tế về THÀNH lập, HOẠT ĐỘNG của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn Tiểu luận môn luật kinh tế về THÀNH lập, HOẠT ĐỘNG của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn
    • 6
    • 2
    • 58
  • Tiểu luận môn luật kinh tế Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án ở Việt nam Tiểu luận môn luật kinh tế Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án ở Việt nam
    • 21
    • 5
    • 54
  • Tiểu luận môn luật kinh tế: Phân tích, đánh giá về số liệu, cơ cấu các loại hình DN, lĩnh vực KD  quy mô các DN được thành lập ở TPHCM trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân có loại hình DN được chọn nhiều nhất và ít nhất Tiểu luận môn luật kinh tế: Phân tích, đánh giá về số liệu, cơ cấu các loại hình DN, lĩnh vực KD quy mô các DN được thành lập ở TPHCM trong 5 năm gần đây. Nguyên nhân có loại hình DN được chọn nhiều nhất và ít nhất
    • 22
    • 1
    • 3
  • Tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề hợp đồng kinh tế Tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề hợp đồng kinh tế
    • 50
    • 2
    • 12
  • báo cáo  tiểu luận môn luật kinh tế điều kiện đăng ký báo cáo tiểu luận môn luật kinh tế điều kiện đăng ký
    • 39
    • 953
    • 0
  • báo cáo tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề công ty cổ phần báo cáo tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề công ty cổ phần
    • 38
    • 1
    • 1
  • báo cáo tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề hợp đồng báo cáo tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề hợp đồng
    • 51
    • 1
    • 0
  • báo cáo tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề luật phá sản báo cáo tiểu luận môn luật kinh tế chủ đề luật phá sản
    • 71
    • 775
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(483.38 KB - 30 trang) - Tiểu luận môn luật kinh tế đề tài công ty hợp danh Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Luật Kinh Tế Công Ty Hợp Danh