Tiểu Luận Tìm Hiểu Về Công Ty Hợp Danh - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Kinh tế - Quản lý
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.65 KB, 14 trang )
ĐẠI HỌC HUẾĐẠI HỌC KINH TẾ BÀI TIỂU LUẬNĐề tài:TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY HỢP DANHGiáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiệnNguyễn Anh TuấnThepvongsa VidauPhiladeng SooliphoottaPrasit SutthalukHuế, tháng 7/2013Tìm hiểu về công ty hợp danhLời mở đầuCông ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam lần đầu tiên trong Luật Doanh Nghiệp năm 1999. Ban đầu mới chỉ là những quy định mang tính chất sơ khai, chưa rõ nét nhưng đến Luật Doanh nghiệp 2005, những quy định đó đã được cụ thể hóa, đưa công ty hợp danh trở thành một trong những lựa chọn của các nhà đầu tư khi bỏ vốn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh, đã phát huy hiệu lực và có tác động tích cực đến đời sống xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta.Với mục đích nhằm đảm bảo cho sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh của loại hình doanh nghiệp mới này, Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 đã dành toàn bộ chương V để quy định những vấn đề pháp lý liên quan đến công ty hợp danh. Với sự ra đời để thay thế cho Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về công ty hợp danh có nhiều nội dung mới mẻ mà chúng ta cần tìm hiểu, nắm bắt và nghiên cứu ở góc độ lý luậnPhần I: Những quy định của pháp luật Việt Nam về công ty hợp danhI. Khái niệmTheo điều 130 của Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định:1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.Nhóm 4 GVHD: Page 2Tìm hiểu về công ty hợp danh2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.II. Đặc điểm1. Về thành viênCông ty hợp danh có thể có 2 loại thành viên đó là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Trong đó: Thành viên hợp danh phải là cá nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc người đã là thành viên của công ty hợp danh khác không thể là thành viên hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức. Không có quyền hoạt động nhân danh Công ty, không có quyền điều hành Công ty. Được chia lợi nhuận theo tỷ lệ qui định trong điều lệ Công ty. Thành viên góp vốn được tiếp nhận khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác.Điều 139 của Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về việc tiếp nhận thành viên mới cụ thể như sau:1) Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.2) Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.3) Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thoả thuận khác.2. Về chế độ trách nhiệm đối với tài sản Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Điều đó có nghĩa là các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm Nhóm 4 GVHD: Page 3Tìm hiểu về công ty hợp danhliên đới và vô hạn về các khoản nợ của công ty. Trách nhiệm này không bị giới hạn đối với bất kỳ một thành viên nào. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào công ty3. Về tư cách pháp lý:Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là một điểm mới và là một điểm đặc thù của Luật Doanh Nghiệp 2005 so với Luật Doanh Nghiệp năm 1999.4. Về phát hành chứng khoánVì vốn góp của công ty hợp danh không được thể hiện dưới dạng cổ phần nên công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Để huy động vốn kinh doanh công ty hợp danh được quyền tăng vốn điều lệ của công ty, quyền tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn5. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danhTheo quy định của Luật Doanh Nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý công ty hợp danh gồm: Hội đồng thành viên và Chủ thịch hội đồng thành viên. Hội đồng thành viênĐiều 135 Luật Doanh Nghiệp năm 2005 quy định:1) Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.2) Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp.3) Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:a. Phương hướng phát triển công ty;b. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;Nhóm 4 GVHD: Page 4Tìm hiểu về công ty hợp danhc. Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;d. Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;e. Quyết định dự án đầu tư;f. Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;g. Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơnh. Quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;i. Quyết định giải thể công ty.Đối với các vấn đề khác thì quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh chấp thuận Chủ tịch hội đồng thành viênChủ tịch Hội đồng thành viên phải là thành viên hợp danh do Hội đồng thành viên bầu ra. Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên do Chủ tịch Hội đồng thành viên đảm nhận. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản của công ty.Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau đây:a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các quyết định hoặc nghị quyết của của Hội đồng thành viên;Nhóm 4 GVHD: Page 5Tìm hiểu về công ty hợp danhc) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty;d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;e) Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty hợp danhQuyền và nghĩa vụ của thành viên công ty hợp danh được ghi nhận khi tư cách pháp lý của thành viên đó được xác lập và chấm dứt khi tư cách pháp lý của thành viên đó kết thúcTheo quy định của Luật Doanh Nghiệp, thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có các quyền và nghĩa vụ chung như sau: Thành viên được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần góp vốn và được chia một phần giá trị tài sản còn lại theo tỷ lệ góp vốn vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản. Thành viên phải góp đủ, đúng hạn số vốn như đã cam kết và phải tuân thủ Điều lệ, nội quy của công tyNhóm 4 GVHD: Page 6Tìm hiểu về công ty hợp danh6.1. Đối với thành viên hợp danhĐiều 134 Luật Doanh Nghiệp năm 2005 quy định:1) Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;b) Nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công tyc) Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; nếu ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đóe) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết;f) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty;g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại theo tỷ lệ góp vốn vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;h) Trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuậni) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.2) Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:a) Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên;Nhóm 4 GVHD: Page 7Tìm hiểu về công ty hợp danhb) Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;c) Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;d) Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty mà không đem nộp cho công ty;e) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;f) Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;g) Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.Ngoài ra tại Điều 133 Luật Doanh Nghiệp năm 2005 quy định về việc hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh như sau:1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.Nhóm 4 GVHD: Page 8Tìm hiểu về công ty hợp danhĐiều 138 Luật Doanh Nghiệp năm 2005 có những quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh như sau:1. Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;b) Chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết;c) Bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;d) Bị khai trừ khỏi công ty;đ) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:a) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;b) Vi phạm quy định tại Điều 133 của Luật này;c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;d) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.4. Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thoả đáng.Nhóm 4 GVHD: Page 9Tìm hiểu về công ty hợp danh5. Trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.6. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó6.2. Đối với thành viên góp vốnĐiều 140 Luật Doanh Nghiệp năm 2005 quy định:1) Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;b) Được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty;c) Được cung cấp báo cáo tài chính hàng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;d) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;đ) Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty;e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết hoặc bị Toà tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;Nhóm 4 GVHD: Page 10Tìm hiểu về công ty hợp danhg) Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.2) Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;c) Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên;d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.7. Tài sản của công ty hợp danhĐiều 132 Luật Doanh Nghiệp năm 2005 quy định:1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty.3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện.4. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.Phần II: Thực tiễn của loại hình công ty hợp danh tại Việt NamCông ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp đã xuất hiện khá lâu ở Việt Nam tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu các loại hình doanh nghiệp trong cả nước. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2009 thì trên cả nước có tổng số 205702 doanh nghiệp hoạt động, trong đó, số lượng công ty hợp danh lại vô cùng nhỏ bé chỉ có vỏn vẹn 67 công ty hợp danh doạt động.Nhóm 4 GVHD: Page 11Tìm hiểu về công ty hợp danhHiện nay ở Việt Nam, các công ty hợp danh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ kế toán và kiểm toán, dịch vụ khám và điều trị bệnh, dịch vụ pháp lý.v.v. Cụ thể như Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM). Công ty hợp danh có những lợi thế hơn hẳn nhiều loại hình kinh doanh khác khiến cho nó trở nên hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh. Những lợi thế đó là: - Về phía các đối tác, so với các công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn thì các đối tác thường thích làm ăn với các công ty trách nhiệm vô hạn hơn do ở chỗ, trong các công ty vô hạn, các thành viên chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty không chỉ bằng tài sản công ty mà còn bằng tài sản của cá nhân mình. - Do tính chất đối nhân, các thành viên hợp danh đều quen biết, tin tưởng nhau về uy tín nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, các bên đều hiểu rõ nhau.Vì vậy, công ty hợp danh phát huy được tinh thần đoàn kết, thúc đẩy mỗi thành viên phát huy hết khả năng của mình cho công ty. Bên cạnh đó do thành viên hợp danh lại trực tiếp quản lý, điều hành công ty và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty, do đó mỗi thành viên hợp danh đều dốc toàn bộ sức mình phục vụ cho công việc chung, mục đích chung của toàn công ty tạo ra một khối đoàn kết thống nhất nhằm thu nhiều lợi nhuận và đạt hiệu quả cao trong công việc. Đồng thời, do các thành viên hợp danh toàn quyền quản lý công ty với bản chất đối nhân nên không có sự phân hóa quyền quản lí theo tỷ lệ vốn góp, các thành viên hợp danh đều có quyền ngang nhau trong việc quản lí và điều hành công ty. Vì thế công ty hợp danh có cơ cấu quản lý gọn nhẹ.Loại hình công ty hợp danh tỏ ra khá phù hợp với các nhà đầu tư vừa và nhỏ. Bên cạnh đó các thành viên hợp tác với nhau trên cơ sở quen biết, tin tưởng do đó khá phù hợp với cách làm việc truyền thống của người Việt Nam.Với những ưu điểm nêu trên đáng lẽ công ty hợp danh sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư thế nhưng tình hình thực tế đã phản ảnh điều ngược lại. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do loại hình công ty hợp danh còn tồn tại khá nhiều hạn chế bất cập cụ thể như sau:Nhóm 4 GVHD: Page 12Tìm hiểu về công ty hợp danh- Các nhà đầu tư còn khá rụt rè khi đầu tư vào loại hình công ty hợp danh bởi còn quá nhiều hạn chế, mâu thuẫn và thiếu sót của hệ thống pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh. Điều này gây ra nhiều trở ngại trong việc áp dụng luật vào thực tiễn, tạo ra tâm lý e ngại và thiếu mặn mà với loại hình công ty hợp danh- Khi đầu tư vào công ty hợp danh nhà đầu tư sẽ phải lựa chọn một trong hai loại chế độ chịu trách nhiệm. Nếu chọn chế độ chịu trách nhiệm vô hạn tức là trở thành thành viên hợp danh, nhà đầu tư phải san sẻ quyền quản lí công ty với các thành viên hợp danh khác, họ không thể toàn quyền quyết định bất cứ một vấn đề quan trọng nào của công ty mà không thông qua hội đồng thành viên. Bên cạnh đó họ lại cùng các thành viên khác liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Trong khi đó nếu như đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân họ sẽ chịu trách nhiệm tài sản vô hạn tương tự như công ty hợp danh nhưng lại có thể toàn quyền quản lý công ty, cũng như số vốn của họ. Nếu chọn chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, nhà đầu tư chỉ được làm thành viên góp vốn cho nên họ không có thực quyền trong công ty. Chẳng ai muốn giao tiền của mình cho người khác sử dụng mà mình lại không được quyền quản lí việc sử dụng đồng tiền ấy, không thể quyết định được số phận của số vốn mình bỏ ra. Trong khi đó, nếu họ cũng chọn chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần thì họ sẽ trở thành thành viên hay cổ đông của công ty tương ứng. Họ có quyền thảo luận, biểu quyết các vấn đề của công ty theo phần vốn góp của mình. Như vậy cả hai lựa chọn này đều không thể hấp dẫn được các nhà đầu tư.- Bên cạnh đó công ty hợp danh lại không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào dẫn tới khó khăn, hạn chế trong việc huy động vốn. Công ty hợp danh chỉ có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng phần vốn góp của các thành viên hoặc kết nạp thành viên mới, giải pháp này thể hiện sự thiếu linh hoạt khi huy động vốn, mở rộng kinh doanh, sản xuất- Công ty hợp danh khá phức tạp trong cơ cấu quản lý, vì thành viên trong công ty hợp danh bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau.Nhóm 4 GVHD: Page 13Tìm hiểu về công ty hợp danh- Mọi hoạt động đều nhân danh công ty vì có tư cách pháp nhân nhưng mà trách nhiệm thì vô hạn với thành viên hợp danh. Đó là một hạn chế lớn ảnh hưởng đến quyền lợi của họPhần III: Kết luậnSau quá trình tìm hiểu chúng ta có thể nắm bắt được những quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh và những ưu điểm, hạn chế của loại hình doanh nghiệp này. Các công ty hợp danh tại Việt Nam hiện nay đang chiếm một tỷ trọng quá khiêm tốn so với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty tư nhân, công ty cổ phần v.v. Điều này cũng phần nào phản ánh được rằng những quy định của pháp luật về công ty hợp danh chưa thực sự tạo ra sức hút đối với nhà đầu tư và công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp kém hấp dẫn. Chúng ta sẽ buộc phải nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và khoa học hơn khi mà tại các nước phát triển khác trên thế giới, công ty hợp danh la loại hình doanh nghiệp hết sức phổ biến và có sức hút lớn với các nhà đầu tư. Chúng ta cần có những sự thay đổi mạnh mẽ hơn để bổ sung và hoàn thiện những quy định về công ty hợp danh nhằm giúp cho loại hình doanh nghiệp này trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư trong tương lai.Nhóm 4 GVHD: Page 14
Tài liệu liên quan
Từ khóa » Tiểu Luận Luật Kinh Tế Công Ty Hợp Danh
-
Tiểu Luận Môn Luật Kinh Tế đề Tài Công Ty Hợp Danh - Tài Liệu Text
-
Tiểu Luận Luật Kinh Doanh Công Ty Hợp Danh - Slideshare
-
Tiểu Luận Luật Kinh Doanh Công Ty Hợp Danh - Thế Giới Luật
-
Tiểu Luận Luật Doanh Nghiệp - Công Ty Hợp Danh
-
[PDF] Pháp Luật Việt Nam Về Công Ty Hợp Danh - VNU
-
Bài Tiểu Luận "Công Ty Hợp Danh" - TaiLieu.VN
-
Công Ty Hợp Danh - Tiểu Luận
-
Tiểu Luận Luật Kinh Doanh Công Ty Hợp Danh
-
Tiểu Luận Công Ty Hợp Danh - MỤC LỤC MỤC - StuDocu
-
Tiểu Luận Luật Kinh Doanh Công Ty Hợp Danh - PDFSLIDE.TIPS
-
Bài Tiểu Luận "Công Ty Hợp Danh" - TailieuXANH
-
Tiểu Luận Luật Kinh Doanh: Công Ty Hợp Danh - TailieuXANH
-
Tiểu Luận Công Ty Hợp Danh, Chế độ Pháp Lý Thành Lập Hoạt động
-
Đề Tài Công Ty Hợp Danh - Luận Văn, đồ án, đề Tài Tốt Nghiệp