TIỂU LUẬN: Một Số Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Chất ...
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm TIỂU LUẬN: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức ở Việt nam hiện nay pdf 40 438 KB 151 369 4.3 ( 16 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 40 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Cán bộ công chức Chất lượng đội ngũ cán bộ Quản trị nhân lực báo cáo quản trị nhân lực thực trạng quản trị nhân lực Luận văn quản trị nhân lực doanh nghiệp tiểu luận
Nội dung
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức ở Việt nam hiện nay Lời nói đầu Mỗi chế độ xã hội muốn đứng vững và phát triển đều phải xây dựng nên bởi những con người hết lòng trung thành với chế độ, có trí tuệ và năng lực. Trong xã hội ngày nay, đó là những công chức, những người trực tiếp phục vụ chế độ. Họ là người đại diện cho Nhà nước để xây dựng và thực thi các chủ trương chính sách. Họ là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam giờ đây đang trong thời kỳ đổi mới, những thay đổi về kinh tế xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Một mặt, chúng ta cố gắng huy động mọi tiềm năng để đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, mặt khác, lại phải luôn tỉnh táo, cảnh giác để hướng sự phát triển này không đi chệch mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Cán bộ, công nhân viên chức là những người gánh trên vai trọng trách nặng nề của đất nước, vì vậy họ phải thực sự là những “con người xã hội chủ nghĩa”. Ngay từ khi Đảng ta ra đời, vấn đề cán bộ đã được coi là mối quan tâm hàng đầu và ngày càng được chú ý. Mấy năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về vấn đề cán bộ công chức nhằm củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao đội ngũ này. Tuy nhiên, muốn đưa ra được những chủ trương, chính sách đúng đắn và thực hiện một cách có hiệu quả, thì cùng với việc tăng cường công tác tổng kết thực tiễn cần nắm vững lý luận, đi sâu vào bản chất của khái niệm, thấy được những nét đặc thù và vai trò của cán bộ công chức đồng thời nhận rõ những thuận lợi cũng như khó khăn mà giai đoạn phát triển mới đang đặt ra cũng như yêu cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ công chức hiện nay. Với mục đích nghiên cứu, tìm hiểu các giải pháp để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện nay, em xin chọn đề tài: “Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức ở Việt nam hiện nay” cho bài viết này. Để hoàn thành bài viết này, em xin chân thành cảm ơn cô Đoàn Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, vấn đề về cán bộ, công chức hết sức phong phú và phức tạp, cộng với khả năng chuyên môn có hạn nên đề tài khó có thể đề cập hết được trong một công trình mang tính chất là “Đề án môn học”. Vì vậy, đề tài khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô để cho những bài viết sau được hoàn thiện hơn. Chương I Tổng quan về cán bộ, công chức I. khái niệm về cán bộ,công chức Do tính đặc thù của các quốc gia khác nhau nên khái niệm cán bộ công chức giữa các nước cũng không hoàn toàn thống nhất. Có nước chỉ giới hạn công chức trong phạm vi quản lý Nhà nước, thi hành pháp luật. Cũng có nước quan niệm công chức bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan sự nghiệp thực hiện dịch vụ công. Nhìn chung, đa số các nước đều giới hạn nghiên cứu cán bộ công chức trong phạm vi bộ máy hành chính Nhà nước (Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương); những nhà hoạt động chính trị do bầu cử hay hoạt động trong các cơ quan sự nghiệp và cơ sở kinh doanh của Nhà nước không phải là công chức. ở nước ta, phù hợp với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy Nhà nước, Đảng, đoàn thể, chúng ta dùng khái niệm “cán bộ, công chức”. Teo pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 09-03-1998 và các văn bản khác của Chính phủ thì cán bộ, công chức là công dân Việt nam, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, bao gồm: - Những người do bầu cử để đảm nhận chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan Nhà nước , tổ chức chính trị - xã hội. - Những người làm việc trong các tổ chức chính trị- xã hội và một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc phân công làm nhiệm vụ thường xuyên trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. - Những người làm việc trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành nghề chuyên môn và được xếp vào một ngạch. - Các thẩm phán, kiểm soát viên được bổ nhiệm theo luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm toà án; Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và pháp lệnh về kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân. - Những người làm việc trong các cơ quan thuộc quân đội, công an nhân dân mà không phải là những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao làm nhiệm vụ thường xuyên trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. - Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp Nhà nước. Các tiêu chí để xác định cán bộ công chức ở Việt nam hiện nay bao gồm: a- Là công dân Việt nam . b- Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử vào làm việc trong biên chế chính thức của bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. c- Được xếp vào một ngạch trong hệ thống ngạch bậc của công chức do Nhà nước quy định. d- Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước . Như vậy khái niệm cán bộ, công chức của ta bao hàm một phạm vi rộng hơn so với khái niệm cán bộ công chức hành chính của các quốc gia khác, phạm trù công chức của ta không giới hạn trong phạm vi nền hành chính Nhà nước, mà bao hàm cả hệ thống chính trị. Đó là đặc thù xuất phát từ chế độ chính trị của chúng ta. ii. Phân loại cán bộ, công chức Cán bộ, công chức được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: theo tính chất công việc mà họ đảm nhận trong các cơ quan Nhà nước, theo ngạch và bậc, công chức. 1. Phân loại cán bộ, công chức theo tính chất công việc Theo tiêu thức này, cán bộ, công chức có thể được chia thành 4 nhóm: 1.1. Công chức lãnh đạo: là những công chức giữ cương vị chỉ huy trong điều hành công việc.Tuỳ theo tính chất công việc ở các vị trí khác nhau mà phân ra công chức lãnh đạo ở cấp độ cao thấp khác nhau. Công chức lãnh đạo là những người ra các quyết định quản lý, tổ chức và điều hành những người dưới quyền thực hiện công việc. Công chức lãnh đạo được giao những thẩm quyền nhất định. Thẩm quyền đó gắn với chức vụ người lãnh đạo đảm nhiệm. 1.2. Công chức chuyên gia: Là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có khả năng nghiên cứu, đề xuất những phương hướng, quan điểm và thực thi công việc chuyên môn phức tạp. Họ là những người tư vấn cho lãnh đạo, đồng thời cũng là những nhà chuyên môn tác nghiệp những công việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhất định. 1.3. Công chức thi hành công vụ nhân danh quyền lực Nhà nước: Là những người mà bản thân họ không có thẩm quyền ra quyết định như công chức lãnh đạo. Họ là những người thừa hành công việc, thực thi công vụ. Họ được trao những thẩm quyền nhất định trong phạm vi công tác của mình khi làm phận sự. Ví dụ, các công chức làm nhiệm vụ cảnh sát, thuế vụ, hải quan, thanh tra… khi thực hiện công vụ họ có quyền bắt buộc người khác phải thực hiện luật pháp. 1.4. Nhân viên hành chính: Là những người thừa hành nhiệm vụ do các công chức hành chính giao phó. Họ là những người làm công tác phục vụ trong bộ máy Nhà nước, bản thân họ có trình độ chuyên môn kĩ thuật ở mức thấp, nên chỉ tuân thủ sự hướng dẫn của cấp trên. 2. Phân loại cán bộ, công chức theo ngạch, bậc 2.1. Ngạch cán bộ, công chức: ngạch là một khái niệm chỉ trình độ, năng lực, khả năng chuyên môn và ngành nghề của cán bộ công chức. Bất cứ một người cán bộ nào, sau khi được chính thức tuyển dụng, đều được xét vào một ngạch nhất định. Người ta căn cứ vào quá trình đào tạo, khả năng chuyên môn nghiệp vụ để phân loại cán bộ công chức theo các ngạch khác nhau và có chức danh tiêu chuẩn riêng. Hiện nay, cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước ta được xếp theo các ngạch: nhân viên, cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và cố vấn, theo quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29-5-1993. Thực ra tên gọi các ngạch chỉ là qui ước. Vấn đề quan trọng là định rõ tiêu chuẩn cho từng ngạch để có căn cứ thoả đáng xếp cán bộ công chức vào ngạch nhất định. 2.2. Bậc: mỗi ngạch lại chia làm nhiều bậc. Bậc là các thứ hạng trong một ngạch. Nếu chuyển ngạch phải được đào tạo, phải qua thi tuyển, thì việc nâng bậc trong phạm vi ngạch chỉ phụ thuộc vào thâm niên công tác, chất lượng công tác và kỷ luật của cán bộ công chức. Iii . sự cần thiết nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay 1. Chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức Một đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là đội ngũ có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực, nắm bắt được những yêu cầu của thời đại, có đủ tài năng, đạo đức và ý chí để thiết kế và tổ chức thực hiện những kế hoạch của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên mọi lĩnh vực, bảo đảm thực hiện có kết quả những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 1.1. Năng lực chuyên môn - Trình độ văn hoá và chuyên môn (thông qua chỉ tiêu bậc học, ngành được đào tạo, hình thức đào tạo, ngạch, bậc công chức …). - Kinh nghiệm công tác (thông qua chỉ tiêu thâm niên công tác, vị trí công tác đã trải qua…). - Kỹ năng (thành thạo nghiệp vụ, biết làm các công việc chuyên môn…). 1.2. Năng lực tổ chức quản lý Đó là khả năng tổ chức và phối hợp các hoạt động của các nhân viên, khả năng làm việc với con người và đưa tổ chức tới mục tiêu. Năng lực này đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với nhà quản lý, vì vậy nó hay được xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo. Cách nhận biết một người có năng lực tổ chức có thể dựa vào những tiêu chuẩn mang tính định tính như: - Biết mình, nhất là biết nhìn mình qua nhận xét của người khác. - Biết người, nghĩa là biết nhìn nhận con người đúng với thực chất của họ và biết sử dụng họ. + Có khả năng tiếp cận dễ dàng với những người khác. + Biết tập hợp những người khác nhau vào một tập thể theo nguyên tắc bổ sung nhau. + Biết giao việc cho người khác và kiểm tra việc thực hiện của họ. - Tháo vát, sáng kiến biết cần phải làm gì và làm như thế nào trong mọi tình huống, có những giải pháp sáng tạo. - Quyết đoán, dám ra quyết định và dám chịu trách nhiệm. 1.3. Kết quả công việc đã thực hiện cả về số lượng, chất lượng, thời gian (thành tích công tác) Do những đặc điểm của lao động quản lý, trên thực tế, người ta rất khó xác định và đo lường kết quả lam việc của cán bộ quản lý, khó xác định kết quả của cá nhân cán bộ quản lý với kết quả chung của cả nhóm hoặc tổ chức mà người đó làm việc, vi cậy khi đánh giá kết quả làm việc của cán bộ cần chú ý những điểm sau: + So sánh kết quả đã đạt được với chi phí bỏ ra để có được kết quả này, tức là chú ý đến hiệu quả. + So sánh kết quả với điều kiện thực tế của tổ chức (nguồn lực, tiềm năng, thuận lợi, khó khăn…). + Đặt kết quả công việc trong mối quan hệ với thời gian. Đôi khi phải nhiều năm mới thấy được kết quả của một quyết định quản lý. + Đặt kết quả công việc của cá nhân người cán bộ đó trong mối quan hệ với năng suất, kết quả của tập thể. This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Đơn xin việc Thực hành Excel Hóa học 11 Đề thi mẫu TOEIC Giải phẫu sinh lý Lý thuyết Dow Trắc nghiệm Sinh 12 Tài chính hành vi Mẫu sơ yếu lý lịch Đồ án tốt nghiệp Bài tiểu luận mẫu Atlat Địa lí Việt Nam adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Tiểu Luận Xây Dựng đội Ngũ Cán Bộ Công Chức
-
[PDF] Luận Văn: Xây Dựng đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã đáp ... - VNU
-
Luận Văn: Xây Dựng đội Ngũ Công Chức Hành Chính Nhà Nước
-
Quan điểm, Mục Tiêu, Nhiệm Vụ Và Giải Pháp Xây Dựng đội Ngũ Cán Bộ
-
Tiểu Luận Cao Học Công Tác Xây Dựng đội Ngũ Cán Bộ Trong Giai ...
-
Tiểu Luận Thực Trạng Và Những Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Thực ...
-
[PDF] Nguyễn Thị Thảo Nâng Cao Chất Lượng đội Ngũ Công Chức Cấp Xã ...
-
[PDF] XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY THEO ...
-
Đề Tài: Nâng Cao Chất Lượng đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Xã Tiến ...
-
Tài Liệu Tiểu Luận Cao Học Công Tác Xây Dựng đội Ngũ Cán Bộ Trong ...
-
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức - Hỏi Đáp
-
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Cán Bộ, Công Chức
-
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức
-
Luận Văn Xây Dựng đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Hành Chính Nhà ...
-
Tiểu Luận: Công Tác đánh Giá Cán Bộ, Công Chức . DOCX - HAY