Tiểu Luận So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Triết Học Phương Đông Và Triết ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Giáo Án Mẫu
Tổng hợp giáo án điện tử mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học
Tiểu luận So sánh sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đạiMỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY 5
Chương 2: NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI CỔ ĐẠI 7
2.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của phương Đông và phương Tây thời cổ đại 7
2.2.Đối tượng và quy mô 9
2.3. Tư tưởng về nhận thức 15
2.4. Tư tưởng biện chứng 18
2.5. Tư tưởng về con người 22
2.6. Sự phân chia trường phái triết học và tiến trình phát triển 24
2.7. Hệ thống thuật ngữ của triết học 26
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
30 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 12142 | Lượt tải: 1 Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tiểu luận So sánh sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênn vật. Những hạt giống ấy có những kết hợp khác nhau tạo thành mọi vật đang tồn tại. Động lực quyết định sự kết hợp và tách biệt của các hạt giống là Nuxơ (trí tuệ vũ trụ). Êmpêđôclơ cho rằng khởi nguyên thế giới vật chất là một số yếu tố xác định, có chất lượng khác nhau. Đó chính là đất, nước, lửa và không khí. Những yếu tố đó luôn vận động, nguyên nhân của sự vận động là do sự tác động qua lại của hai lực “tình yêu” và “hận thù”. Quan điểm bản nguyên la cái phổ biến xuất hiện trong trường phái nguyên tử luận (thế kỷ V – IV trước Công nguyên) Đênôcrit thừa nhận nguyên tử (tồn tại) và chân không (không tồn tại) là những bản nguyên thế giới luôn đối lập nhau. Nguyên tử là một yếu tố vật chất có tính quy định và tính tích cực nội tại, luôn vận động trong chân không vô tận. Nguyên tử vận động va chạm vào nhau, đẩy nhau rồi xoắn lấy nhau, tan hợp, hợp tan theo những trình tự nhất định. Vận động của từng nguyên tử trong chân không tuân theo quy luật khách quan định hình nên một vũ trị sinh động và biến hoá. * Tóm lại: Đối tượng của triết học phương Đông cổ đại chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức và tôn giáo, trong đó lấ con người, xã hội làm tâm điểm để nhìn xung quanh. Vì vậy, nếu như triết học Ấn Độ cổ đại luôn lí giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan ấy dưới góc độ tâm lính tôn giáo nhằm đạt tới sự giải thoát thì triết học Trung Quốc cổ đại lại giải đáp những vấn đề thực tiễn xã hội đặt ra bằng các học thuyết chính trị - xã hội. Việc quá tập trung chú ý đến những vấn đề giải thoát, đạo làm người mà ít chú ý đến những vấn đề triết học tự nhiên đã là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận và sự lạc hậu về khoa học thực chứng của người phương Đông cổ đại. Trong khi đó, đối tượng của triết học phương Tây cổ đại rất rộng lớn, bao gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy, mà gốc là tự nhiên. Việc các nhà triết học Hy Lạp cổ đại có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề bản thể luận và nhận thức luận được lí giải bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên. Các nhà triết học cũng đồng thời là những nhà khoa học tự nhiên. Khoa học lúc đó chưa phân ngành, nhà triết học đồng thời là nhà toán học, vật lí học, thiên văn học, khác với các nhà triết học phương Đông cổ đại thường là chính trị, nhà giáo dục,.. Sự gắn liền triết học với khoa học tự nhiên của triết học Hy Lạp cổ đại chính là nguồn gốc sự khác biệt trong đối tượng hai nền triết học phương Đông và triết học phương Tây cổ đại. 2.2.2. Qui mô Ở phương Đông cổ đại, những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần tuý mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái này lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập. Nói chung, triết học phương Đông cổ đại thường ẩn giấu đằng sau các khoa học khác như triết học Trung Hoa đan xen với chính trị lý luận, triết học Ấn Độ lại đan xen với tôn giáo và nghệ thuật. Còn ở phương Tây cổ đại, ngay từ thời kỳ đầu, triết học đã là một khoa học độc lập. Thậm trí các khoa học khác lại thường ẩn giấu đằng sau triết học. Ta bắt gặp những kiến thức về khoa học tự nhiên trong các học thuyết triết học của các nhà triết học tự nhiên như Hêraclit, Ta let, Pitago, Đêmocrit, * Tóm lại: Sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội, bối cảnh lịch sử, xuất thân của các nhà triết học và đối tượng của triết học đã dẫn đến sự khôgn giống nhau trong qui mô phản ánh của các nền triết học: Phương Đông và phương Tây cổ đại cùng phương thức biểu hiện của nó. 2.3. Tư tưởng về nhận thức Vấn đề về nhận thức được các nhà triết học cổ đại cả phương Đông lẫn phương Tây đều rất quan tâm. Mặc dù còn ở trình độ tư duy lạc hậu nhưng tư tưởng về nhận thức của các triết gia cổ đại cũng có những tiến bộ nhất định. Bàn về vấn đề này, mỗi triết gia lại có những quan điểm riêng. Các nhà triết học phương Đông thường đề cao tư duy trực giác nhưng ngược lại, các nhà triết học phương Tây cổ đại lại đề cao tư duy lý tính. Đây cũng là một trong những điểm khác nhau căn bản giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại. Ở phương Đông cổ đại, trình độ tư duy trừu tượng của con người đã được đánh giá khá cao so với thời đó, đặc biệt khi kí giải các vấn đề bản thể luận nhận thức luận, lôgíc, về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Tuy nhiên, triết học phương Đông cổ đại thường đề cao tư duy trực giác, đẩy được coi là phương thức tư duy đặc thù của người Trung Quốc trong một thời kỳ lịch sử lâu dai. Theo nghĩa chữ Hán, trực là thẳng, giác là hiểu biết, trực giác có nghĩa là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm, bản chất của sự vật, hiện tượn. Mức độ thấp của trực giác gần với giác quan thứ sáu, ví như lần đầu tiên gặp một người nào đó, chúng ta thường có những linh tinh cảm nhận đầu tiên. Như vậy, trực giác đạt đến cái mà tư duy lý tính, phân tích, mổ xẻ không bao giờ đạt. Nó là phương thức tư duy phù hợp với đối tượng vận động. Trong triết học phương Đông cổ đại, hầu hết các nhà tư tưởng (đặc biệt là các nhà tư tưởng Trung Quốc) đều sử dụng phương thức tư duy trực giác để tìm ra chân lí về thế giới, vạn vật và về con người, cuộc đời. Phương thức tư duy này đặc biệt coi trọng chữ “tâm”, coi “tâm” là gốc rễ của nhân thức, lấy “tâm” để bao quát sự vật. Điều này được biểu hiện trong tư tưởng về nhận thức của Mặc Tử, Tuân Tử, Trong tư tưởng về nhận thức của Mặc Tử, ông coi trọng kinh nghiệm cảm giác, để cao vai trò của nhận thức cảm giác trong quá trình nhận thức của con người. Ông cho rằng phàm cái gì mà lỗ tai con mắt không cảm nhận thấy là không có. Ông đưa ra học thuyết “Tam biểu” nổi tiếng. Trong đó, ông chủ trương lời nói muốn chính xác tất phải có ba biểu: Có cái gốc của nó, có cái nguồn của nó, có cái dụng của nó. Cùng với quan điểm này, Tuân Tử cũng cho rằng quá trình nhận thứuc của con người trước hết bắt đầu từ kinh nghiệm cảm quan do các giác quan đưa lại. Mỗi giác quan đều có những tính riêng biệt, phản ánh một mặt hiện tượng nào đó của sự vật bên ngoài. Do vậy, muốn nhận thức đúng, sâu sắc còn cẩn phải dựa vào một “khí quan đặc biệt” là tư duy (ở đây Tuân Tử cho là “Tâm”). Ông cho rằng, chỉ có qua sự duy lí của tư duy thì mới có thể phân biệt hoặc phán đoán đúng được tính chất của sự vật do các cơ quan cảm giác phản ánh, nhưng hoạt động của tư duy (Tâm) cũng phải lấy sự hoạt động của các cơ quan cảm giác làm cơ sở. Trình độ tư duy trừu tượng của người Trung Quốc cổ đại được đánh giá cao trong việc xây dựng các khái niệm phạm trù triết học. Các triết gia Trung Quốc cổ đại tập trung xây dựng và lí giải các cặp phạm trù như: “Danh - Thức”, “Tâm - Vật”, “Lý - Khí” bàn đến lôgic trong khái niệm nhưng mới ở trình độ tư duy thấp. Mặc dù phương thức tư duy trực giác có những ưu điểm như giữ được cái tổng thể của sự vật, hiện tượng phù hợp với cả các đối tượng vận động không ngừng mà tư duy phân tích mổ xẻ không đạt đến những mặt khác, điều đó lại tiềm tàng những nhược điểm. Mặt hạn chế của phương pháp tư duy trực giác là không phổ biến rộng rãi được. Bởi lẽ, trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Ở phương Tây cổ đại, triết học Hy Lạp cổ đại trong khi bàn về vấn đề nhận thức luận đã đề cao vai trò của tư duy lý tính. Điều này được thể hiện rõ nét trong các học thuyết của trường phái Êlê và Đêmôcrít. Trong trường phái Êlê, các nhà triết học cho rằng, việc đối lập tư duy duy lý về các sự vật với trực quan cảm tính của con người về chúng va các ý kiến dựa vào tực quan là động cơ nghiên cứu của mình. “ Tri thức” chống lại “ý kiến” giả dối - tức chân lý chống lại sai lầm cảm tính, đó là phản đề xuyên suốt triết học Pacmênit và Dênôn. Pacmênit đề cao vai trò nhận thức lý tính, ông coi trọng việc dùng kí trí để giải quyết các vấn đề khi thảo luận. Còn Dênôn cho rằng, nếu dùng trực quan cảm tính dễ nhận thực sự vật thì sẽ không hiểu được bản chất sự vật. Muốn vậy, phải có tư duy trừu tượng. Điều đó cũng có nghĩa, ông phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính đề cao vai trò của nhận thức lý tính. Còn Đêmôcrít thì chia nhận thức ra hai loại nhận thức trong sáng (tư duy lý luận) và nhận thức mò tối. Ông thừa nhận mối liên hệ qua lại, sâu sắc giữa hiện thực và chân lý, giữa cảm giác và tư duy lý luận, giữa cảm tính và lý tính. Theo ông, cảm tính không thể đạt tới nhận thức chân lý về hiện thực, nhưng chúng ta nhận thức được sức mạnh xác thực từ cảm tính. Như vậy, Đômêcrít đề cao nhận thức lí tính nhưng không coi thường nhận thức cảm tính mà coi nó là tiềm đề cần thiết để nhận thức lí tính, là tài liệu để lí tính nhận thức chân lí. Như vậy, có thể thất rằng tư tưởng về nhận thức của các triết gia Hy Lạp cổ đại có nhiều quan điểm tiến bộ. Một số triết gia đã thấy được quá trình nhận thức của con người đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính. Tuy nhiên, hầu hết các triết gia Hy Lạp cổ đại đều đề cao vai trò của lí tính trong quá trình nhận thức mà không hoặc ít thấy được vai trò của cảm giác, của nhận thức cảm tính. Việc đề cao tối đa phương thức tư duy lí tính cũng tồn tại những mặt hạn chế. Đó là việc các nhà triết học có xu hướng cố lập hoá, cách lý hoá làm mất đi tính tổng thể của sự vật, hiện tượng. Mặt khác mọi vật đều luôn vận động và biến đổi không ngừng VI Lênin cho rằng, chúng ta không thể biểu hiện đo lường, hình dung sự vận động mà không cắt đứt tính liên tục của nó, không tách rời, không giết chết cái gì đang sống. Điều này có nghĩa, việc quá đề cao tư duy duy lí, phân tích mổ xẻ của các nhà triết học phương Tây cổ đại là nguồn gốc sâu sa của tư duy siêu hình. Một điểm khác nhau trong tư tưởng về nhận thức giữa hai nền triết học phương Đông và phương Tây cổ đại là triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà vào nhau (đặt cùng trong một hệ quy chiếu) thì nhận thức sẽ dễ dang. * Tóm lại: Điểm khác nhau cơ bản về tư tưởng nhận thức của hai nền triết học phương Đông và phương Tây cổ đại là triết học phương Tây cổ đại ngã về tư duy duy lí, phân tích
File đính kèm:
- Lương Đức Tâm.doc
- Tiểu luận Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới ở Việt Nam
20 trang | Lượt xem: 11007 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay
31 trang | Lượt xem: 3940 | Lượt tải: 4
- Đaị cương về quản lý hành chính nhà nước - Nguyễn Khắc Thái Sơn
14 trang | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0
- Đáp án cuộc thi tìm hiểu ‘Công đoàn Việt Nam – 80 năm, một chặng đường lịch sử’
12 trang | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0
- Giáo án lớp 3 - Tuần 15
33 trang | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận So sánh sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại
30 trang | Lượt xem: 12142 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận Quan điểm toàn diện và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt nam hiện nay
15 trang | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 5
- Giáo án lớp 3 - Tuần 16
35 trang | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 2
- Tiểu luận Vận dụng quan điểm triết học Mác xít về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất để phát triển những thành tựu, hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn từ đổi mới đến nay
16 trang | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 2
- Tiểu luận Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở nước ta hiện nay
26 trang | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 2
Copyright © 2024 GiaoAnMau.com - Giáo án hay, Giáo án mới, Sáng kiến kinh nghiệm mới
Từ khóa » Tiểu Luận So Sánh Triết Học Phương đông Và Phương Tây
-
Tiểu Luận Sự Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Triết Học Phương đông ...
-
3 Mẫu Tiểu Luận So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Triết Học Phương Đông ...
-
Tiểu Luận: Điểm Khác Biệt Căn Bản Giữa Triết Học Phương Đông Và ...
-
Tiểu Luận Tìm Hiểu Hai Nền Triết Học Phương đông ... - Tài Liệu - Ebook
-
[DOC] Sự Giống Nhau Giữa Triết Học Phương đông Và Phương Tây - 5pdf
-
[DOC] Sự Khác Nhau Giữa Triết Học Phương đông Và Phương Tây - 5pdf
-
Tiểu Luận Triết Học: Sự Khác Biệt Giữa Triết Học Phương Đông Và ...
-
Top 15 Bài Mẫu Tiểu Luận Triết Học Chọn Lọc Mới Nhất - Tải Miễn Phí
-
Sự Khác Biệt Giữa Triết Học Phương đông Và Phương Tây', Luận Văn
-
SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ ...
-
Vài So Sánh Giữa Triết Học Phương Đông Và Triết Học Phương Tây
-
Vài So Sánh Giữa Triết Học Phương Đông Và Triết Học Phương Tây
-
Danh Sách Tài Tiểu Luận Triết Học Phương Đông Và Phương Tây
-
Tiểu Luận Triết Học - PDFCOFFEE.COM