Vài So Sánh Giữa Triết Học Phương Đông Và Triết Học Phương Tây

Sao giờ lắm sách cổ học như kinh dịch, nho lão, tôn tử, đạo lão... thế nhỉ? Liệu hoài cổ quá có hay lắm không? Luận sâu sắc về lời Hegel - Mác dạy có khi còn ít hơn cả luận Kinh Dịch, Mạnh Tử, Tôn Tử ấy...

Bài này mong các bạn chia sẻ vài điểm khác biệt về triếthọc, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống.

- Thứ nhất, ta sẽ phân biệt đâu là Đông, đâu là Tây.

- Thứ hai, ta so sánh bối cảnh xã hội ra đời, pt triết học phương Đông, phương Tây

- Thứ ba, ta so sánh đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây

- Thứ tư, ta so sánh phương pháp nhận thứ của 2 nền triết học đó

- Thứ năm, những nhận xét về vận dụng hai dòng kiến thức đó sao cho hợp lý

Phương Đôngđể chỉ các nước châu Á các nên văn minh trên ba lưu vực sông lớn: sông Nin, sông Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là Ai Cập, ả rập, ấn độ và Trung Hoa. Hầu hết các nền tôn giáo lớn của thế giới đều xuất hiện ở đây.

Phương TâyPhương Tây chủ yếu là các nước Tây âu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha... Ngày nay chúng ta gộp cả Mỹ vào.

Đặc điểm hai loại hình cơ sở xã hội Đông - Tây là tĩnh, ổn định đối nghịch với động, biến động nhanh. Triết học lỏng lẻo, mềm dẻo của Đông đối lại là triết học chặt chẽ, thống nhất thành hệ thống của Tây. Triết học phương Tây đi từ gốc lên ngọn (từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận... từ đó xây dựng nhân sinh quan con người;) trong khi triết học phương Đông đi từ ngọn xuống gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận...). Đó là 2 nét chính của hai nền triết học Đông - Tây.

Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương Đông, triết học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội.

Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà Triết học phương Tây thiên về giải thích thế giới theo nhiều cách còn mục đích chính của phương Đông là cải tạo thế giới gồm có: ổn định xã hội, giải thoát cho con người và làm sao cho con người hoà đồng với thiên nhiên.

Nguồn gốc là do ở phương Đông, thượng tầng kiến trúc ra đời trước và thúc đẩy dự phát triển của hạ tầng cơ sở, còn ở phương Tây hạ tầng cơ sở quyết định đến thượng tầng kiến trúc.

Về đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, TâyĐối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật.

Trong khi đó phương Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm.

Về phương pháp nhận thức của 2 nền triết học đó

Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác.

Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển... và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật... của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn... cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.

Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.

Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.

Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì trong triết học phương Đông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn... để không bị lưới giả về nghĩa do khái niệm che phủ. Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đa nghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các phân tích khác nhau.

Triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữa lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc đã có.

Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước.

Trong phép biện chứng giải thích quy luật của sự vận động - phát triển cũng có nét khác biệt. Phương Đông nghiêng về thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần hoàn. Phương tây nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.

Một nét nữa của triết học Tây - Đông là theo thống kê thì triết học phương Tây thiện về hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến, cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể...

Khuynh hướng nổi trội của phương Đông lại là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hoà hợp, quân bình chủ nghĩa, thống nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh triết, tôn giáo, tâm lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ...

Đông (Á)

Tây (Âu)

Tinh thần - Đời người - Tĩnh lặng cảm nhận các mối quan hệVật chất - Máy móc - Mạnh mẽ, quyết liệt, Sức động, quan tâm thực thể độc lập
Thiên về tôn giáo, mỹ thuật, nghệ thuậtThiên về khoa học công nghệ
Sử dụng tình cảm, quan tâm đạo đức -- Con người, đạo họcSử dụng trí tuệ, tư tưởng, quan tâm sự vật/hiện tượng -- Vũ trụ, học thuyết
Dùng trực giác, tổng thể vẫn loanh quanh những lối cũ, bề ngòaiDùng lý trí, mất dần tổng thể, ngày càng phong phú, cụ thể
Quan tâm phần ngọn: nhân sinh quan, cách sống, lối sốngQuan tâm phần gốc: thế giới quan, bản thể luận, nhận thức luận
Ảnh hưởng tới: kinh nghiệm/hoàn thiện cá nhân, ổn định xã hộiẢnh hưởng tới: giải thích/lý luận về thế giới, thực hành kỹ nghệ, tự do cá nhân, cách mạng xã hội

Từ khóa » Tiểu Luận So Sánh Triết Học Phương đông Và Phương Tây