Tiểu Luận Tâm Lý Học Lãnh đạo - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Tâm lý học
Tiểu luận tâm lý học lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.72 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦUTrong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ là những người được Đảng,Nhà nước và nhân dân tin tưởng, trao cho chức vụ, quyền hạn, với trọng tráchthay mặt nhân dân điều hành việc thực hiện các chủ trương, chính sách, cácnhiệm vụ xây dựng đất nước. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải lànhững người có tâm huyết, có năng lực nghiệp vụ, trình độ lí luận chính trị cao.Đặc biệt phải có uy tín, có phẩm chất đạo đức cách mạng để xứng đáng là ngườicầm lái, đứng mũi chịu sào.Uy tín là một vấn đề trung tâm, một phạm trù cơ bản và quan trọng củatâm lý học lãnh đạo, quản lý. Trong lịch sử xã hội loài người, uy tín xuất hiện vàphát huy tác dụng cùng với mối quan hệ giữa con người với con người, giữalãnh đạo, quản lý, người cầm quyền, với người bị lãnh đạo, quản lý, người dướiquyền. Uy tín được xem xét và đánh giá như một hiện tượng tâm lý xã hội đặcbiệt, phản ánh thực chất các mối quan hệ đó. Trong thực tiễn lãnh đạo, quản lý,uy tín trở thành một tiêu chuẩn có tính tổng hợp quan trọng bậc nhất của ngườilãnh đạo, quản lý. Nếu thiếu uy tín, uy tín thấp hoặc mất uy tín thì không thểlãnh đạo, quản lý có hiệu quả.Hiện nay tình trạng giảm sút và mất uy tín ở một bộ phận không nhỏcán bộ lãnh đạo, quản lý đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của tổ chứcĐảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân. Như Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI của Đảng ta đã nhận định: “Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạytội, chạy bằng cấp, huân chương chưa được khắc phục”[4, tr.174]. Việc củngcố và nâng cao uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp các ngành trởthành một yêu cầu quan trọng, một nhiệm vụ bức thiết không chỉ đối với tổchức lãnh đạo, quản lý mà còn là yêu cầu và nhiệm vụ hàng đầu của chínhmỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý.1Vì vậy, việc nghiên cứu về người lãnh đạo, quản lý, hiểu rõ bản chấtcủa uy tín, các yếu tố hợp thành uy tín, các điều kiện và biện pháp cần thiếtđể gây dựng, củng cố, nâng cao uy tín người lãnh đạo, quản lý hiện nay làmột yêu cầu cấp bách trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,quản lý nhằm đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, thực hiện được mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Phần thứ nhấtQuan niệm về uy tín và những yếu tố hợp thành uy tín người lãnhđạo, quản lý.* Quan niệm về uy tínUy tín là vấn đề xã hội được nhiều ngành khoa học nghiên cứu. Tâm lýhọc nghiên cứu uy tín người lãnh đạo, quản lý với tư cách là một hiện tượng tâmlý xã hội, một loại quan hệ đặc thù của con người.Thuật ngữ “Uy tín” được nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khácnhau: có nguồn ngốc từ tiếng La tinh Autortas – nghĩa là ảnh hưởng, quyềnuy và sự thừa nhận…Uy tín là một hiện tượng xã hội đặc biệt, phản ánh mối quan hệ của conngười. Uy tín là sự kết hợp cả uy và tín. Là quyền uy của chủ thể và sự tínnhiệm của khách thể.Vậy uy tín của người lãnh đạo là quyền uy, sự ảnh hưởng, tác động củachủ thể lãnh đạo, quản lý đối với khách thể bị lãnh đạo, quản lý và được sựthừa nhận, tín nhiệm họ.Sự ảnh hưởng, thừa nhận ở đây được thể hiện thông qua sự tiếp nhận, tínnhiệm bằng nhận thức, trí tuệ tạo thành niềm tin và sức mạnh của ý chí. Đóđược gọi là uy tín đích thực, thuần khiết, uy tín thực chất không pha sự miễncưỡng và giả tạo của chủ thể có uy tín.2Uy tín là một vấn đề phức tạp, còn nhiều bàn luận. Thông qua các quanđiểm cơ bản có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtương Hồ Chí Minh về những vấn đề thuộc về uy tín, càng thấy rõ hơn vai tròcủa uy tín trong việc xây dựng và quản lý xã hội.Ph. Ăngghen viết: “chúng ta vừa thấy được rằng một mặt, một uy quyềnnhất định, không kể uy quyền đó được tạo dựng bằng cách nào, và mặt khác mộtsự phùng tùng nhất định đều là những điều kiện trong bất cứ tổ chức xã hội nào,cũng đều do những điều kiện vật chất trong đó tiến hành sản xuất và lưu thôngsản phẩm làm cho trở thành tất yếu đối với chúng ta.”[1, tr.421] Ph. Ăngghen giải thích rõ thêm: “Quyền uy nói ở đây là ý chí của ngườikhác mà người ta buộc chúng ta phải tiếp thu” [1, tr.418]. Mặt khác, “quyền uynhất định lấy sự phục tùng làm tiền đề”. Uy quyền phải được xác lập trên cơ sởcủa sự phục tùng và làm theo, phải được mọi người thừa nhận, kính phục và làmtheo, thậm chí đến mức tự nguyện. Chúng ta thấy, uy tín bao giờ cũng thuộc vềmột chủ thể nhất định. Đó có thể là một cá nhân, một tập thể hay một tổ chứcnào đó. Chính chủ thể quyết định uy tín của họ; quyết định về mức độ cũng nhưphạm vi ảnh hưởng tác động, về sức cảm hóa, thuyết phục người khác. Uy tíncủa một cán bộ lãnh đạo, quản lý không đơn thuần do uy quyền, hay ý chí chủquan của họ, mà nó còn gồm cả sự tín nhiệm của quần chúng. Uy tín của ngườilãnh đạo, quản lý do bản thân của họ quyết định, nhưng không đồng nhất với uyquyền, với uy thế, uy vũ, uy lực, uy danh, tín nhiệm…Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giảiphóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng,người rất coi trọng, quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, đặc biệt là uy tín của ngườicán bộ.Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ có uy tín sẽ được nhân dân yêu mến,quý trọng và hết lòng giúp đỡ, do đó làm việc gì cũng thuận lợi, thành công. Uytín của người cán bộ còn là lòng tin của quần chúng đối với phẩm chất, năng lực3và các giá trị xã hội của nhân cách người cán bộ đó. Người cán bộ có uy tín làngười nói phải đi đôi với làm, biết giữ lời hứa, nói tốt phải làm tốt. Bởi vì lờinói, việc làm phản ánh cô đọng nhất toàn bộ những phẩm chất nhân cách ngườicán bộ. Chính những phẩm chất này mới có khả năng thu hút, lôi cuốn mọingười và mới tạo được lòng tin với quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng,uy tín của người cán bộ không phải tự nhiên có được, nó được hình thành vàphát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước hết phụ thuộc vào quá trình tudưỡng, rèn luyện về đạo đức, năng lực và khả năng thu phục nhân tâm, xây dựnglòng tin với quần chúng nhân dân của người cán bộ lãnh đạo.Trong mọi hoạt động, người cán bộ phải có đủ đức, đủ tài, phải vừa hồng,vừa chuyên, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, được quần chúng tinyêu. Chính những mặt đó đã tạo nên uy tín của người cán bộ đối với quần chúngnhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng là cái gốc của ngườicán bộ. Theo quan niệm của Người, đạo đức cách mạng được biểu hiện ở nhữngnội dung sau:Thấm nhuần tư tưởng, quan điểm Mác-xít, đứng vững trên lập trường củagiai cấp công nhân. Yêu nước nồng nàn, trung thành với sự nghiệp của Đảng,hết lòng phục vụ nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân và quyết tâmsuốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, phải biết đặt lợi ích của Đảng ratrước, lợi ích cá nhân lại sau, đó là biểu hiện cao nhất của đạo đức cách mạng ởngười cán bộĐạo đức cách mạng thể hiện ở tinh thần đoàn kết, kỷ luật nghiêm. Đây làcác yếu tố quan trọng giúp người cán bộ có thể tập hợp được năng lực quầnchúng tạo thành sức mạnh to lớn. Người luôn phê phán chủ nghĩa cá nhân, tưduy vô kỷ luật. Chủ nghĩa cá nhân dễ đưa người cán bộ đến chỗ tự cao, tự đại,cho mình những đặc quyền, đặc lợi,…làm cho người cán bộ dễ tha hoá về đạođức, lối sống. Người yêu cầu người cán bộ phải hết sức, hết lòng phục vụ nhândân, kính trọng quyền làm chủ của nhân dân, người cán bộ phải thật thà, ngaythẳng, không dấu dốt, dấu khuyết điểm, phải: Luôn chăm lo đến đời sống quần4chúng, phải chí công vô tư và có tinh thần lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Đólà đạo đức của người cộng sản.Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ cách mạng chỉ có “Đức” thìchưa đủ, muốn hoàn thành nhiệm vụ, có uy tín cao với quần chúng ngoài phẩmchất đạo đức người cán bộ cần phải có cả “Tài” nữa. Tài của người cán bộ đượcbiểu hiện ở trình độ lí luận, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn với chuyên mônnghề nghiệp mà người cán bộ đang đảm nhiệm.Trình độ lí luận ở người cán bộ cách mạng thể hiện ở trình độ nhận thức vàhiểu biết sâu sắc những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn,những kinh nghiệm đã được đúc rút, khái quát trong hoạt động thực tiễn. Trình độlí luận ở người cách mạng quan trọng nhất là sự hiểu biết sâu sắc lí luận Chủnghĩa Mác- Lênin. Chính chủ nghĩa Mác - Lê nin đã trang bị cho người cán bộ thếgiới quan Mác xít, phương pháp luận khoa học. Lí luận phải đi đôi với thực tiễn,nói phải đi đôi với làm. Nếu coi thường lí luận người cán bộ sẽ rơi vào chủ nghĩakinh nghiệm, còn nếu coi thường thực tiễn thì lại là lí luận suông.“Tài”của người cán bộ không những biểu hiện ở trình độ lí luận, mà cònbiểu hiện ở năng lực hoạt động thực tiễn gắn với chuyên môn nghiệp vụ mà họđang đảm nhiệm. Thể hiện ở trình độ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ xảo chuyênmôn nghiệp vụ, kỹ năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo trong các quá trình xử lý,giải quyết các tình huống thực tế. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp đến chấtlượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ.Tài trí, năng lực của người cán bộ còn thể hiện ở trình độ chỉ huy, lãnhđạo, quản lý, giáo dục đơn vị, ở khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao, ở trìnhđộ hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực hoạt động nhưng phải sâu sắc vềchuyên môn nghề nghiệp, ở khả năng tổ chức quản lí cũng như nghệ thuật giáodục, hướng dẫn hoạt động, thuyết phục cảm hoá quần chúng.Uy tín của người cán bộ, dù ở cương vị nào, cao hay thấp cũng đều đượcxây dựng trên cơ sở hai yếu tố cơ bản, quan trọng đó là “ Đức” và “Tài”(đạo đức5cách mạng và năng lực chuyên môn nghề nghiệp). Tuy nhiên, để có được uy tíncao với quần chúng xung quanh theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ cầnphải có một số phẩm chất tâm lý nhân cách cần thiết khác. Đó là phương pháplàm việc, phong cách lãnh đạo, giao tiếp chân thực, tế nhị Các phẩm chất củangười cán bộ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra là những nhân tố chủ quanthuộc về chủ thể người cán bộ, nó giữ vai trò hết sức quan trọng, quyết định đếnquá trình hình thành, củng cố, nâng cao uy tín của người cán bộ.Thực chất uy tín là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với conngười, quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo. Uy tín là một hiện tượng tâm lý xãhội phản ánh mức độ quyền uy của một chủ thể được tín nhiệm và phục tùng.Uy tín còn là sự thừa nhận chung có ý nghĩa xã hội quyền uy và ảnh hưởng củamột cá nhân, một nhóm hay một thiết chế xã hội nào đó trong một lĩnh vực nhấtđịnh của xã hội. Điều này bắt nguồn từ các quan hệ xã hội và sự đòi hỏi tất yếucủa xã hội.* Những yếu tố tạo thành uy tín của người lãnh đạo, quản lý Khi nghiên cứu các yếu tố hợp thành uy tín nói chung và uy tín ngườilãnh đạo, quản lý nói riêng, cần tránh tình trạng nghiên cứu đơn tuyến, tách rờiđối tượng bị lãnh đạo, quản lý và môi trường hoạt động. Đó là sự kết hợp cảđiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Có nhiều yếu tố hợp thành uy tínngười lãnh đạo, quản lý, trong đó có các yếu tố cơ bản sau:Thứ nhất, người lãnh đạo, quản lý phải có quyền lực, ưu thế do chức vụđược giao, được bổ nhiệm hay bầu cử hợp pháp quy định. Người lãnh đạo, quảnlý nào cũng có địa vị, chức danh, chức vụ quyền hạn nhất định. Đây là điều kiệncần thiết để tạo nên uy tín người lãnh đạo, quản lý cũng như vai trò và nhiệm vụcủa họ trước tập thể. Đồng thời yếu tố này còn là cơ sở để phân biệt uy tín ngườilãnh đạo, quản lý với uy tín của những thành viên khác. Yếu tố này đòi hỏingười lãnh đạo, quản lý phải nắm vững các loại quyền lực cần thiết, thực thiđúng quyền lực để hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Quyền lực ở đây6được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là quyền lực về chức vụ mà bao gồm tất cảcác loại quyền lực, ưu thế cần thiết cho hoạt động lãnh đạo, quản lý.Ở Việt Nam, quyền lực của người lãnh đạo, quản lý thể hiện ý chí thốngnhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nó được bảo đảm bằng hệ thống chínhtrị, pháp luật và cơ chế tổ chức xã hội. Quyền lực ấy được tạo bởi điều kiệnkhách quan, trước hết là do chế độ sở hữu toàn dân quy định. Nhân dân lao độnglà người làm chủ đất nước. Họ là người có quyền cao nhất với tư cách là ngườilàm chủ của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Họ có quyền cử ra người đạidiện. Đó là đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý thay mặt mình để điều hành,quản lý đất nước. Những người lãnh đạo, quản lý sử dụng những quyền hợppháp mà Đảng và nhân dân giao phó để phục vụ cho nhân dân lao động. Do đó,uy tín của các tổ chức và người lãnh đạo, quản lý càng quan trọng. Nếu ngườilãnh đạo, quản lý không có đầy đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn, khôngđược trao đủ quyền lực và không có khả năng thực thi quyền lực thì chính họkhông hoàn thành nhiệm vụ, và chắc chắn đó là nguyên nhân chính làm giảmhoặc mất uy tín.Quyền lực tạo nên uy tín của người lãnh đạo phải là sự thống nhất giữa ưuthế của cá nhân và quền lực chức vụ. Trong thực tế, có người có chức vụ, quyềnlực cao nhưng uy tín không cao và ngược lại. Người cán bộ lãnh đạo, quản lýphải có trách nhiệm giữ gìn nâng cao uy tín chức vụ được giao, đồng thời củngcố vững chắc bởi những ưu thế, ảnh hưởng cá nhân, tuyệt đối không được lạmdụng quyền lực để tạo dựng uy tín.Uy tín người lãnh đạo là sự thể hiện cụ thể và gắn chặt với uy tín của tổchức mà người đó đại diện, trước hết là uy tín của Đảng, của Nhà nước và cácđoàn thể xã hội. Uy tín của Đảng, của Nhà nước và các đoàn thể xã hội là chỗdựa vững chắc, là tiền đề tạo dựng uy tín người lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, uytín của người lãnh đạo, quản lý là biểu hiện thực tế và là điều kiện để góp phầnnâng cao uy tín của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội.7Tóm lại, người lãnh đạo, quản lý phải ý thức đầy đủ trách nhiệm của mìnhvề quyền lực được giao phó, về quan hệ giữa uy tín của cá nhân với uy tín của tổchức Đảng, Nhà nước, của cả dân tộc Việt Nam. Đó chính là yếu tố cần thiết vànhạy cảm nhất có ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhândân, là tiền đề tạo uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, quyền lực cũnglà nguyên nhân đầu tiên làm mất uy tín nếu không biết sử dụng hoặc sử dụng saimục đích.Các yếu tố khách quan tạo nên quyền uy của người cán bộ lãnh đạo, quảnlý còn có cơ chế quản lý xã hội, sự tác động của công tác tổ chức cán bộ, môitrường xã hội, nhóm và tập thể, các chuẩn mực đạo đức xã hội, các điều kiệnhoạt động giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý. Các yếu tố khách quan còn cótrình độ nhận thức, tâm trạng, thái độ, lòng tin của tập thể, của xã hội. Các yếutố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xây dựng đội ngũ, lựa chọn,giao phó và thực thi quyền lực của người lãnh đạo, quản lý. Trong giao tiếp nếunhư chủ thể và đối tượng giao tiếp có những trình độ gần nhau về nhiều mặt nhưnhận thức, văn hóa, lối sống, nghề nghiệp…thì sự đồng cảm sẽ gần nhau hơnkhi đánh giá, xem xét và tín nhiệm. Có liên quan trực tiếp đến uy tín người lãnhđạo, quản lý là cả một thể chế chính trị, xã hội, pháp luật, bộ máy nhà nước.Trong đó, bộ máy tổ chức có vai trò to lớn đối với uy tín người cán bộ. Vì thếtrong quá trình giao nhiệm vụ phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tạo điềukiện để điều chỉnh kịp thời nhằm củng cố và nâng cao uy tín cho cán bộ.Thứ hai, người lãnh đạo, quản lý có phẩm chất, năng lực tương xứng vớichức vụ, quyền lực được giao, phải có nhân cách mẫu mực, hoàn thiện để thựcthi quyền lực. Đây là yếu tố quan trọng nhất, vì uy tín người lãnh đạo, quản lýphụ thuộc vào nhân cách của họ.Đây là một yêu cầu rất cao đối với người lãnh đạo, quản lý. Họ phải cónhân cách hoàn thiện mẫu mực. Nhân cách của họ phải có những đặc trưng phùhợp với yêu cầu của hoạt động lãnh đạo, quản lý. Nghĩa là phải có phẩm chấtnăng lực tương xứng với chức vụ, quyền lực được giao để thực thi quyền lực,8thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Sự tương xứng này trong thực tế luônluôn biến động hòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải chú ý điều chỉnh, bổ sungthường xuyên. Biểu hiện rõ nhất là ở năng lực tổ chức thực tiễn và khả năngchuyên môn.Năng lực tổ chức thực tiễn được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc. Uy tínngười lãnh dạo, quản lý phụ thuộc chủ yếu vào kết quả hoạt động của họ đối vớitập thể và nhóm, vào năng lực tổ chức điều hành của người lãnh đạo, quản lý.Năng lực này được biểu hiện rất phong phú trong hoạt động thực tiễn như khảnăng quyết đoán và sáng tạo, phân tích nhanh chóng, chính xác tình huống xảyra để quyết định kịp thời. Người lãnh đạo, quản lý không có óc quyết đoán vàsáng tạo thì sớm hay muộn cũng đưa tổ chức của mình đến tan rã. Ngược lại khingười lãnh đạo, quản lý có óc quyết đoàn chính xác nhạy bén sẽ làm cho hiệuquả công việc và uy tín của mình tăng lên gấp bội. Nhưng người lãnh đạo, quảnlý có tính quyết đoán mà không có năng lực tổ chức thực tiễn thì sẽ không hoànthành nhiệm vụ. Điều quan trọng không phải là chỉ thị được đề ra, mà là chỉ thịđó được thực thi hay không. Cái khó của người lãnh đạo, quản lý là vừa phảimềm mỏng, vừa phải có lập trường kiên định. Tính linh hoạt mềm mỏng, ý chímãnh liệt, thái độ kiên quyết, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, sự phấn đấu bềnbỉ, khát vọng vươn lên, mong muốn thành đạt cũng là những yêu cầu về phẩmchất, năng lực đối với người lãnh đạo, quản lý có uy tín. Đồng thời năng lực ấycòn biểu hiện ở chỗ, biết quan tâm đến tập thể, biết đánh giá và phát huy nănglực của từng thành viên trong tập thể, sắp xếp công việc cho phù hợp, có hiệuquả Người lãnh đạo, quản lý phải phát huy hết sở trường, hết khả năng sángkiến, cải tiến kỹ thuật của từng người và của mình một cách hợp lý, sáng tạo.Một người lãnh đạo bảo thủ, không năng động, sáng tạo trong công việc thì ít cókhả năng giải quyết tốt những mâu thuẫn phát sinh và điều đó sẽ ảnh hưởngngay tới uy tín của họ.Khả năng chuyên môn là yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của người lãnh đạo,quản lý. Khả năng của người lãnh đạo, quản lý phải trội so với khả năng của các9thành viên trong tập thể và những người cộng sự. Khả năng chuyên môn nàyđược hiểu với nghĩa tổng hợp cả chiều rộng và chiều sâu. Ngày nay lãnh đạo,quản lý được xác định như một nghề nghiệp. Vì vậy, khả năng chuyên môn củangười lãnh đạo, quản lý còn phải là chuyên môn của nghề lãnh đạo, quản lý.Người lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn bao quát, có kiến thức đầy đủ vềnhững hoạt động chuyên môn và hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình. Nhờ vậymà những chỉ thị đưa ra mới có giá trị. Người càng có nhiều quyền hạn càngphải chứng tỏ sự vững vàng trong chuyên môn. Năng lực điều hành công việc,tổ chức tiên đoàn và sắp xếp để đưa tập thể giành được kết quả mong muốn là tốchất đặc biệt cần thiết của người lãnh đạo. Thông qua quản lý công việc, chỉ đạocon người mà khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và tác động tâm lý, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của lãnh đạo, quản lý được hình thành và phát triển. Trình độchuyên môn giỏi người lãnh đạo sẽ biết đánh giá và giúp đỡ công việc của cấpdưới và các thành viên trong tập thể. V.I. Lênin đã chỉ rõ, muốn quản lý phải làngười thông thạo chuyên môn, phải hiểu biết một cách đấy đủ và chính xác tấtcả những điều kiện sản xuất, phải hiểu được kỹ thuật của nền sản xuất đó, theokịp trình độ hiện đại kỹ thuật đó, phải có một trình độ khoa học nhất định. Chínhtrình độ chuyên môn giỏi của người quản lý có sức thuyết phục mạnh mẽ đối vớitập thể. Hơn nữa, để có trình độ chuyên môn giỏi thì chủ thể phải không ngừnghọc tập, đi sâu vào khoa học kỹ thuật và thực tiễn, tránh tình trạng lạc hậu. Từđó sẽ giúp họ linh hoạt hơn khi giải quyết các tình huống phức tạp, linh hoạt hơntrong tư duy, khi đó hiệu suất công việc cũng sẽ tăng lên. Người lãnh đạo, quảnlý không nhất thiết phải am tường tất cả các lĩnh vực, nhưng trong phạm vichuyên môn của mình họ phải thực sự uyên bác.Ở đây cần lưu ý rằng, dân chủ và sự bình đẳng xã hội là ưu việt cơ bản củachế độ xã hội chủ nghĩa. Từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc và yêu cầucao với uy tín người lãnh đạo, quản lý. Người bị lãnh đạo, quản lý có hiểu biết, cóvăn hóa, do đó họ có thể đánh giá được uy tín người lãnh đạo, quản lý nhất làtrình độ chuyên môn. Người lãnh đạo, quản lý không thể chỉ dựa vào bằng cấp10hay chức vụ, mà họ phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lí luận, khảnăng nhạy bén về tâm lý, biết giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếpthu di sản văn hóa nhân loại. Để hiểu được con người thì phải trang bị nhiều trithức khoa học và không thể nhận thức con người bằng kinh nghiệm bản thân hạnhẹp. Tất cả những yêu cầu đó đối với người lãnh đạo, quản lý sẽ không tự có nếuhọ không tích cực, chịu khó học tập, rèn luyện. Chỉ có như thế thì hoạt động củangười lãnh đạo, quản lý mới có kết quả thực sự và uy tín của họ mới được thườngxuyên củng cố và nâng cao. Trong những yêu cầu về nhân cách, phong cách lãnh đạo, quản lý cũng cóliên quan đến uy tín người lãnh đạo, quản lý. Phong cách người lãnh đạo, quảnlý được hình thành và khẳng định từ hệ thống các phương pháp được người lãnhđạo, quản lý lựa chọn và sử dụng để tác động đến những người dưới quyền.Phong cách lãnh đạo, quản lý là sản phẩm của đời sống xã hội, nó phản ánh sựvận hành của xã hội, trong đó có cơ chế quản lý. Có được phong cách quản lýđúng đắn và thích hợp là rất quan trọng đối với người lãnh đạo, quản lý vì nó sẽảnh hưởng ngay đến uy tín của họ. Phong cách lãnh đạo, quản lý là điều kiện vàphương tiện quan trọng để đem lại hiệu quả công việc. Người ta thường phânloại phong cách lãnh đạo, quản lý theo từng cách tiếp cận khác nhau. Có thể nêura một số loại tiêu biểu như phong cách độc đoán, phong cách dân chủ, phongcách tự do, phong cách sâu sát, cụ thể… Điều quan trọng đối với người lãnhđạo, quản lý không phải là cách phân chia mà là sự lựa chọn sử dụng phươngpháp lãnh đạo, quản lý cần thiết để có phong cách quản lý phù hợp với côngviệc, với từng đối tượng, với từng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạnhoạt động và trách nhiệm khác nhau. Sự lựa chọn và sử dụng các phương phápquản lý thích hợp còn phụ thuộc chủ yếu vào mục đích, nhiệm vụ, quan điểm lậptrường của từng người lãnh đạo, quản lý. Nhiều khi họ phải kết hợp các phươngpháp và phong cách quản lý có tính nghiệp vụ và tình huống thì mới đem lạihiệu quả cao. Từ đó, yêu cầu người lãnh đạo, quản lý phải luôn xây dựng tâmthế, bản lĩnh vững vàng và tính thích ứng cao.11Thứ ba, người lãnh đạo, quản lý phải có được sự tín nhiệm, phục tùng,thậm trí đến mức tự nguyện của tập thể, của quần chúng, của cấp dưới. Đây làyếu tố thuộc về chủ quan quyết định nhưng có quan hệ đến đối tượng khách thểbị lãnh đạo, quản lý; có vai trò tiền đề quan trọng; có tính quyết định từ kháchthể của hoạt động lãnh đạo, quản lý và cũng là cơ sở, là gốc rễ vững bền đểngười lãnh đạo, quản lý giữ gìn và củng cố uy tín của mình.Để có được phạm vi ảnh hưởng sâu rộng, sự tín nhiệm và phục tùng tựnguyện của quần chúng cấp dưới, trước hết người lãnh đạo, quản lý phải có tài,đức toàn vẹn, nhưng đức là gốc. Một cán bộ dù có năng lực tốt nhưng đạo đứckém thì không thể có uy tín với quần chúng. Một cán bộ có uy tín thì không thể làngười chỉ biết vun vén cho bản thân và gia đình mình, chỉ bảo vệ lợi ích riêng màquên đi tập thể.Những biểu hiện cụ thể của đạo đức trong cuộc sống hàng ngày, luôn làyếu tố được mọi người theo dõi và đánh giá. Vì thế, người cán bộ phải luôn luôntu dưỡng, xây dựng và giữ gìn phẩm chất đạo đức cá nhân về mọi mặt. Sự côngbằng, đoàn kết, mục tiêu vì con người, đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý khôngbao giờ dùng các thủ đoạn hẹp hòi như chia rẽ để điều hành, tạo những kịch bảnđể tạo mục đích… Những việc làm này chỉ có tính chất nhất thời và trái với bảnchất uy tín của người lãnh đạo, quản lý.Ngoài ba yếu tố quan trọng, có tính quết định trên đây, những phẩm chấtsinh hoạt, các yếu tố tâm lý tình cảm khác cá tính, thói quen, khí chất…cũng gópphần tạo nên uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Người lãnh đạo, quản lý phải làngười đầy tớ trung thành của nhân dân, phải có quan hệ tình cảm gắn bó với mọingười, đồng cam cộng khổ, giúp đỡ chia sẻ những vướng mắc của mọi người,được tổ chức và cấp trên tin tưởng, đánh giá cao, được bạn bè, đồng nghiệp khâmphục và ủng hộ.Uy tín người lãnh đạo, quản lý còn chịu ảnh hưởng của các hình thức biểuhiện bề ngoài trong giao tiếp, tác phong, dáng vẻ, cách đi đứng, nói năng…12Nghĩa là, phải có phong cách sống và làm việc thích hợp, có những nét hấp dẫncá nhân để tăng thêm sự chú ý và tín nhiệm của mọi người. Những yếu tố vềhình thức bên ngoài chỉ trở thành yếu tố góp phần củng cố, nâng cao uy tín khiphù hợp với nội dung bên trong và phản ánh đúng những ưu thế về quyền lực,những phẩm chất năng lực tương xứng của người lãnh đạo, quản lý. Khi nghiêncứu uy tín ta còn thấy khát vọng làm lãnh đạo, quản lý cũng là yếu tố quan trọnggóp phần củng cố và nâng cao uy tín. Để giữ gìn, củng cố và nâng cao uy tín,người lãnh đạo, quản lý còn phải luôn luôn đề cao tự phê bình và phê bình. Đâylà biện pháp để khôi phục, củng cố và nâng cao uy tín người lãnh đạo, quản lýmột cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Tự phê bình và phê bình là nguyên tắctrong lãnh đạo và sinh hoạt. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tự phê bình và phêbình là vũ khí sắc bén nhất.” Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) ban chấp hànhTrung ương khóa VIII cũng đã nhấn mạnh rằng: “Trong phê bình và tư phê bìnhphải có tinh thần đồng chí trong sáng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, nghiêmtúc mà khoan dung, thấu lý và đạt tình, tự giác, tư nguyện và trung thực”[2,tr.47]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: “Trên cơsở tổng kết cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tiếp tục đưa việc tự phêbình và phê bình trong các cấp ủy và tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sởthành nền nếp thường xuyên và theo định kỳ.”[3, tr.35]Tóm lại, người lãnh đạo, quản lý hiện nay cần nắm được những quy luật cơbản của hoạt động tâm lý con người, nhu cầu, lợi ích và động cơ hành vi của cánhân và tập thể, bản chất tâm lý xã hội của uy tín, các yêu cầu phẩm chất cá nhânvà nghề nghiệp lãnh đạo, quản lý thì chắc chắn họ có uy tín với tập thể và quầnchúng.Tổng hợp các yếu tố khách quan và chủ quan tạo nên uy tín người lãnhđạo, quản lý ta cần phải nhấn mạnh những yếu tố hợp thành quan trọng nhất làcó đủ quyền lực và thực hiện quyền lực được giao phó, có sự thừa nhận và tínnhiệm, có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; thực hiệncó hiệu quả những chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý; có sự13đánh giá cao của cấp trên và sự phục tùng tự nguyện của quần chúng, tập thể, cóphong cách lãnh đạo, quản lý phù hợp và dáng vẻ bề ngoài tạo được sức hấp dẫncá nhân, thu hút sự chú ý của mọi người. Trong những yếu tố này người lãnhđạo, quản lý phải đặc biệt chú ý tự bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất, năng lựcsao cho tương xứng với chức vụ và thực hiện được quyền hạn, trách nhiệm đãđược Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.Qua sự phân tích ở trên chúng ta thấy uy tín người lãnh đạo, quản lý là sựtổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành. Đó là sự thống nhất giữa các yếu tố chủquan và các yếu tố khách quan. Trong đó các yếu tố khách quan đóng vai trò làtiền đề và các yếu tổ chủ quan đóng vai trò quyết định. Để giữ vững và nâng caouy tín thì phải chú ý vai trò của cả những điều kiện khách quan và nhân tố chủquan bởi vì thực chất đó chính là sự kết hợp quyền uy của chủ thể lãnh đạo,quản lý và sự tín nhiệm, phục tùng tự nguyện của khách thể bị lãnh đạo, quản lý.Phần thứ haiNhững biểu hiện của uy tín thực và con đường gây dựng, củng cố vànâng cao uy tín của người lãnh đạo, quản lý hiện nay* Những biểu hiện của uy tín thựcThứ nhất, thái độ, khả năng cung cấp và xử lý thông tinNgười lãnh đạo, quản lý phải biết nghe và chịu nghe những thông tin, biếttiếp nhận và xử lý thông tin để đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời và cóchất lượng; biết tôn trọng người đưa tin và cung cấp thông tin. Đồng thời, cần biếttrang bị và sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại để nâng cao chất lượng vàhiệu quả quản lý. Thái độ và hiệu quả tiếp nhận, xử lý thông tin là dấu hiệu đầutiên xác định người lãnh đạo, quản lý có uy tín thực chất hay không. Việc quầnchúng và cấp dười quan tâm cung cấp những thông tin cần thiết là biểu hiện quantrọng của uy tín thực chất. Bởi thông tin là nguyên liệu đầu vào của người lãnhđạo, quản lý.Thứ hai, kết quả thực hiện quyết định quản lý14Đây là biểu hiện thuộc về hiệu quả lãnh đạo, quản lý thể hiện sức mạnhcủa người lãnh đạo, quản lý, là dấu hiệu đáng tin cậy của uy tín thực chất. Mỗiquyết định dù đưa ra dưới hình thức nào đều góp phần thể hiện uy tín của ngườilãnh đạo, quản lý; kết quả thực hiện nó, cách xử lý sau khi quyết định đã đượcthực hiện đều có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín thực chất của người lãnh đạo,quản lý. Những quyết định chưa đúng, thậm trí có sai lầm nếu biết tự phê bình,rút kinh nghiệm kịp thời thì vẫn giữ được uy tín. Ngược lại, một quyết địnhđúng cũng có thể làm mất uy tín nếu người lãnh đạo quản lý tỏ ra thiếu khiêmtốn và phân phối kết quả thiếu công bằng.Thứ ba, mức độ trả lời chân thành và thiện chí khi tổ chức lấy phiếu điềutra dư luận và tín nhiệmKết quả khi lấy phiếu điều tra dư luận và tín nhiệm là một tiêu chí quantrọng để đo mức độ uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Đây là việc làm cần thiếtđể nâng cao thêm uy tín thực chất, nhưng tuyệt đối không dùng biện pháp này đểhạ thấp uy tín của người khác nhằm nâng cao uy tín của cá nhân mình.Thứ tư, sự thống nhất giữa tín nhiệm của quần chúng, cấp dưới với đánhgiá cao của cấp trên, sự khâm phục và ủng hộ của bạn bè, đồng nghiệpĐây là sự thống nhất có tính nguyên tắc. Nếu không thống nhất được thìtrách nhiệm thuộc về cấp trên, về tổ chức và chính bản thân người lãnh đạo,quản lý. Nếu có sự khác nhau thì phải tìm cho ra sự thật. Nếu để kéo dài tìnhtrạng không thống nhất theo kiểu được lòng cấp trên thì mất lòng cấp dưới, đượcquần chúng ủng hộ thì cấp trên lại không tin dùng là đã rơi vào tình trạng quanliêu xa rời quần chúng giảm sút lòng tin vào người lãnh đạo và hệ thống tổ chứcđang cầm quyền, thậm trí có thể làm mất lòng tin của hệ thống. Nếu cấp trênđánh giá cao mà quần chúng chưa hiểu và chưa tín nhiệm người lãnh đạo, quảnlý của họ thì bằng mọi cách cấp trên phải chứng minh, thuyết phục và cảm hóa,làm cho quần chúng bị thuyết phục và tin theo. Nếu ngược lại, cấp trên phải tựphê bình nghiêm túc, sửa sai theo ý kiến và tín nhiệm của quần chúng.15Thứ năm, sự khâm phục, kính nể của người đối lập và kẻ thù.Đây là dấu hiệu khách quan rất đáng chú ý để đánh giá và cân nhắc uy tínthực chất của người lãnh đạo, quản lý. Người cán bộ lãnh đạo có bản lĩnh, khôngbị sa ngã trước các âm mưu, thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo của kẻ thù, của phe đốilập thì càng được quần chúng tin yêu, bảo vệ và do đó uy tín của họ càng cao,càng bền vững.Thứ sáu, sự quan tâm giúp đỡ thiện chí, chân thành, đúng mục đối vớiviệc riêng của cá nhân người lãnh đạo, quản lýTrong thực tế rất khó phân biệt ranh giới giữa sự quan tâm đúng mực, cóthiện chí và quan tâm mang tính vụ lợi. Người lãnh đạo, quản lý phải biết tiếpnhận đúng đắn sự quan tâm đó, không được làm tổn thương đến tình cảm chânthành của đối tượng và phải cố gắng để xứng đáng với họ hơn nữa. Người có uytín thực chất và quan tâm đến giữ gìn uy tín phải tỉnh táo và chủ động trong việctiếp nhận đúng đắn sự quan tâm chăm sóc của mọi người, biết từ chối và ngănchặn các kiểu quan tâm kiểu vụ lợi, xu nịnh.Thứ bẩy, thái độ của mọi người trong đơn vị đối với người lãnh đạo, quảnlý sau khi thôi chức vụ, quyền lực, chuyển công tác hay nghỉ hưuBiểu hiện đáng chú ý nhất của uy tín thực chất là sự luyến tiếc, ngưỡngmộ, đối xử chân thành gần gũi của mọi người, của quần chúng cấp dưới đối vớingười lãnh đạo, quản lý khi chuyển công tác hay nghỉ hưu hoặc không còn giữchức vụ trong hệ thống lãnh đạo, quản lý nữa. Họ vẫn sống trong lòng mọingười với sự cảm phục và tin yêu.Những dấu hiệu trên liên quan đến các yếu tố hợp thành uy tín người lãnhđạo, quản lý và cũng là tiêu chuẩn đánh giá uy tín thực chất của cán bộ lãnh đạo,quản lý, là những yêu cầu cần thiết, thường xuyên để gây dựng, củng cố và nângcao uy tín người lãnh đạo, quản lý hiện nay.* Con đường gây dựng, củng cố và nâng cao uy tín của người lãnhđạo, quản lý16 Gây dựng cho được một uy tín cần thiết đã khó, nhưng phấn đấu để giữvững và không ngừng nâng cao uy tín lại càng khó. Trong mỗi cán bộ đều có cáitốt, cái xấu. Uy tín thật - cái tốt, uy tín giả - cái xấu. “Học cái tốt thì khó, ví nhưngười ta leo núi phải vất vả khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ởtrên đỉnh chỉ trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.”[12, tr.374]. Điều đó đòihỏi người cán bộ phải có ý chí và nghị lực rất cao. Người ở cương vị càng caocàng phải hết sức chăm lo giữ gìn uy tín, vì uy tín của họ không chỉ đơn thuần làuy tín của cá nhân mà còn liên quan đến uy tín chung của tập thể. Gần đây có mộtvài cán bộ trọng trách quên mất điều sơ đẳng này, chạy theo dục vọng cá nhân,không biết kiềm chế, không dám hi sinh… phút chốc làm hoen ố uy tín cá nhânvà uy tín của tổ chức. Vì vậy, việc củng cố và nâng cao uy tín của cán bộ lãnhđạo, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành trở thành một yêu cầuquan trọng, cấp thiết không chỉ đối với tổ chức mà chính với mỗi cán bộ lãnh đạo.Để xây dựng, củng cố và nâng cao uy tín của người lãnh đạo, quản lý, xin đượcđề xuất một số giải pháp sau:Thứ nhất, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần nuôi dưỡng khát vọng vươnlên, thực hiện lý tưởng của Đảng, phục vụ nhân dân, không được lấy uy tín làmmục đích mà phải coi đó là phương tiện, điều kiện để thực hiện mục đích lãnhđạo. Như thế uy tín mới được giữ gìn và bảo vệ từ mọi phía, nhất là từ phía nhândân và cấp dưới. Mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có phương hướng, biện phápđể tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn và nâng cao uy tín của mình. Đây là biện phápquan trọng và quyết định nhất. Phải thường xuyên tự giác tu dưỡng rèn luyện,bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cần thiết, có thái độ nghiêm khắc với bản thân,đề cao tính tự chủ, tự kiềm chế, đặc biệt là luôn đề cao tự phê bình và phê bình.Ở mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý dù là cấp nào cũng phải nghiêm túc rènluyện bản thân cả trong học tập, tích lũy kiến thức nhiều mặt, cả trong việc nângcao năng lực lãnh đạo, khả năng quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cầnnói thêm rằng, trong thời đại kinh tế tri thức, không có chuyên môn nghiệp vụthì không thể lãnh đạo được. Cái thời “chỉ chỏ chung chung”, “chém tay, hùng17biện rỗng”, phát biểu theo các “Fom” có sẵn, thì chính bản thân người lãnh đạocũng thấy nhàm chán, vì nó quá vô vị, chẳng giải quyết được gì. Đi đôi vớichuyên môn nghiệp vụ các nhà lãnh đạo, quản lý phải thực sự lưu ý giữ gìn vềphẩm chất, lối sống. Cũng cần phải nhớ rằng, năng lực chuyên môn nghiệp vụcòn phải có một thờ gian mới bộc lộ hết nhưng lối sống luôn được biểu hiện racác hành vi hành ngày của người lãnh đạo, quản lý. Anh thực sự có cuộc sốnglành mạnh hay anh giả vờ nghiêm túc đều không qua được con mắt “giám sát”của cấp dưới và quần chúng. Nói tóm lại, năng lực, phẩm chất, đạo đức thực sựhay giả tạo, điều đó quyết định sự tồn tại vị trí lãnh đạo của mỗi người; đối vớilãnh đạo trẻ còn quyết định phát triển hay “thui chột”.Thứ hai, phải đề cao trách nhiệm của các cơ quan làm công tác tổ chức bộmáy và cán bộ. Việc quy hoạch, cất nhắc, đề bạt hay bầu cử một chức vụ lãnhđạo, quản lý nào đó phải tuân theo tiêu chuẩn và quy trình chặt chẽ, nhưng nếuvì lý do nào đó mà làm nhạt nhòa tiêu tiêu chuẩn, làm mờ mịt quy trình thì chắcchắn sẽ không chọn đúng được người lãnh đạo tài, đức. Bởi vậy, người làm côngtác tổ chức phải là người trong sáng của trong sáng, công tâm của công tâm, bảnlĩnh của bản lĩnh, trí tuệ của trí tuệ và công minh của công minh… Có như vậymới lựa chọn được người đảm nhiệm được các chức danh lãnh đạo, quản lýtrong mỗi bộ phận của guồng máy cơ quan, đơn vị. Và khi đó bộ máy mới đượcvận hành chạy đều và êm thấm.Thứ ba, các cấp ủy đảng các cơ quan, đơn vị cần tạo điều kiện để cán bộlãnh đạo, quản lý phát huy hết phẩm chất, tài năng của mình, quan tâm củng cốvà nâng cao uy tín của người lãnh đạo, quản lý. Bởi vì uy tín của cá nhân họ cóliên quan mật thiết đến uy tín của tổ chức. Phải giữ vững mối quan hệ giữa uytín cá nhân lãnh đạo, quản lý với uy tín của tổ chức và tập thể. Sự chăm lo gâydựng và gây dựng uy tín của tổ chức, của tập thể do mình quản lý cũng có ýnghĩa đáng kể đối với việc củng cố và nâng cao uy tín của người lãnh đạo, quảnlý. Trong uy tín của tổ chức mặt quyền uy rất quan trọng. Uy quyền này đượcxác lập bởi các quy chế hoạt động của tổ chức, bởi ảnh hưởng của tổ chức đối18với xã hội, đối với mọi người, mọi tổ chức khác do tổ chức đó hoàn thành tốtnhiệm vụ bản của mình.Thứ tư, thường xuyên kiểm tra, giám sát uy tín của đội ngũ cán bộ lãnhđạo bằng cách lấy phiếu tín nhiệm của tổ chức, ý kiến đóng góp của cán bộcấp dưới, của nhân dân một cách nghiêm túc, chân thật. Đồng thời, tổ chứcthực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trungương Khóa XI và tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh. Kiên quyết thực hiện các nhóm giải pháp cấp bách về xâydựng và chỉnh đốn Đảng đi đôi với việc tăng cường giáo dục đạo đức Hồ ChíMinh cho cán bộ, công chức. Cần có quy chế để từng cán bộ lãnh đạo, quảnlý các cấp phải đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhvới những nội dung cụ thể sát với chức năng, nhiệm vụ công tác của mình vàphải có kiểm điểm gắn với kiểm điểm công tác hàng tháng.Trong quá trình gây dựng và nâng cao uy tín cho mình, người lãnh đạochỉ coi đó là phương tiện để đạt mục đích quản lý mà thôi. Đồng thời phải luônlấy chuẩn mực trong phong cách công tác Hồ Chí Minh làm định hướng cho quátrình rèn luyện, phấn đấu của người lãnh đạo. Mặt khác phải chú ý đến các yếutố tâm lý xã hôi khác có liên quan.19KẾT LUẬNBước sang thế kỷ XXI, với xu thế phát triển khoa học công nghệ, thôngtin, nền kinh tế tri thức, sự liên kết, hội nhập quốc tế, v.v…, với những thời cơvà thuận lợi, thách thức và nguy cơ không nhỏ, đòi hỏi phải có một đội ngũ cánbộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm là yêu cầu cấp thiết cần đáp ứng. Nhưng nhữngbiểu hiện suy thoái về đạo đức đang có xu hướng phát triển, làm xói mòn bảnchất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng, niềm tin củanhân dân đối với chế độ. Bởi vậy, điều cần quan tâm hiện nay là phải nâng caohơn nữa phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lýnước ta. Đây cũng là yếu tố quan trọng để củng cố nâng cao hơn nữa uy tínngười lãnh đạo, quản lý.Con đường gây dựng củng cố và nâng cao uy tín của người cán bộ lãnhđạo, quản lý ở nước ta hiện nay là con đường lâu dài đầy thử thách và công phu.Con đường đó gắn chặt với yêu cầu công tác và phẩm chất trung thực trong sángcủa người lãnh đạo, quản lý, gắn với yêu cầu học tập, rèn luyện góp phần giữvững, bảo vệ và nâng cao uy tín đạo đức, phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh.Việc thực hiện được những yêu cầu về đạo đức phong cách Hồ Chí Minh có ýnghĩa to lớn trong việc tạo dựng uy tín người lãnh đạo, quản lý. Nếu nhữngphẩm chất và năng lực của mỗi người lãnh đạo, quản lý được rèn luyện theo tấmgương và những chuẩn mực phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh thì chắc chắnngười lãnh đạo, quản lý sẽ tạo dựng được uy tín cần thiết cho mình và càngxứng đáng là người lãnh dạo, quản lý xuất sắc của Đảng, Nhà nước và dân tộcViệt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay.20DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHẢO1. Bàn về quyền uy, Mác và Ăngghen toàn tập, tập 18, NXB CTQG, HN 1995, tr.421.2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tr57.3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tr139-140.4. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011.5. Tạp chí tâm lý học, số 1, 1-20066. Tâm lý học lãnh đạo, quản lý bộ đội, Nxb QĐND, H. 2002.7. Tâm lý học lãnh đạo, quản lý, Nxb Chính trị - hành chính, H.2013.8. Vũ Dũng, tâm lý học quản lý, Nxb Đại học sư phạm, H.2006.9. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề tâm lý trong lĩnh vực quân sự, Nxb QĐND, H. 2006 10. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.1995.11. Bài nói chuyện của chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộcủa Đảng lần thứ VI, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.1995.12. Bài nói chuyện của chủ tịch Hồ Chí Minh với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản thủ đô, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1995.21

Tài liệu liên quan

  • tiểu luận tấm gương nhà lãnh đạo tài ba sam walton tiểu luận tấm gương nhà lãnh đạo tài ba sam walton
    • 17
    • 1
    • 1
  • tiểu luận ''''''''''''''''tâm lý học'''''''''''''''' tiểu luận ''''''''''''''''tâm lý học''''''''''''''''
    • 12
    • 4
    • 2
  • Bài Tập Tiểu Luận Tâm Lý Học Đại Cương Bài Tập Tiểu Luận Tâm Lý Học Đại Cương
    • 6
    • 6
    • 50
  • NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ HƯỚNG ĐẾN KHOA HỌC LÃNH ĐẠO TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ HIỆN NAY ppsx NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ HƯỚNG ĐẾN KHOA HỌC LÃNH ĐẠO TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ HIỆN NAY ppsx
    • 7
    • 646
    • 3
  • bài tiểu luận tâm lý học quản lí ppsx bài tiểu luận tâm lý học quản lí ppsx
    • 5
    • 1
    • 2
  • tiểu luận quản trị học- lãnh đạo tiểu luận quản trị học- lãnh đạo
    • 15
    • 821
    • 1
  • Tiểu luận tâm lý học: VẦN ĐỀ GIAO TIẾP  TRONG TÂM LÝ HỌC Tiểu luận tâm lý học: VẦN ĐỀ GIAO TIẾP TRONG TÂM LÝ HỌC
    • 8
    • 18
    • 267
  • Tài liệu ôn thi môn Tâm lý học lãnh đạo quản lý Tài liệu ôn thi môn Tâm lý học lãnh đạo quản lý
    • 25
    • 1
    • 3
  • TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ
    • 26
    • 4
    • 27
  • Thái độ đối với môn tâm lý học lãnh đạo, quản lý của học viên Phân viện thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Thái độ đối với môn tâm lý học lãnh đạo, quản lý của học viên Phân viện thành phố Hồ Chí Minh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
    • 143
    • 836
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(118 KB - 21 trang) - Tiểu luận tâm lý học lãnh đạo Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Uy Tín Người Lãnh đạo