Tiểu Luận Uy Tín Người Cán Bộ Chiến Sĩ Trong Tập Thể Quân Nhân

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tiểu luận uy tín người cán bộ chiến sĩ trong tập thể quân nhân
  • pdf
  • 11 trang
Phần1. LỜI MỞ Đ¢U Trong cuộc sống hoạt động chung của cộng đồng, tập thể thường nảy sinh một hiện tượng tâm lý xã hội: uy tín. Uy tín có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống hoạt động của tập thể, xã hội. Đặc biệt trong môi trường sinh hoạt tập thể tiêu biểu như môi trường trong quân đội thì uy tín có vai trò quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ quân nhân. Từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng tình đoàn kết giữa các quân nhân, tạo nên sức mạnh của tập thể. Muốn giữ vững mối quan hệ khăng khít trong một tập thể thì việc biết đề cao chữ tín là một yêu cầu rất quan trọng. Từ xưa tới nay không chỉ ở phương Đông mà ở phương Tây chữ tín luôn được đặt lên hàng đầu trong việc thiết lập các mối quan hệ. Trong hệ thống những tư tưởng của Hồ Chí Minh, thì chữ “tín” là một trong những tư tưởng tư tưởng mà người luôn coi trọng. Bởi theo Bác, con người ta mất lòng tin thì sẽ mất tất cả, làm cán bộ phải là người có chữ tín với nhân dân. Bác cho rằng: “ Tín là phải làm cho người ta tin mình” “Tín cũng có nghĩa là tự tin ở sức mình nữa, nhưng không phải tự mãn, tự cao”. Bác thường xuyên căn dặn bộ đội ta là phải làm sao cho dân tin, dân mến, dân yêu thì dân sẽ giúp đỡ và như vậy thì việc gì cũng thành công. Với những lí do trên em đã chọn đề tài: “Uy tín người cán bộ chiến sĩ trong tập thể quân nhân” làm đề tài cho tiểu luận của mình, với mục đích nâng cao giá trị của việc giữ uy tín trong tập thể quân nhân, từ đó góp phần nâng cao tình đoàn kết, gắn bó giữa các quân nhân. 1 Phần 2. I. NỘI DUNG Khái niệm uy tín. Uy tín, một hiện tượng tâm lý xã hội chỉ có thể nảy sinh trong mối quan hệ qua lại giữa người với người trong cộng đồng tập thể xã hội. Ở đâu có cuộc sống hoạt động chung thì ở đó xuất hiện hiện tượng tâm lý xã hội này. Uy tín khác với các hiện tượng tâm lý xã hội khác ở chỗ: Nó không phải là cái gì chung chung, trừu tượng, mà bao giờ cũng thuộc về một cá nhân hay tập thể xã hội được xem là chủ thể của uy tín. Nói đến uy tín, bao giờ cũng chứa đựng hàm ý: Uy tín của ai? Ai là người có uy tín? Tuy nhiên, người muốn có uy tín bao giờ cũng phải đặt trong mối quan hệ với những người xung quanh. Chính vì thế, khi đưa ra khái niệm uy tín, điều quan trọng trước hết là phản ánh được nội hàm của nó bao gồm cả nội dung và hình thức, cả chủ thể và khách thể trong mối quan hệ biện chứng, tác độnglẫn nhau để hình thành uy tín. Trong đó, chủ thể thì cảm hóa, thu hút bằng sức mạnh của lực lượng tinh thần và các giá trị xã hội của nhân cách; còn khách thể thì thừa nhận, tin tưởng và tuân theo. Từ những phân tích trên, có thể khái quát rằng: “ Uy tín là một hiện tượng tâm lý xã hội, hình thành trên cơ sở những phẩm chất, năng lực và các giá trị xã hội của cá nhân có sức cảm hóa lớn, thu hút, lôi kéo người khác, được người thừa nhận, tin tưởng tuân theo. Hồ Chí Minh là biểu tượng mẫu mực về người có uy tín. Những lời nói, việc làm của Người có sức cảm hóa rất lớn, thu hút, lôi kéo mọi người. Cả dân tộc, từ già đến trẻ, ai cũng một lòng tin tưởng nghe theo tiếng gọi của người đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do cho nhân dân, dân tộc, xây dựng đất nước. Điều đó cũng khẳng định lòng tin sắt đá của cả dân tộc vào con đường mà Bác đã lựa chọn. Lòng tin ấy có được là do những phẩm chất đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh luôn tỏa sáng, là tấm gương mẫu mực cho mọi người noi theo. Lòng tin ấy là kết quả phản ánh uy tín rất lớn của Người đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Uy tín dù phản ánh ở lĩnh vực nào đi chăng nữa, thì nó vẫn là sự thừa nhận, tin tưởng và sẵn sàng tuân theo của xã hội đối với phẩm chất, năng lực và các giá trị xã hội của cá nhân hay tổ chức xã hội nào đó. Uy tín, bao giờ cũng phản ánh được mối quan hệ giữa hai nhân tố: chủ thể và khách thể. 2 Trong đó những điều kiện thuộc về chủ thể là tiền đề, là nguồn gốc tạo nên uy tín. Còn khách thể và những điều kiện thuộc về khách thể không thể thiếu được. Nếu không có nó, uy tín không thể hình thành và thực sử trở thành một hiện tượng tâm lý xã hội. II. Bản chất,vai trò của uy tín Uy tín là một hiện tượng tâm lý xã hội, xuất hiện cùng với sự ra đời của xã hội và gắn liền với cuộc sống “cộng đồng” của xã hội”. Tuy nhiên, quan niệm về vấn đề uy tín cũng rất khác nhau trong các điều kiện xã hội lịch sử khác nhau và thế giới quan khác nhau. Uy tín được hình thành trước hết phụ thuộc rất lớn vào những đặc trưng của một xã hội, cũng như thang giá trị và những chuẩn mực của một chế độ xã hội. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, mỗi dân tộc, ngành nghề khác nhau đều có những tiêu chí đánh giá về uy tín khác nhau. Do đó có những nhận thức, quan điểm đánh giá, nhìn nhận về vấn đề uy tín cũng khác nhau. Dưới chủ nghĩa xã hội, bất kể ai, dù là người lãnh đạo hay quần chúng, dù là người giàu có hay không, nếu người đó luôn tận tâm với công việc, có những phẩm chất chính trị, đạo đức, có năng lực chuyên môn giỏi, năng động, sáng tạo, thật thà ngay thắng, sống có nhân đức, nghĩa tình, thương yêu mọi người, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của những người xung quanh; được mọi người thừa nhận, tin tưởng, kính phục và tuân theo một cách tự giác thì người đó có thể trở thành người có uy tín. Như vậy uy tín là một hiện tượng tâm lý xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng xã hội, tập thể. Nó mang bản chất xã hội lịch sử. Do đó khi xem xét đánh giá cũng như xây dựng hình thành uy tín cho cá nhân đòi hỏi phải chú ý tới những mối quan hệ tác động qua lại trong tập thể và phải thấy được những tiêu chí mang đặc trưng của ngành nghề, lĩnh vực công tác để điều chỉnh, định hướng trong quá trình hình thành, phát triển uy tín trước tập thể đơn vị. Uy tín có vai trò rất quan trọng trong đời sống hoạt động của tập thể. Người có uy tín, là người có sức mạnh hướng dẫn, tổ chức hoạt động và giáo dục mọi người theo hướng tích cực, đồng thời có thể điểu chỉnh được suy nghĩ, hành động của những người xung quanh. 3 Người và tổ chức có uy tín, có khả năng hướng dẫn tổ chức hoạt động cho tập thể, nhất là khi cần vượt qua những khó khăn phức tạp ác liệt. Bằng sáng kiến và hành động quyết tâm với uy tín của mình, họ dẫn dắt mọi người đạt mục đích hoạt động theo con đường ngắn nhất. Người và tập thể có uy tín,có giá trị nêu gương mẫu mực giáo dục thuyết phục mọi người. Bằng sức mạnh ám thị của lời nói, việc làm họ có thể giúp những người xung quanh giải quyết những khó khăn vướng mắc, hướng tới mục đích chung hoạt động của tập thể mà rèn luyện phẩm chất nhân cách, đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội và của lĩnh vực chuyên môn. Trong tập thể quân nhân, người có uy tín sẽ là tấm gương mẫu mực về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn cũng như những giá trị xã hộ của nhân cách, để mọi quân nhân điều chỉnh, định hướng quá trình tự giáo dục, rèn luyện của bản thân, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, đơn vị. Người có uy tín cao có thể thuyết phục, cảm hóa những người xung quanh, kể cả những người được coi như là “phần tử” chậm tiến, khó tiếp cận những chuẩn giá trị của xã hội. Từ việc hiểu bản chất,vai trò của uy tín phải phân biệt được đâu là uy tín thực,đâu là uy tín giả để có biện pháp thích hợp trong việc hình thành, phát triển uy tín thực và khắc phục,đấu tranh loại bỏ ảnh hưởng của uy tín giả. III. Các nhân tố góp phần hình thành uy tín cá nhân trong tập thể quân nhân * Trong điều kiện hoạt động quân sự nói chung, trong đời sống hoạt động của tập thể quân nhân nói riêng, uy tín được hình thành phụ thuộc rất lớn vào các nhân tố, trong đó có cả các nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể và các nhân tố khách quan thuộc về khách thể cũng như điều kiện hoàn cảnh sống của tập thể. 1. Các nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể 1.1.Phẩm chất chính trị đạo đức. Đây là nhân tố cơ bản quan trọng hàng đầu góp phần hình thành uy tín của quân nhân đối với tập thể đơn vị. Phẩm chất chính trị , đạo đức ở người quân nhân là kết quả của sự tổng hợp hài hòa biện chứng giữa quan điểm lập trường giai cấp công nhân, đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị. 4 Quan điểm lập trường giai cấp công nhân được thể hiện ở trình độ nhận thức hiểu biết sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản chủ nghĩa. Quan điểm lập trường giai cấp công nhân ở người quân nhân được thể hiện ở thế giới quan, phương pháp luận khoa học trong xem xét, đánh giá và giải quyết những vấn đề đặt ra trên cơ sở nhận thức và hiểu biết sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin.Có niềm tin và sự kiên định vững vàng vào mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vào con đường của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vào quan điểm đổi mới của Đảng trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, có thái độ đúng đắn trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị xã hội, phân biệt đúng địch,ta, trái phải… Đạo đức cách mạng: theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì đạo đức cách mangj là một nội dung quan trọng của phẩm chất chính trị, đạo đức. Trong ý niệm và cảm quan chính trị của cán bộ chiến sĩ trong đơn vị thì người được xem là có uy tín phải là người có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực. Bởi đạo đức là cái gốc của người cách mạng đồng thời là cơ sở, nền tảng tạo nên bộ mặt nhân cách của người chiến sĩ cách mạng, của “Bộ đội Cụ Hồ” Đạo đức cách mạng của người quân nhân đó là lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc và nhân dân, là tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, xả thân quên mình vì sự nghiệp cách mạng, vì hạnh phúc của nhân dân. Trong điều kiện hiện nay, thái độ đó được thể hiện ở sự kiên định vững vàng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn có tinh thần “vì nước quên thân vì dân quên mình”. Trung thành tuyệt đối với Đảng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Là tinh thần luôn luôn cầu thị, có ý chí vươn lên; đặt lợi ích của Đảng, của giai cấp và dân tộc lên trên hết. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực không giả dối. Luôn luôn đấu tranh để vượt qua mọi cám dỗ cũng như mọi khó khăn gian khổ cả trong công tác và trong cuộc sống đời thường để hoàn thành nhiệm vụ giữ vững thanh danh của người chiến sĩ cách mạng, xứng đàng là “Bộ Đội Cụ Hồ”. Đạo đức cách mạng của quân nhân còn thể hiện ở tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí đồng đội, gắn bó máu thịt như anh em một nhà; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, luôn gần gũi giúp đỡ nhân dân, làm tốt công tác dân vận, được dân tin yêu quý trọng. Sự thống nhất, biện chứng về nội dung, nguyên tắc, mục tiêu của quan điểm lập trường giai cấp công nhân và đạo đức cách mạng là cơ sở quan trọng 5 hình thành nên bản lĩnh chính trị của người quân nhân cách mạng. Bản lĩnh chính trị là trình độ phát triển cao của phẩm chất chính trị đạo đức, nó là hệ quả của sự tác động biện chứng, thống nhất giữa đạo đức cộng sản và thái độ chính trị xã hội chủ nghĩa trong nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”. Bản lĩnh chính trị chính là tổng hợp những nhận thức, quan điểm, tình cảm hành vi chính trị đạo đức đã phát triển tới trình độ tự giác tạo nên năng lực làm chủ về chính trị, thể hiện tập trung ở sự kiên định vững vàng nhạy cảm trước những biến động chính trị xã hội, ở tính tích cực trong tham gia vào các quá trình hoạt động chính trị xã hội, ở tính nhạy bén chính trị cần thiết để giải quyết chính xác mau lẹ những vấn đề thực tiễn đúng với quy luật khách quan và phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể. 1.2.Trình độ, năng lực hoạt động chuyên môn nghề nghiệp quân sự. Đó là toàn bộ những tri thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết sâu rộng những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động quân sự, trình độ kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự , cho phép người quân nhân có thể hoàn thành tốt nhất mọi nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng hiệu quả cao. Người quân nhân có trình độ giỏi, năng lực tốt trong thực hiện nhiệm vụ của mình sẽ tạo ra được sức cảm hóa với mọi người kể cả chỉ huy, lãnh đạo cấp trên và cán bộ chiến sĩ trong tập thể đều cảm phục tin tưởng. Đây là cơ sở, điều kiện quan trọng góp phần hình thành uy tín. 1.3.Các nét tính cách tạo nên giá trị xã hội của nhân cách người quân nhân cách mạng – “Bộ đội Cụ Hồ”. Đây là nhân tố không thể thiểu được thuộc về chủ thể trong quá trình hình thành phát triển uy tín. Nó bao gồm những nét tính cách cơ bản, quan trọng nói lên giá trị xã hội cao cả, có sức ám thị, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi suy nghĩ cũng như thái độ hành vi của những người xung quanh, gây nên sự thu hút, lôi kéo mọi người về phía mình(cả về tư tưởng, suy nghĩ và hành động). Những nét tính cách tạo nên giá trị xã hội của nhân cách người quân nhân cách mạng bao gồm: phong cách làm việc khoa học trung thực, không giả dối, lời nói đi đôi với việc làm, không bao biện, không phô trương hình thưc, sâu sát, gần gũi với mọi người , thương yêu quý trọng con người, quan hệ giao tiếp luôn thể hiện khiêm tốn, lịch sự tế nhị,v.v.. Như vậy, để góp phần hình thành uy tín đối với mọi người trong tập thể, điều quan trọng trước tiên thuộc về phía chủ thể, điều quan trọng trước tiên 6 thuộc về phía chủ thể có khả năng tạo ra được một uy lực tinh thần có sức “cảm hóa” thu hút, lôi kéo mọi người hay không. Toàn bộ những nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể kết hợp biện chứng với nhau tạo thành một diện mạo hoàn chỉnh về nhân cách người quân nhân cách mạng, tiêu biểu mẫu mực được mọi người thừa nhận, cảm phục, tin tưởng và noi theo. 2. Các nhân tố khách quan thuộc về khách thể và những điều kiện sống, hoạt động của tập thể, đơn vị. 2.1.Vai trò vị thế xã hội đang chiếm giữ. Vai trò vị thế xã hội mà chủ thể đang chiếm giữ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng uy tín trong tập thể, đơn vị. Vai trò vị thế xã hội của mỗi cá nhân phẩn ánh giá trị xã hội của họ được Đảng, Nhà nước, nhân dân tín nhiệm và giao cho một trọng trách nhất định. Thực tế chứng minh rằng: người có vị trí xã hội càng cao, càng dễ có điều kiện xây dựng uy tín. Chính giá trị xã hội được tạo nên bởi đương nhiên có sức ám thị mạnh mẽ cả về lời nói, việc làm đối với những người xung quanh. Tuy nhiên, vai trò vị thế xã hội cũng chỉ là điều kiện khách quan của chủ thể. Mặc dù nó có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành, củng cố uy tín của chủ thể nhưng không phải là quyết định. Vai trò vị thế xã hội chỉ là hình thức biểu hiện của phẩm chất chính trị, năng lực công tác… Song suy cho cùng anh ta có được Đảng, Nhà nươc tín nhiệm giao cho trọng trách với đơn vị hay không, tùy thuộc vào phẩm chất chính trị, năng lục chuyên môn và các giá trị xã hội của nhân cách(tức các nhân tố thuộc về chủ thể) 2.2. Trình độ nhận thức và ý thức giác ngộ chung của tập thể. Trình độ nhận thức và ý thức giác ngộ chung của tập thể có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng uy tín của mỗi cá nhân trong tập thể ấy. Trình độ nhận thức và ý thức giác ngộ chính trị của cán bộ chiến sĩ trong tập thể bao gồm trình độ văn hóa nói chung và trình độ đào tạo nói riêng cho phép người quân nhân có khả năng tiếp thu những thông tin, tài liệu mới mẻ, đồng thời có thể xem xét đánh giá những sự kiện hiện tượng diễn ra trong và ngoài đơn vị một cách đúng đắn chính xác. Ý thức giác ngộ chính trị là toàn bộ những tri thức hình thành thế giới quan khoa học có cảm quan về chính trị một cách đúng đắn. Trình độ nhận thức và giác ngộ chính trị cho phép quân nhân và tập thể quân nhân có thể giới quan khoa học trong đánh giá 7 xem xét con người đảm bảo tính khách quan, chân thật. Đây là điều kiện rất quan trọng thuộc về khách thể(tập thể, đơn vị) trong quá trình hình thành lòng tin đích thực và một cá nhân, con người nào đó. Nó hạn chết được khả năng hình thành của uy tín giả. Đồng thời nó luôn đặt ra những yêu cầu đòi hỏi cao đối với chủ thể uy tín. 2.3.Bầu không khí tâm lý trong tập thể quân nhân. Bầu không khí tâm lý trong tập thể có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng, hình thành uy tín của mỗi cá nhân trong tập thể ấy. Bầu không khí tích cực, lành mạnh sẽ là điều kiện tốt nhất để mỗi người phát huy hết tài năng, năng lực của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Mỗi tập thể luôn có truyền thống hoàn thành nhiệm vụ, đoàn kết tốt kỷ luật nghiêm, mọi người luôn quan tâm đến nhau, đoàn kết thống nhất cả về tư tưởng, tình cảm ý chí và hành động. Các hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh đều được điều chỉnh, phát triển theo hướng tích cực bao giờ cũng tạo được bầu không khí lành mạnh, tích cực, mọi người đều tự hào, phấn khởi với thành tích của tập thể đơn vị mình và do đó trong ý thức của họ luôn tìm cách giữ gìn và phát huy truyền thống đó. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho quá trình hình thành uy tín ở mỗi cá nhân. Ngược lại, nếu bầu không khí tâm lý của tập thể đơn vị ấy là tiêu cực không lành mạnh sẽ là điều kiện khách quan gây khó khăn cho quá trình hình thành uy tín ở mỗi cá nhân, thậm chí làm suy giảm uy tín đã có. 2.4.Uy tín của tập thể mà cá nhân(chủ thể) là thành viên. Uy tín cả mỗi cá nâh bao giờ cũng phụ thuộc rất lớn vào uy tín của tập thể, đơn vị. Nếu tập thê, đơn vị đó luôn có uy tín cao đối với trên, với các tập thể, đơn vị khác, với quần chúng nhân dân khu vực đóng quân… thì mỗi cá nhân trong tập thể đó có điều kiện dễ dàng xây dựng uy tín của mình một cách thuận lợi. Tập thể càng có nhiều người có uy tín thì tập thể đó sẽ mạnh và sẽ là điều kiện khách quan thuận lợi cho mỗi cá nhân phát huy hết tài năng, năng lực của mình. 8 2.5.Sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của cấp trên. Sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của chỉ huy, lãnh đạo câp trên đối với tạp thể đơn vị nói chung và mỗi cán bộ, chiến sĩ trong tập thể nói riêng là điều kiện quan trọng để mỗi người phát huy khả năng của mình hoàn thành nhiệm vụ, phát triển những phẩm chất tâm lý nhân cách đáp ứng được với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của lực lượng vũ trang nói chung, quân đội nói riêng. Sự quan tâm giúp đỡ của trên thể hiện ở chỗ: mọi chỉ thị mệnh lệnh luôn kịp thời sát đùng với yêu câu tình hình nhiệm vụ của đơn vị; mọi chính sách chế độ phải đảm bảo tính công bằng; mọi quyết định phải thấu tình đạt lý đảm bảo động viên khuyến khích được những người có thành tích, đồng thời có tác dụng giáo dụng đối với những người vi phạm khuyết điểm. Bên cạnh đó sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt nhất là chuyên môn nghiệp vụ quân sự. Sự quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho mọi cán bộ, chiến sĩ; phát động phong trào thi đua, xây dựng điển hình và nhân điển hình trong tập thể đơn vị. *Tóm lại : uy tín là một hiện tượng tâm lý xã hội nảy sinh, hình thành và phát triển đòi hỏi nhất thiết phải có những nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể đạt tới trình độ cao, có khả năng thu hút lôi kéo mọi người về phía mình, đồng thời phụ thuộc có tính quy luật vào những nhân tố khách quan và những điều kiện sống, hoạt động của tập thể, đơn vị. Uy tín của mỗi cá nhân trong tập thể đơn vị quân nhân không tự nhiên có được, nó được hình thành phát triển trên cơ sở sức cảm hóa của chủ thể và lòng tin của khách thể đối với chủ thể. Đặc biệt là uy tín của lãnh đạo, chỉ huy trong tập thể đơn vị. IV. Các biện pháp để quân nhân luôn giữ chữ tín cho bản thân mình. Như đã trình bày ở trên, bản chất nhân lõi của uy tín là sức cảm hóa của chủ thể và lòng tin, sự tín nhiệm của khách thể. Nếu không có sức mạnh cảm hóa thì không có lòng tin. Có sức cảm hóa nhưng chưa hình thành được lòng tin ở quần chúng thì cũng chưa thể có uy tín. Sức cảm hóa là nội dung của uy tín còn lòng tin của quần chúng là hình thức biểu hiện của uy tín. Do đó, con đường hình thành uy tín của cá nhân nói chung, của cán bộ chỉ huy, lãnh đạo nói riêng không thể nào khác là quá trình hình thánh sức cảm hóa của chủ thể. Để hình thành sức cảm hóa của chủ thể đối với khách thể và lòng tin của chủ thể đối với khách thể, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cần chú ý thực hiện tốt một số biện pháp tâm lý xã hội sau: 9 4.1.Tự tu dưỡng rèn luyện để xứng đáng với chức trách nhiệm vụ được giao. Để xứng đáng với nhiệm vụ chức trách được giao,để hình thành được sức cảm hóa có thể thu hút,looin kéo mọi người trong tập thể,đòi hỏi người cán bộ chỉ huy,lãnh đạo phải không ngừng tu dưỡng,rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị,năng lực công tác và các giá trị xã hội của nhân cách đảm bảo mọi người phải thừa nhận, cảm phục.Các nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể cần được phát triển đủ mức,có khả năng thu hút,lôi kéo mọi cán bộ,chiến sĩ tin theo,nghe theo và khi đó mới có thể xây dựng được lòng tin ở họ. Con đường để hình thành “sức cảm hóa”, đó là con đường tự giáo dục,tự rèn luyện về mọi mặt với ý chí,tình cảm say sưa với nghề nghiệp,tinh thần trách nhiệm cao của người cán bộ cách mạng của Đảng. 4.2.Nâng cao trình độ nhận thức, giác ngộ chính trị, xây dựng tập thể đơn vị vững mạnh về mọi mặt, là cơ sở, điều kiện quan trọng để hình thành lòng tin của cán bộ, chiến sĩ đối với cán bộ chỉ huy, lãnh đạo. Đi đôi với việc tự tu dưỡng ,rèn luyện nâng cao phẩm chất mọi mặt của người chỉ huy ,lãnh đạo,đòi hỏi phải không ngừng nâng cao tình độ nhận thức,giác ngộ chính trị cho tập thể cán bộ, chiến sĩ, xây duwngk tập thể mạnh về mọi mặt là điều kiện quan trọng để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ với năng suất,chất lượng,hiệu quả cao.Đơn vị luôn hoàn thành nhiệm vụ là nhân tố quan trọng để nâng cao vị thế của người cán bộ chỉ huy ,lãnh đạo,củng cố lòng tin của cán bộ chiến sĩ. * Để làm được việc đó cần phải thực hiên nh÷ng việc sau: Thường xuyên có kế hoạch,tổ chức huấn luyện,học tập nâng cao trình độ mọi mặt,rèn luyện kĩ xảo,kĩ năng chuyên môn nghề nghiệp quân sự. Thường xuyên tổ chức học tập,giáo dục quán triệt những tư tưởng ,quan điểm đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, nâng cao giác ngộ chinh trị cho quân nhân. Xây dựng tập thể mạnh về mọi mặt,trong đó chú trọng đến việc xây dựng truyền thống đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm,mọi người sống và làm việc trong bầu không khí tâm lí tích cực, lành mạnh,yêu thương gắn bó mật thiết với nhau.Chú ý xây dựng dư luận tập thể tích cực dám đấu tranh với những hành vi sai trái,những biểu hiện của uy tín giả có trong đơn vị. 10 Thường xuyên quan tâm đến mọi mặt đời sống của đơn vị. 4.3.Sự chăm lo, bồi dưỡng, tạo điều kiện về mọi mặt của chỉ huy, lãnh đạo cấp trên là nhân tố thuận lợi củng cố uy tín cho cán bộ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ. Sự chăm lo, bồi dưỡng , tạo điều kiện về mọi mặt của chỉ huy,lãnh đạo cấp trên thể hiện ở chỗ: thường xuyên chăm lo, tạo điều kiện tới việc xây dựng nâng cao sức mạnh mọi mặt của tập thể, đơn vị.Mọi chính sách, chế độ phải kịp thời, đúng , đủ, động viên được tinh thần của cán bộ, chiến sĩ.Mặt khác, phải quan tâm tới việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ mäi mặt của cán bộ, chỉ huy, lãnh đạo cấp dưới, tạo điều kiện thuận lợi để cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng, hiệu quả cao nhất. Phần3. KẾT LUẬN. Uy tín là một hiện tượng tâm lý xã hội mang bản chất xã hội lịch sử. Quá trình hình thành và phát triển uy tín cuả mỗi cá nhân trong tập thể quân nhân phải là quá trình vừa hình thành, phát triển những nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể và những điều kiện sống, hoạt động của tập thể, đơn vị. Uy tín có vai trò ảnh hưởng rất to lớn đến đời sống, hoạt động của tập thể. Nó liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, đơn vị. Quá trình xây dựng, phát triển của tập thể quân nhân, phải chú trọng tới việc xây dựng uy tín cá nhân trong tập thể, đặc biệt là uy tín của cán bộ chỉ huy, lãnh đạo. Trong tập thể, đơn vị càng có nhiều người có uy tín thì tập thể đơn vị đó càng mạnh. Với tầm quan trọng của uy tín, chúng ta thấy rằng phải không ngừng nâng cao ý thức giác ngộ nâng cao uy tín của cán bộ chiến sĩ. Có như vậy mới nâng cao được tình đoàn kết trong tập thể đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng mẫu mực về người có uy tín. Những lời nói và việc làm của Người có tính cảm hóa rất lớn. Chính vì thế công tác tuyên truyền, vận động mọi người làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là biện pháp tích cực và hiệu quả để mọi người học tập,tự nhận thức và nâng cao uy tín cho bản thân mình. 11 Tải về bản full

Từ khóa » Tiểu Luận Uy Tín Người Lãnh đạo