Tiểu Luận Tình Huống Chuyên Viên Về Bảo Hiểm Y Tế Cho Người Nghèo

Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kinh Tế - Quản Lý
  4. >>
  5. Quản lý nhà nước
Tiểu luận tình huống chuyên viên về bảo hiểm y tế cho người nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.42 KB, 20 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LONG ANLớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN Chương trình Chuyên viên K22------TIỂU LUẬN CUỐI KHÓATình huống:RẮC RỐI KHI ĐI KHÁM, CHỮA BỆNH BẰNGTHẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈOHọ và tên: Trần Minh VươngChức vụ: Chuyên viênĐơn vị công tác: Phòng Chính sách, BHXH tỉnh Long AnLong An, ngày 19 tháng 6 năm 2017Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênMỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................2MÔ TẢ TÌNH HUỐNG..............................................................................................................4PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.......................................................................62.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................................62.2. Các quy định hiện hành về cấp đổi thẻ BHYT................................................................82.3. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.....................................................................82.4. Nguyên nhân....................................................................................................................92.4.1. Nguyên nhân từ đơn vị lập danh sách.......................................................................2.4.2. Nguyên nhân từ người được nhận thẻ BHYT...........................................................2.4.3. Nguyên nhân từ các cơ quan nhà nước liên quan.....................................................2.5. Hậu quả..........................................................................................................................102.6. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết.................................................................102.6.1. Phương án 1:..........................................................................................................2.6.2. Phương án 2:..........................................................................................................2.6.3. Phương án 3:..........................................................................................................2.7. Kế hoạch thực hiện phương án đã chọn:........................................................................14Phần III......................................................................................................................................16KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................................16HVTH: Trần Minh VươngTrang 1/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênLỜI NÓI ĐẦUThông qua những chuyên đề bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chươngtrình chuyên viên đã được các thầy, cô giáo của Trường Chính trị tỉnh truyền tải,bản thân tôi nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong côngtác quản lý nhà nước, qua đó áp dụng vào công tác của bản thân. Hiểu được Nhànước là gì và Nhà nước thực hiện những chức năng, nhiệm vụ gì, từ đây tôi đượcnâng cao cả về mặt nhận thức lý luận và tiếp nhận các thông tin về thực tiễn; quađó giúp nâng cao thêm trình độ, năng lực và tự tin hơn khi thực hiện nhiệm vụchuyên môn của mình; thay đổi thái độ phục vụ nhân dân; hoàn thiện bản thântốt hơn trong tư duy, nhận thức về nhiệm vụ công - tư, trong ứng xử các mốiquan hệ xã hội và chắc chắn tôi sẽ thực hiện công việc chuyên môn tốt hơn tạicơ quan, đơn vị công tác. Đồng thời, các kỹ năng được học về quản lý thời gian,giao tiếp, quản lý hồ sơ, làm việc nhóm, soạn thảo văn bản, viết báo cáo, thuthập và xử lý thông tin,... đều có đóng góp quan trọng trong quá trình thực thicông vụ của tôi nói riêng và cán bộ, công chức, viên chức nói chung.Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách luôn được Đảng và Nhà nước đặcbiệt quan tâm nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Đã có rất nhiềuvăn bản về chính sách BHYT được ban hành cũng như các đối tượng được thụhưởng chính sách BHYT. Chính sách đó từng bước đi vào đời sống, đã đáp ứngphần nào nhu cầu khám, chữa bệnh của các tầng lớp nhân dân, tiến tới thực hiệnchính sách BHYT toàn dân theo Luật BHYT và các văn bản hiện hành.Ngày 12/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 29 vềviệc tổ chức thực hiện chế độ Bảo hiểm ốm đau, tai nạn, chăm sóc sức khoẻ conngười nói chung và cho người nghèo nói riêng, từ đó chính sách BHYT được rađời. BHYT là một loại hình bảo hiểm đặc biệt, nó mang ý nghĩa nhân văn vàcộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sứckhoẻ nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.HVTH: Trần Minh VươngTrang 2/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênNgày 15/10/2002, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số139/2002/QĐ-TTg về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo (đã được sửa đổi,bổ sung bởi Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướngChính phủ), qua đó khẳng định chủ trương, chính sách cấp thẻ BHYT cho ngườinghèo của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống của người dân, giảm chi phíkhám chữa bệnh cho người nghèo, từng bước đáp ứng được nhu cầu chăm sócvà bảo vệ sức khoẻ của người nghèo. Với các quy định của pháp luật về BHYTthì người nghèo được qui định là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc (Điều 12,Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014) được ngân sách nhà nước đóng với mứctối đa bằng 6% mức lương cơ sở (khoản g, điểm 1, điều 13, Luật BHYT sửa đổi,bổ sung năm 2014). Như vậy, từ ngày 01/7/2005, việc chăm sóc sức khỏe chongười nghèo chỉ được thực hiện với hình thức duy nhất là cấp BHYT đượchưởng quyền lợi đúng với chế độ BHYT.Trên thực tế, BHYT cho người nghèo đã phát huy được ý nghĩa nhân vănsâu sắc, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện tính công bằng xã hội và tạođiều kiện cho mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trong việcáp dụng thẻ BHYT cho người nghèo ở cơ sở vẫn còn một số bất cập, những bứcxúc trong thực tế mà chúng ta không thể bỏ qua và cần phải bàn tới. Xuất pháttừ lý do trên, tôi đã chọn tình huống “Rắc rối khi đi khám, chữa bệnh bằng thẻbảo hiểm y tế cho người nghèo” để làm tiểu luận cuối khóa.Do thời gian để nghiên cứu không nhiều, tài liệu tham khảo còn hạn chếnên bài tiểu luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mongnhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn học viên lớpChuyên viên K22 để tôi có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu.Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Trường Chính trị tỉnh đã nhiệt tình giảngdạy, truyền thụ những kiến thức thiết thực nhất về quản lý nhà nước; những kinhnghiệm, kỹ năng làm việc quý báu để tôi được hoàn thiện hơn trong quá trìnhcông tác và trong cuộc sống của mình.Xin chân thành cảm ơn!HVTH: Trần Minh VươngTrang 3/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênPhần IMÔ TẢ TÌNH HUỐNGÔng Trần Minh Tâm, sinh ngày 10/6/1958, tại xã Tân Thạnh, huyện TânHưng, tỉnh Long An.Sáng ngày 18/5/2017, ông Tâm đưa cháu nội đi học, khi về đến nhà, ôngcảm thấy mệt, đau tức ngực, khó thở và ngất đi. Người nhà phát hiện kịp thời vàđưa ông đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An chữa trị. Tại đây, bác sĩ đã khámvà kết luận ông bị bệnh huyết áp cao và đã có dấu hiệu biến chứng liên quan đếnbệnh nhồi máu cơ tim, yêu cầu ông phải nhập viện điều trị. Khi nhập viện, anhĐức - con trai ông xuất trình thẻ BHYT cho người nghèo nhưng không đượcBệnh viện đa khoa tỉnh chấp nhận. Anh Đức rất ngạc nhiên và trình bày đây làthẻ BHYT mà gia đình anh được Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Tân Hưng cấpcho diện người nghèo thì tại sao lại không được bệnh viện chấp nhận. Cán bộbệnh viện có giải thích với anh Đức rằng: Thẻ BHYT của bố anh và hồ sơ nhậpviện không khớp nhau. Thẻ BHYT thì ghi Trần Minh Tâm, sinh ngày 01/6/1958,còn giấy Chứng minh nhân dân thì ghi Trần Minh Tâm, sinh ngày 10/6/1958.Bệnh viện yêu cầu gia đình phải đóng viện phí và làm thủ tục nhập viện khôngtheo chế độ người nghèo.Về hoàn cảnh gia đình: Gia đình ông Tâm thuộc hộ nghèo của xã TânThạnh, huyện Tân Hưng. Vợ ông bệnh nặng, đau ốm quanh năm. Vợ chồng ôngcó 03 người con; trong đó 01 người con bị tàn tật, không có khả năng lao động và02 người con còn lại (trong đó có anh Đức) đã trưởng thành và xây dựng gia đìnhở riêng. Gia đình anh Đức cũng thuộc diện khó khăn. Hiện tại ông bà đang ở cùngngười con bị tàn tật. Gia đình ông được UBND xã Tân Thạnh xếp vào danh sáchhộ nghèo của xã và đã đề nghị BHXH tỉnh cấp thẻ BHYT hàng năm.Sau một thời gian chữa trị thì tình hình sức khỏe của ông Tâm đã dần ổnđịnh. Anh Đức, con trai ông đã đến BHXH huyện Tân Hưng để đề nghị cấp lại thẻBHYT cho ông Tâm, các thủ tục mang theo đầy đủ gồm: Đơn xin đề nghị cấp lạiHVTH: Trần Minh VươngTrang 4/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênthẻ BHYT có xác nhận của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện TânHưng và giấy Chứng minh nhân dân của ông Tâm.BHXH huyện Tân Hưng tiếp nhận đơn và tiến hành kiểm tra đơn đề nghịcấp lại thẻ BHYT của ông Tâm. Khi đối chiếu với danh sách gốc thì phát hiện:theo danh sách gốc khi đề nghị cấp lại thẻ BHYT cho người nghèo của PhòngLao động - Thương binh và Xã hội huyện Tân Hưng, ông Tâm sinh ngày01/6/1958, còn giấy Chứng minh nhân dân của ông Tâm ghi sinh năm10/6/1958. Cán bộ BHXH huyện Tân Hưng cho rằng BHXH thị xã đã làm đúngtheo danh sách do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh gửi sang và đúngvới thông tin trên thẻ BHYT đã cấp cho ông Tâm. Cán bộ BHXH thị xã trả lạihồ sơ và yêu cầu con trai ông Tâm trở về Phòng Lao động - Thương binh và Xãhội huyện Tân Hưng đề nghị giải quyết. Anh Đức thấy rắc rối và phức tạp quáđịnh thôi không sử dụng chiếc thẻ BHYT cho người nghèo này nữa. Tuy nhiên,với hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, trong khi đó, bệnh tình của ông Tâm thìkhông thể ngày một, ngày hai chữa khỏi, cho nên gia đình anh vẫn cần sự trợgiúp từ phía bệnh viện cùng với thẻ BHYT.HVTH: Trần Minh VươngTrang 5/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênPhần IIPHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNGTừ câu chuyện trên cho thấy, việc cấp đổi lại thẻ BHYT cho người nghèokhi có sai sót thuộc trách nhiệm của cơ quan nào? Thời gian là bao lâu? Chi phíchi trả cho việc đi lại để cấp đổi thẻ và tiền viện phí của ông Tâm trong thời giannằm việc thì ai chi trả?Để trả lời được câu hỏi trên chúng ta cần phân tích và đánh giá ở từngkhía cạnh nội dung của câu chuyện; từ đó tìm ra nguyên nhân những tồn tại,thiếu sót; đồng thời đề xuất những kiến nghị và giải pháp hợp lý nhằm khắcphục dần những tình trạng nhầm lẫn như trường hợp của ông Tâm, để mọi ngườitham gia BHYT (trong đó có người nghèo) khi đi khám bệnh không còn gặpphải những tình huống dở khóc dở cười như trên.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễnTheo chủ trương của tỉnh, hàng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xãhội các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) phốihợp với các xã, phường, thị trấn điều tra, chốt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèotổng hợp báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh căn cứ vào danh sách số hộnghèo, hộ cận nghèo cấp huyện gửi lên, tiến hành kiểm tra lại, phê duyệt danh sáchvà tiếp đó chuyển danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được phê duyệt cho BHXHcấp huyện (theo địa bàn quản lý) xử lý, đồng gửi BHXH tỉnh theo dõi.BHXH cấp huyện kiểm tra danh sách và tiến hành in thẻ BHYT cho cácđối tượng theo quy định.Khi thẻ BHYT cho người nghèo được cơ quan BHXH cấp huyện in ấnxong sẽ giao lại cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; tiếpđó Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội giao cho UBND các xã, phường,thị trấn. Tại cơ sở, thẻ BHYT cho người nghèo được giao cho các Trưởng thônHVTH: Trần Minh VươngTrang 6/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viêncấp phát cho từng đối tượng hộ nghèo. Nếu đối tượng người nghèo cẩn thận,kiểm tra lại, phát hiện sai sót thì mọi việc đơn giản, thẻ sẽ được sửa chữa lại chođúng. Tuy nhiên, nếu người được nhận thẻ chủ quan không kiểm tra lại, mang vềnhà, đến khi có bệnh cần mang thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh thì không đượcbệnh viện chấp nhận vì thẻ BHYT và một số giấy tờ tùy thân không khớp vớinhau. Mọi rắc rối sẽ bắt đầu từ đấy.Như vậy, BHXH huyện Tân Hưng trả lại hồ sơ của ông Tâm và hướng dẫnthân nhân của ông làm lại hồ sơ là đúng nguyên tắc. Bởi cơ quan BHXH làm thẻBHYT theo danh sách do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp.Tuy nhiên, việc cấp lại thẻ BHYT cho ông Tâm trong lúc này là nhu cầu cấpbách khi ông đang bị bệnh phải nằm viện.Làm lại thẻ BHYT cho ông Tâm là đúng, thế nhưng các chi phí đi lại để cấplại thẻ Bảo hiểm y tế ai phải chịu? Trong thời gian nằm viện chờ thẻ thì tiền việnphí và các chi phí khác có liên quan ai phải trả?Theo quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 18 Luật BHYT sửa đổi, bổ sungnăm 2014 “Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghịcấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểmy tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn đượchưởng quyền lợi bảo hiểm y tế”. Như vậy, BHXH thị xã nhận được đơn xin đềnghị cấp lại ngày nào thì giá trị sử dụng của thẻ BHYT được tính từ ngày nhậnđơn. Trong khi ông Tâm phải nằm viện mấy ngày qua. Vậy các chi phí khám vàđiều trị bệnh trong mấy ngày của ông Tâm ai sẽ thanh toán? Và các chi phí đicấp lại thẻ BHYT ai phải chi?Theo Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 21/11/2014 củaBộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế; Quyết định số1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam banhành Quy định về tổ chức thực hiện BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh thì cácchi phí cấp lại thẻ BHYT, các chi phí khám chữa bệnh khi chưa có thẻ BHYTcấp lại sẽ được BHXH thanh toán nếu ông Tâm, sau khi ra viện có đem toàn bộHVTH: Trần Minh VươngTrang 7/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênhoá đơn, chứng từ kèm theo thẻ BHYT được cấp lại đến BHXH huyện TânHưng đề nghị thanh toán.2.2. Các quy định hiện hành về cấp đổi thẻ BHYTNgười có thẻ BHYT bị sai trong trường hợp này phải làm gì? Làm nhưthế nào? Gồm những thủ tục gì? Ở đâu cấp lại thẻ BHYT? Thời gian cấp lại baolâu? Ở đâu cung cấp mẫu biểu, đơn xin cấp lại? Ở đâu ký xác nhận vào đơn?...Để được cấp lại thẻ BHYT cho ông Tâm, thân nhân của ông cần phải đếnPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tân Hưng xin mẫu đơn xin cấp lạithẻ BHYT, làm đơn theo mẫu rồi gửi đến UBND xã Tân Thạnh xác nhận. Tiếp tụcđến Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện Tân Hưng xác nhận và đềnghị BHXH huyện Tân Hưng xem xét, cấp lại thẻ.Việc cấp lại thẻ BHYT cho ông Tâm cần phải làm ngay để đảm bảo yêu cầukhám và chữa bệnh theo đúng quy định vì hoàn cảnh gia đình ông quá khó khăn.BHXH huyện Tân Hưng phải tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho ông Tâm. Thời giancấp lại tiến hành trong ngày nhận đơn.2.3. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quanBệnh viện đa khoa tỉnh Long An không chấp nhận thẻ BHYT của ôngTâm và yêu cầu gia đình ông đóng viện phí theo quy định không phải là đốitượng hưởng BHYT người nghèo là đúng hay sai? Căn cứ các nội dung quy địnhtại Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ; Thông tưliên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 21/11/2014 của Bộ Y tế, Bộ Tàichính hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế; Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày22/12/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy định về tổ chứcthực hiện BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh có quy định rõ: “Giữa cơ sởkhám chữa bệnh và cơ quan cấp thẻ bảo hiểm y tế có trách nhiệm ký kết hợpđồng trong việc khám, chữa bệnh và phải đảm bảo quyền lợi cho người có thẻbảo hiểm y tế...”. Như vậy, việc làm của Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An làđúng .HVTH: Trần Minh VươngTrang 8/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênnguyên tắc nhưng chưa hợp tình, chưa đảm bảo quyền lợi cho người cóthẻ BHYT, nhất là đối tượng hưởng BHYT là người nghèo.2.4. Nguyên nhân2.4.1. Nguyên nhân từ đơn vị lập danh sáchĐội ngũ cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội ở cơ sởchưa được đào tạo có trình độ chuyên môn cho nên việc thống kê và cấp sổ hộnghèo ở cơ sở chưa thực sự khoa học. Việc lập danh sách người nghèo thườngđược thống kê theo tên thường gọi của người dân mà không được lập danh sáchtheo Sổ Hộ khẩu hoặc giấy tờ tuỳ thân. Bên cạnh đó, việc nhập số liệu, tên gọichưa được kiểm tra cẩn thận; các cán bộ thống kê chưa thật sự có tinh thần phụcvụ cao, chưa thấy được tầm quan trọng và chưa xác định được những sai sót củamình sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người được nhận thẻ BHYT.2.4.2. Nguyên nhân từ người được nhận thẻ BHYT- Đối tượng được hưởng BHYT cho người nghèo đều là những ngườinghèo, tuổi cao, trình độ học vấn thấp. Với họ, có thẻ BHYT là tốt rồi.- Người được nhận thẻ BHYT chưa nhận thức được ý nghĩa của tấm thẻBHYT nên không kiểm tra thẻ ngay sau khi nhận; chỉ đến khi ốm đau, bệnh tật phảinhập viện, cần đến thẻ BHYT thì mới phát hiện ra sai sót.- Một bộ phận người nghèo còn thiếu hiểu biết, phát hiện sai sót nhưngkhông đề nghị chỉnh sửa và nghĩ đơn giản là sai sót nhỏ không ảnh hưởng gì đếnviệc khám chữa bệnh nên không đề nghị cấp lại thẻ.2.4.3. Nguyên nhân từ các cơ quan nhà nước liên quan- Công tác tuyên truyền của ngành BHXH chưa được sâu rộng nên ngườidân chưa hiểu nhiều về chính sách BHXH và BHYT có ý nghĩa như thế nào vàmình được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia.- Việc tiếp nhận thông tin, danh sách cấp thẻ BHYT còn thiếu công táckiểm tra lại. Từ phòng Lao động - Thương binh và xã hội cấp huyện đến Sở Laođộng - Thương binh và xã hội tỉnh đến BHXH tỉnh đều không chú ý đến côngtác này. Mỗi cơ quan thường thực hiện nhiệm vụ của mình khi nhận được sựHVTH: Trần Minh VươngTrang 9/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênphối kết hợp từ các đơn vị liên quan mà không có yêu cầu phải có thông tin xácminh từ phía đối tượng được hưởng BHYT. Đây chính là nguyên nhân của rấtnhiều những sai sót trong việc cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo.2.5. Hậu quảTừ những nguyên nhân thiếu sót trên của công tác cấp, phát thẻ BHYTcho người nghèo, nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến những hậuquả không tốt:- Thẻ BHYT của người nghèo được cấp phát sai sót nhiều. Người có thẻBHYT không phát hiện thẻ BHYT của mình bị sai, đến khi đi khám và chữabệnh không được chấp nhận mới vỡ lẽ ra mọi chuyện. Khi đó, người có thẻBHYT người nghèo không biết phải xử lý tình huống như thế nào? Làm thếnào để được cấp lại thẻ? và rất nhiều vấn đề phát sinh gây rắc rối và tốn kém.- Thẻ BHYT sai sót trong trường hợp người có thẻ BHYT không có bệnh,không dùng đến thẻ thì không có việc gì xảy ra. Nhưng trong trường hợp ngườicó thẻ BHYT đang bị bệnh thì gây hậu quả khá nghiêm trọng và mất nhiều thờigian và tiền bạc của người được hưởng quyền lợi BHYT nói chung và càng khókhăn thêm cho người nghèo nói riêng. Vì đó là người nghèo còn phải tốn thờigian, chi phí làm lại thẻ...- Thẻ BHYT sai sót không được bệnh viện chấp nhận khám và điều trịbệnh. Người có thẻ BHYT phải tự tìm hiểu các thủ tục cấp lại thẻ BHYT và tựbỏ chi phí để đi in lại thẻ BHYT.Nếu không nhanh chóng khắc phục tình trạng trên sẽ xảy ra thành kiếnkhông tốt giữa nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng đối với các ngànhchức năng có liên quan; ý nghĩa nhân văn của chính sách BHYT cho ngườinghèo của Đảng và Nhà nước sẽ bị giảm sút.2.6. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyếtQua trường hợp của ông Tâm chúng ta thấy còn nhiều vấn đề vướng mắcxung quanh chiếc thẻ BHYT cho người nghèo. Có phần nguyên nhân do ngườinhận thẻ không kiểm tra kỹ, có phần nguyên nhân do cơ sở từ khâu thống kê lậpdanh sách thiếu công tác kiểm tra. Do đó, cần phải đối chiếu, kiểm tra, rà soátHVTH: Trần Minh VươngTrang 10/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viêndanh sách với hồ sơ của người đề nghị cấp thẻ đảm bảo chính xác, tránh nhữngsai sót đáng tiếc xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có thẻ BHYT,mà đặc biệt là người nghèo như trường hợp của ông Tâm.2.6.1. Phương án 1:Tổ chức tập huấn cho cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và xã hộiở các xã, phường, thị trấn, các trưởng thôn trong việc lập danh sách hộ nghèo;các thông tin cần lập phải chính xác theo Sổ Hộ khẩu, Chứng minh nhân dân...chứ không lập danh sách theo tên gọi thông thường. Khi lập danh sách xong cầntổ chức một buổi trao đổi lại thông tin đối với đối tượng được nhận thẻ BHYT.Khi có sự thống nhất với đối tượng hưởng BHYT thì mới chốt danh sách gửi lênphòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và các cơ quan cấp trên.* Ưu điểm :- Đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cơ sởđược tiếp cận những phương pháp thống kê khoa học, chính xác, từ đó hạn chếnhững sai sót không đáng có khi lập danh sách hộ nghèo.- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người có thẻ BHYT và quyền lợi củamình khi tham gia BHYT. Làm tốt theo phương án này thì việc cấp thẻ BHYTcho người nghèo sẽ thuận tiện và độ chính xác ngày càng cao hơn.* Hạn chế: Phương án này mới chỉ giải quyết được một mặt hạn chế ở cơsở; mất nhiều thời gian do phải trao đổi lại với người dân; công tác kiểm tra,giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan chưa được đánh giá cao.2.6.2. Phương án 2:Tại cơ sở cần chú trọng công tác tuyên truyền ý nghĩa nhân văn của Đảngvà Nhà nước về chính sách cấp thẻ BHYT cho người nghèo đối với rộng rãingười dân để đối tượng được hưởng BHYT thấy được quyền lợi và nghĩa vụ củamình trong việc sử dụng thẻ BHYT.Khi phát thẻ BHYT cho đối tượng người nghèo cần yêu cầu người nhậnkiểm tra lại thông tin trên thẻ của mình xem đã chính xác hay chưa? Nếu chínhxác cho ký nhận thẻ và yêu cầu chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu thông tin sai màHVTH: Trần Minh VươngTrang 11/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênkhông yêu cầu sửa chữa. Nếu phát hiện thấy thẻ sai thì yêu cầu người dân cungcấp lại thông tin để làm lại thẻ.Cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cơ sở cầnhướng dẫn cặn kẽ người dân các thủ tục cần thiết khi làm thẻ BHYT cũng nhưkhi phải làm lại thẻ BHYT.* Ưu điểm:- Thực hiện phương án này sẽ giúp đối tượng hưởng BHYT nâng cao nhậnthức, ý nghĩa, hiểu rõ vấn đề rắc rối về các sai sót giữa thẻ BHYT với các giấy tờtuỳ thân khác khi đi khám, chữa bệnh và các thủ tục hành chính cần thiết khi làmhồ sơ cấp thẻ BHYT cũng như khi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.- Tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc giữa người dân nghèo và các cơ quan nhànước trong việc thực hiện chính sách có ý nghĩa nhân đạo này.* Hạn chế: Chưa khắc phục hết được những tồn tại, hạn chế của việc cấp,phát và áp dụng thẻ BHYT cho người nghèo trong thực tế.2.6.3. Phương án 3:Phải tiến hành cùng lúc hai phương án 1 và 2, đồng thời cần tăng cườngcông tác kiểm tra, xác minh thông tin trong các cơ quan Nhà nước có liên quanngành Lao động - Thương binh và Xã hội, cũng như cơ quan BHXH. Cụ thể:- Ở cơ sở, cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những thông tin về chínhsách phát thẻ BHYT cho người nghèo, những đối tượng được hưởng? Cán bộlàm công tác thống kê danh sách cần được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụđể việc lên danh sách hộ nghèo phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về đốitượng cũng như những thông tin cá nhân của đối tượng được hưởng BHYT.Tuyệt đối không được phép thống kê danh sách theo tên gọi thông thường.Trước khi danh sách được gửi lên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấphuyện, cần tổ chức một buổi gặp mặt các đối tượng được hưởng BHYT, đọc lạicác thông tin cá nhân của từng đối tượng và yêu cầu kiểm tra lại xem thật sựchính xác chưa và cần chỉnh sửa gì không?- Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quanđến chiếc thẻ BHYT cần tăng cường công tác kiểm tra, xác minh lại các thôngtin ghi trên thẻ. Có thể căn cứ vào hồ sơ của đối tượng được cấp thẻ (ví dụ: đơnHVTH: Trần Minh VươngTrang 12/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênxin cấp thẻ BHYT; Sổ Hộ khẩu, Chứng minh nhân dân...) để xác minh lại nhữngthông tin cần thiết. Tránh tình trạng quan liêu để khi xảy ra sự sai sót, cơ quannày đổ lỗi cho cơ quan kia và lợi ích của người nghèo thì không được đảm bảo.* Ưu điểm:- Phương án này khắc phục được hầu hết những hạn chế dẫn đến nhiều saisót trong quá trình làm thẻ, cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo.* Hạn chế: Không phải ở địa phương nào cũng thực hiện được đồng bộcác giải pháp trên.Tuy nhiên, qua phân tích có thể thấy rằng phương án 3 là phương án tốiưu và hạn chế tối đa những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình làm thẻBHYT; phát huy tính khoa học, chính xác và chuyên môn cao đối với các cơquan Nhà nước có liên quan; đồng thời đảm bảo quyền lợi cũng như phát huytinh thần trách nhiệm của đối tượng hưởng BHYT khi được cầm trên tay chiếcthẻ BHYT.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong phương ánnày còn giúp người nghèo cảm nhận đây là chính sách vô cùng tốt đẹp của Đảngvà Nhà nước ta đối với cuộc sống của người dân nghèo; giúp họ ngày càng tintưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.HVTH: Trần Minh VươngTrang 13/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên2.7. Kế hoạch thực hiện phương án đã chọn:SttNội dungĐối tượng thực hiệnThời gianthực hiện- Tuyên truyền, phổ biến - BHXH phối hợp với cácthông tin về những chủ cơ quan thông tấn báo chí,trương, chính sách của tuyên truyền thông tin trênĐảng và Nhà nước về các phương tiện thông tinBHYT giành cho người đại chúng.1nghèo, ý nghĩa tốt đẹpHàng ngàycủa chính sách này.- Nêu rõ những quy định - UBND cấp cơ sở giaovề đối tượng được hưởng cho Đài Truyền thanh củaBHYT giành cho người xã, phường, thị trấnnghèo.thường xuyên đưa tin .Mở các lớp tập huấn chocán bộ làm công tác Laođộng - Thương binh và2Xã hội của các xã,BHXH phối hợp với cácphường, thị trấn; trong đóđịa phương, đơn vị.Định kỳ đầu nămcó nội dung phương pháplập danh sách khoa học,chính xác.3Tổ chức các buổi gặp mặtCán bộ Lao động -Trước khi gửi danhcác đối tượng được nhậnThương binh và Xã hộisách đối tượng nhậnthẻ BHYT giành choxã, phường, thị trấn.thẻ lên Phòng Laongười nghèo để kiểm tra,động - Thương binhxác minh lại các thôngvà Xã hội cấptin; giới thiệu để họ biếthuyện.HVTH: Trần Minh VươngTrang 14/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênSttNội dungĐối tượng thực hiệnThời gianthực hiệncác cơ quan có thẩmquyền cấp thẻ BHYT vàhướng dẫn họ các bướccần thực hiện khi pháthiện sai sót trên thẻBHYT.Cơ quan quản lý nhànước cấp trên có liênquan khi tiếp nhận danhsách từ đơn vị gửi lên cần4yêu cầu gửi kèm cả hồ sơCác cơ quan quản lý nhàcủa từng đối tượng đượcnước cấp trên như Phòngnhận thẻ BHYT (trong hồLao động - Thương binhThường xuyên khisơ bắt buộc phải có giấyvà Xã hội cấp huyện;tiếp nhận và giảitờ quan trọng như: SổBHXH cấp huyện; Sở Laoquyết hồ sơ.Hộ khẩu, CMND...). Cần động - Thương binh và Xãtăng cường công tác kiểmhội tỉnh; BHXH tỉnh...tra, xác minh thông tin;tránh bệnh quan liêu dẫnđến những sai sót khôngđáng có .HVTH: Trần Minh VươngTrang 15/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênPhần IIIKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊNgười nghèo có thẻ BHYT được khám và chữa bệnh theo đúng quy địnhcủa Nhà nước, bình đẳng như các đối tượng khác là vấn đề được Đảng và Nhànước ta hết sức quan tâm. Thực hiện BHYT người nghèo là giải pháp mang lạihiệu quả rõ nhất trong việc sử dụng ngân sách nhà nước để khám, chữa bệnh chongười nghèo vào các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc là chủ trương hoàntoàn đúng đắn, phù hợp với thực tế nước ta. Vì vậy việc thống kê, lập danh vàcấp thẻ BHYT đúng người, đúng họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh đểthuận lợi cho người nghèo có thẻ BHYT được khám, chữa bệnh nhanh chóng,kịp thời, tạo cho người nghèo tâm lý thoải mái và dễ chấp nhận khi có tấm thẻBHYT trên tay là điều rất cần thiết.Trong tình huống thẻ BHYT của ông Tâm sai sót là do cán bộ lập danhsách khi nhập số liệu có thể đánh máy nhầm từ 10/6/1958 thành 01/6/1958 màkhông rà soát lại các nội dung dữ liệu với các nội dung trên các giấy tờ tuỳ thâncủa ông Tâm đã nộp để cấp thẻ dẫn đến việc nhầm lẫn ngày sinh của ông. Trongtrường hợp trên, người cán bộ thống kê đó làm sai và đã gây ra rất nhiều rắc rốicho gia đình ông Tâm trong việc mất thời gian và tốn chi phí cho việc đi lại đểcấp lại thẻ BHYT.Từ tình huống trên, chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm trong công tácquản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH, BHYT. Nếu công tác này được thực hiệntốt thì sẽ phát huy được ý nghĩa tốt đẹp của chính sách BHYT cho người nghèomà Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và tạo điều kiện cho người nghèo đượctiếp cận và hưởng lợi từ các dịch vụ y tế; từ đó tạo sự công bằng trong xã hội,kích thích xã hội phát triển, tạo niềm tin của nhân dân đối với chủ trương, đườnglối đúng đắn của Đảng, chính sách tốt đẹp của Nhà nước. Ngược lại, khi chínhsách này được đưa vào cuộc sống mà vẫn tồn tại những hạn chế và thiếu sót nhưtình huống trên sẽ dẫn đến sự chán nản, mất lòng tin của người dân, đặc biệt làngười dân nghèo đối với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.HVTH: Trần Minh VươngTrang 16/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênViệc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo thông qua việc cấp thẻ BHYT làgiải pháp phù hợp và thiết thực nhằm bảo đảm được quyền lợi cho mọi ngườidân đều được công bằng trong khám, chữa bệnh. Để đưa chính sách này vàocuộc sống có hiệu quả, góp phần phát triển nguồn nhân lực của người nghèo,thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, với những hiểu biết hạn chế của bảnthân, tôi xin đóng góp một số ý kiến tham khảo, hy vọng rằng trong những nămtới công tác cấp thẻ BHYT và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo sẽ đạt đượcthành tích cao, góp phần thực hiện vào sự việc phát triển kinh tế của đất nước,thực hiện công bằng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặt biệt đốivới người nghèo. Với sự hiểu biết còn hạn chế của bản thân, tôi mạnh dạn đềxuất với các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiệncần đẩy mạnh một số nội dung sau:1. Đối với UBND tỉnh:Chỉ đạo ngành y tế đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trongviệc tổ chức khám chữa bệnh đối với người có thẻ BHYT nhằm tránh phiền hà,đồng thời nâng cao y đức của người thầy thuốc, để trả lại giá trị đích thực tốtđẹp của chính sách BHYT cho người tham gia. Phát biểu tại buổi làm việc vớiSở Y tế mới đây, đồng chí Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnhcũng đã nhấn mạnh: “Thực hiện BHYT cho người nghèo, cận nghèo, đồng bàodân tộc thiểu số vùng khó khăn... là việc làm nhân văn và thiết thực. Vì vậy, cácngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ, linh động hơn nữa để bảo đảm việccấp thẻ cho các trường hợp này được kịp thời, chính xác. Qua đó, người dân,nhất là người nghèo, dân tộc thiểu số vùng khó khăn thực sự được hưởng quyềnlợi từ chính sách BHYT...”.2. Đối với UBND cấp huyện:- Tập huấn cho đội ngũ cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội các xã,phường, thị trấn về chuyên môn và kỹ năng để việc thống kê hộ nghèo, hộ cậnnghèo được làm một cách chính xác, khoa học. Khi thống kê phải căn cứ vào SổHộ khẩu, Chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh để đối chiếu, kiểm tra các thôngHVTH: Trần Minh VươngTrang 17/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viêntin của đối tượng đã khớp với nhau chưa. Khi nhập số liệu danh sách hộ nghèo,hộ cận nghèo phải nhập cẩn thận, chính xác và có sự kiểm tra, đối chiếu lại.- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về chínhsách BHYT nói chung và BHYT cho người nghèo nói riêng; giúp người sử dụngthẻ BHYT hiểu rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra ngay lúc nhận thẻ các nộidung trên thẻ có đúng chưa, nếu chưa phải báo ngay với cán bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp xã để tiến hành làm thủ tục đề nghị cấp lại thẻ.3. Đối với cơ quan BHXH:Trước khi cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng phải kiểm tra, xác minhlại thông tin. Khi phát hiện thẻ BHYT có sai sót phải thu hồi ngay và tiến hànhcác thủ tục cấp lại nhanh chóng, kịp thời./.HVTH: Trần Minh VươngTrang 18/19Tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viênDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Luật Bảo hiểm y tế ngày 14/11/2008.2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày13/6/2014.3. Sắc lệnh số 29 ngày 12/3/1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.4. Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướngChính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo.5. Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chínhphủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo.6. Nghị định 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.7. Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 21/11/2014 củaBộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế.8. Quyết định số 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 của Tổng Giám đốcBảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy định về tổ chức thực hiện BHYT trongkhám bệnh, chữa bệnh.9. Thủ tục cấp thẻ, cấp đổi thẻ BHYT khi cho người thuộc hộ nghèo, hộcận nghèo của BHXH tỉnh Long An.HVTH: Trần Minh VươngTrang 19/19

Tài liệu liên quan

  • Tiểu Luận Tình Huống Chuyên Viên Chính Tiểu Luận Tình Huống Chuyên Viên Chính
    • 21
    • 12
    • 61
  • bài tiểu luận an sinh xã hội về bảo hiểm y tế tự nguyện bài tiểu luận an sinh xã hội về bảo hiểm y tế tự nguyện
    • 15
    • 4
    • 32
  • tiểu luận tình huống chuyên viên chính tiểu luận tình huống chuyên viên chính
    • 11
    • 1
    • 21
  • Tiểu luận Tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, nguyên nhân và biện pháp khắc phục Tiểu luận Tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
    • 12
    • 5
    • 10
  • BÁO CÁO MÔN TIỂU LUẬN CỘNG ĐỒNG-Tìm hiểu về Bảo hiểm thất nghiệp VN BÁO CÁO MÔN TIỂU LUẬN CỘNG ĐỒNG-Tìm hiểu về Bảo hiểm thất nghiệp VN
    • 34
    • 586
    • 2
  • Tiểu luận tình huống chuyên viên chính Tiểu luận tình huống chuyên viên chính
    • 22
    • 3
    • 58
  • Tiều luận tình huống chuyên viên chuyên viên chính giải quyết tranh chấp giữa tỔ chức a với đơn vị b ở thành phố x trong lĩnh vực hoạt động internet Tiều luận tình huống chuyên viên chuyên viên chính giải quyết tranh chấp giữa tỔ chức a với đơn vị b ở thành phố x trong lĩnh vực hoạt động internet
    • 18
    • 2
    • 41
  • Tiểu luận tình huống chuyên viên chuyên viên chính hành vi vi phạm của một hộ sản xuất kinh doanh không nộp thuế khoán ổn định Tiểu luận tình huống chuyên viên chuyên viên chính hành vi vi phạm của một hộ sản xuất kinh doanh không nộp thuế khoán ổn định
    • 16
    • 2
    • 40
  • Tiểu luận tình huống chuyên viên chuyên viên chính kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật thuế và thu nộp NSNN của công ty TNHH trường thịnh Tiểu luận tình huống chuyên viên chuyên viên chính kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật thuế và thu nộp NSNN của công ty TNHH trường thịnh
    • 22
    • 1
    • 28
  • Tiểu luận tình huống chuyên viên chuyên viên chính xử lý buộc thôi việc do sinh con thứ 3 Tiểu luận tình huống chuyên viên chuyên viên chính xử lý buộc thôi việc do sinh con thứ 3
    • 15
    • 6
    • 161

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(198 KB - 20 trang) - Tiểu luận tình huống chuyên viên về bảo hiểm y tế cho người nghèo Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Tình Huống Về Bhyt