Tiểu Luận Vi Sinh Học đại Cương Vi Khuẩn E Coli - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Báo cáo khoa học
Tiểu luận vi sinh học đại cương vi khuẩn e coli

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176 KB, 14 trang )

Trường đại học Nông Lâm TPHCMTiểu luậnTÁC HẠI CỦA VI KHUẨN E.COLIĐỐI VỚI CON NGƯỜI KHI BỊNHIỄM QUA CON ĐƯỜNG SỬDỤNG THỰC PHẨMGiáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Nam KhaHọ và tên: Huỳnh Đắc DanhMSSV: 16125126Ngày sinh: 16/12/1998Ngành: công nghệ thực phẩmChuyên ngành: Bảo quản và chế biến nông sản thực phẩmLớp học: thứ 4 tiết 123LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀIHiện nay, an toàn thực phẩm là một vấn đề nóng luôn được quan tâm vì nó lànguyên nhân đã gây ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm hằng năm. Từ nhữngnông sản chứa đầy thuốc bảo vệ thực vật cho đến quy trình sản xuất, chế biếnmất vệ sinh là cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người gây nênnhiều vấn đề về sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng. Các loại sinh vật có hạinhư E.coli, Salmonella, Cereus , Listeria, Clostridium, Shigella,...tuy nhiên vikhuẩn điển hình và phổ biến trong số đó là loài E.coli. Mỗi năm trên thế giới cóhàng nghìn vụ ngộ độc do vi khuẩn này gây ra nhẹ thì ảnh hưởng tới sức khỏehệ tiêu hóa, nặng hơn thì xuất hiện biến chứng phải nằm viện điều trị tổn thất tàichính hoặc chậm trễ có thể gây tử vong. Hơn nữa đây là loài có thời gian tồn tạiở môi trường ngoài và vòng đời khá lâu khả năng sinh sản cực nhanh do đó khảnăng lây nhiễm rất cao. Mặc dù vậy nhiều người tiêu dùng thực phẩm, ăn uống,…vẫn chưa hiểu biết về mối nguy hại đến từ loại vi khuẩn này dẫn đến số vụnhiễm khuẩn E.coli vẫn không ngừng tăng. Kiến thức về vi khuẩn E.coli thực sựlà một thứ tối quan trọng mỗi người cần trang bị cho mình bởi từ lúc sinh ra đếnkhi chết đi con người đều lấy thực phẩm làm nguồn sống. Nếu thực phẩm nhiễmE.coli sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể chúng ta. Thấy được tầm quan trọngcủa nó, tôi đặt vấn đề nghiên cứu: “Tác hại của vi khuẩn E.coli đối với conngười khi bị nhiễm qua con đường sử dụng thực phẩm”.MỤC LỤCTrangI.II.Lịch sử phát hiện vi khuẩn E.coli và sự kiện có liên quan..........................Khái niệm, phân loại, đặc điểm chung và quá trình sinh sản của1.2.3.4.III.vi khuẩn E.coli............................................................................................Khái niệm....................................................................................................Đặc điểm chung của vi khuẩn E.coli...........................................................Phân loại vi khuẩn E.coli.............................................................................Quá trình sinh sản của vi khuẩn E.coli........................................................Đặc tính gây bệnh, lây nhiễm và những tác hại của vi khuẩn1.E.coli đối với con người..............................................................................Sự gây bệnh và các phương thức lây nhiễm của vi khuẩn E.coli2.IV......................................................................................................................Những tác hại của vi khuẩn E.coli đối với con người.................................Tình hình ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E.coli ở Việt Nam,1.trên thế giới và biện pháp phòng- trị...........................................................Tình hình ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E.coli ở Việt Nam và2.trên thế giới.................................................................................................Các biện pháp phòng vi khuẩn E.coli đi vào thực phẩm, cơ thểvà biện pháp xử trí kịp thời với người bị ngộ độc.......................................NỘI DUNGLịch sử phát hiện vi khuẩn E.coli và sự kiện có liên quan.Năm 1885, một bác sĩ nhi khoa người Đức tên là Theodor Escherich rất quanI.tâm đến những phát hiện quan trọng của Louis Pasteur và Robert Koch về vikhuẩn. Cùng với việc nghiên cứu bệnh tiêu chảy, Escherich tỏ rõ mối lưu ý tớimột vi sinh vật đường ruột trẻ em qua nhiều thí nghiệm lâm sàng. Vi khuẩn doEscherich phát hiện từ trong tã lót của trẻ em được công bố với tên gọi đầu tiênlà Bacterium coli communE. Chỉ 4 năm sau vi khuẩn này được giới chuyên mônđổi tên thành Escherich nhằm tri ân người có công khám phá. Tuy nhiên, nóđược gọi bằng tên Bacillus coli vào năm 1895 và Bacterium coli vào một nămsau đó, Sau nhiều kiểu gọi, đến năm 1919, vi khuẩn kia được định danh thốngnhất toàn cầu là Escherichia coli.Vụ dịch đầu tiên được báo cáo vào năm 1982, E. coli được xác định là nguyênnhân gây viêm ruột xuất huyết ở Mỹ. Trong một thập kỷ sau đó, vi khuẩn nàyđã trở thành một vấn đề lớn liên quan đến sức khỏe cộng đồng, được chính phủnhiều nước quan tâm. Vụ dịch lớn nhất được báo cáo xảy ra ở Nhật Bản trongtháng 7 - 8/1996, với 9.578 ca bệnh được ghi nhận và 11 người chết, 90 bệnhnhân được xác định là bị viêm ruột xuất huyết như ở Mỹ. Vụ dịch lớn thứ haixảy ra ở Mỹ, với 732 ca bệnh trong đó 4 người chết, 55 người bị cũng bị nhiễme. gây xuất huyết ruột.II.Khái niệm, phân loại, đặc điểm chung và quá trình sinh sản của vi1.khuẩn E.coli.Khái niệmEscherichia coli (thường được viết tắt là E.coli) hay còn được gọi là vi khuẩnđại tràng. Chúng là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đườngruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn nàycần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của khuẩn lạc ruột.Sự có mặt của E. coli trong nước là một chỉ thị thường gặp cho ô nhiễm phân.Trang 4E. coli thuộc họ vi khuẩn Enterobacteriaceae và thường được sử dụng làm sinhvật chỉ điểm cho các nghiên cứu về ô nhiễm nguồn nước ăn uống và sinh hoạt.2.Đặc điểm chung của vi khuẩn E.coliE. coli là trực khuẩn ngắn, hai đầu tròn, có kích thước 2 - 3 x 0,6 µm. Trêntiêu bản nhuộm Gram, vi khuẩn bắt màu Gram âm, đứng riêng rẽ, đôi khixếp 2 - 3 vi khuẩn thành một chuỗi dài. Vi khuẩn không sinh nha bào vàkhông bắt màu với các thuốc nhuộm axit. Vi khuẩn có lông và có khả năngdi động . Khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử, một số chủng vi khuẩn nhấtđịnh có mang cấu trúc bám dính.E. coli là trực khuẩn hiếu khí tùy tiện. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởngvà phát triển của vi khuẩn này là 370C, pH thích hợp là 7,4; nhưng vi khuẩncũng có thể phát triển được ở môi trường có pH từ 5,5 - 8,0.Đặc tính lên men và sinh hơi các loại đường: vi khuẩn E. coli có khả nănglên men và sinh hơi một số loại đường như: Glucose, Fructose, Galactose,Lactose, Manitol, Levulose, Xylose; lên men không chắc chắn với các loạiđường như: Dulcitol, Saccarose, Salixin.Vi khuẩn E. coli lên men sinh hơi nhanh đường Lactose, còn vi khuẩnSalmonella spp. không có đặc tính này. Đây chính là đặc điểm quan trọng để3.phân biệt với E. coli và Salmonella.Phân loại vi khuẩn E.coliCó nhiều loại E. coli, nhưng phần lớn chúng có thể nói là vô hại. Tuy nhiên,một số E. coli có thể gây tiêu chảy, và loại phổ biến nhất trong nhóm E. colicó hại này là E. coli O157:H7. Ở vài bệnh nhân, vi khuẩn này có thể gây rốiloạn máu và suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong.E. coli có thể được chia thành các nhóm dựa trên bệnh lý mà chúng gây ra,vị trí các kháng nguyên, định typ phage, thông tin về plasmid và khả năngsản sinh yếu tố dung huyết. Tuy nhiên, các phản ứng huyết thanh học thườngđược sử dụng và hiệu quả khi phân loại E. coli.Trang 5Năm 1944, Kauffman là người đầu tiên đưa ra một phương pháp phân loại vikhuẩn E. coli dựa trên đặc điểm huyết thanh học, và cùng với một số cảitiến, phương pháp này vẫn được áp dụng cho tới ngày nay. Theo đó, vikhuẩn E. coli được phân loại dựa theo các kháng nguyên bề mặt, gồm cókháng nguyên thân O (Somatic), kháng nguyên lông H (Flagellar) và khángnguyên giáp mô K (Capsular).Mặc dù, E. coli được phân loại dựa trên 3 loại kháng nguyên này nhưngkháng nguyên O và H thường được sử dụng nhiều hơn. Khi chỉ có khángnguyên O được xác định, các vi khuẩn E. coli được xếp thành nhóm khángnguyên O (serogroup O). Hiện nay, nhóm E. coli dựa trên kháng nguyên Ođã được xác định được đánh số từ O1 đến O173 (trừ 7 nhóm đã bị loại :O31, O47, O67, O72, O93, O94, O122).Một số báo cáo của các cuộc Điều tra dịch do các chủng E. coli tại Mĩ:Năm 2017: Bơ đậu nành khỏe mạnh IM - E. coli O157: H7Năm 2016: Sản phẩm thịt bò - E. coli O157: H7Bột - E. coli O121 và O26Hạt cỏ Alfalfa - E. coli O157Năm 2015: Xà lách gà Rotisserie - E. coli O157: H7Chuỗi Nhà hàng kiểu Mexico - E. coli O26Năm 2014: Clover Sprouts thô - E. coli O121Bò xay đất - E. coli O157: H7Năm 2013: Sà ăn Sẵn sàng - E.coli O157: H7Thực phẩm đông lạnh - E.coli O121Năm 2012: Rau bina hữu cơ và hỗn hợp pha trộn mùa xuân - E.coli O157:H7Không biết Nguồn - E. coli O145Clover Sprouts thô - E. coli O26Năm 2011: Romaine Xà lách - E. coli O157: H7Đi du lịch đến Đức - E. coli O104Lebanon Bologna - E. coli O157: H7Hazelnuts trong vỏ - E. coli O157: H7Năm 2010: Pho mát - E. coli O157: H7Xà lách rong nhỏ xiêm - E. coli O145Bò - E. coli O157: H7Trang 64.Năm 2009: Bò - E. coli O157: H7Bò - E. coli O157: H7Bánh Cookie đóng gói sẵn - E. coli O157: H7Năm 2008: Bò - E. coli O157: H7Năm 2007:Pizza - E. coli O157: H7Bột thịt bò - E. coli O157: H7Năm 2006: Chuỗi Nhà hàng kiểu Mexico - E. coli O157: H7Sò điệp tươi - E. coli O157: H7Quá trình sinh sản của vi khuẩn E.coliE.coli cũng như những vi khuẩn khác chỉ sinh sản vô tính, không sinh sảnhữu tính (có tái tổ hợp di truyền). Cụ thể hơn, chúng sinh sản bằng cách chiađôi, hay trực phân. Trong quá trình này, một tế bào mẹ được phân thành 2 tếbào con bằng cách tạo vách ngăn đôi tế bào mẹ.Tuy nhiên, mặc dù không có sinh sản hữu tính, những biến đổi di truyền(hay đột biến) vẫn xảy ra trong từng tế bào vi khuẩn E.coli thông qua cáchoạt động tái tổ hợp di truyền. Do đó, tương tự như ở các sinh vật bậc cao,kết quả cuối cùng là vi khuẩn e. cũng có được một tổ hợp các tính trạng từhai tế bào mẹ. Có ba kiểu tái tổ hợp di truyền đã được phát hiện ở vi khuẩn: Biến nạp (transformation): chuyển DNA trần từ một tế bào vi khuẩn sangtế bào khác thông qua môi trường lỏng bên ngoài, hiện tượng này gồm cảvi khuẩn chết.Tải nạp (transduction): chuyển DNA của virus, vi khuẩn, hay cả virus lẫnvi khuẩn, từ một tế bào sang tế bào khác thông qua thể thực khuẩn(bacteriophage).Giao nạp (conjugation): chuyển DNA từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khácthông qua cấu trúc protein gọi là pilus (lông giới tính).Vi khuẩn, sau khi nhận được DNA từ một trong những cách trên, sẽ tiếnhành phân chia và truyền bộ gene tái tổ hợp cho thế hệ sau. Nhiều vi khuẩnIII.1.còn có plasmid chứa DNA nằm ngoài nhiễm sắc thể.Đặc tính gây bệnh, lây nhiễm và những tác hại của vi khuẩn E.coli đốivới con người.Sự gây bệnh và những tác hại của vi khuẩn E.coli đối với con ngườiTrang 7E. coli O157:H7 là một trong bốn chủng vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sau cácchủng Campylobacter sp., Salmonella sp.và Shigella sp. Độc tố này gâybệnh tiêu chảy và cả hội chứng viêm đại tràng xuất huyết, hội chứng dunghuyết và suy thận. Nó sinh ra hai loại độc tố gọi là Shiga toxin 1 và Shigatoxin 2. Các yếu tố gây độc khác bao gồm một protein màng ngoài gọi làintimin (protein quan trọng giúp vi khuẩn tồn tại trong ruột) vàenterhemolysin mã hóa bởi một plasmid được gọi là pO157.Enterohemolysin góp phần gây độc bằng cách phân hủy tế bào hồng cầugiúp tạo ra nguồn cung cấp sắt cho vi khuẩn. Trong số các Escherichia colisản sinh ra Shiga, O157: H7 có sự liên kết mạnh nhất trên toàn thế giới vớihội chứng dung huyết và suy thận.Trong những năm gần đây, các chủng E. coli gây tiêu chảy được chia thànhít nhất 5 nhóm. Đó là E. coli gây độc- sản sinh độc tố ruột nhưng không xâmnhập, E. coli xâm nhập ruột- có khả năng xâm nhập tế bào biểu mô ruột, E.coli gây bệnh tích ruột- có khả năng bám dính vào tế bào biểu mô và gâybệnh tích bám dính và xâm nhập, E. coli gây ngưng kết- có khả năng bámdính vào tế bào biểu mô nhờ một cơ quan giống lông nhung và khuếch tánvào trong biểu mô ruột. Nhóm cuối cùng là gây bệnh viêm ruột xuất huyết,huyết niệu và ban xuất huyết giảm tiểu cầu ở người.Sau khi ăn hoặc uống thực phẩm nhiễm E. coli O157:H7, vi khuẩn cùng vớithức ăn qua thực quản, dạ dày, ruột non xuống ruột già của bệnh nhân. Tạiđây, vi khuẩn sẽ bám lên các gờ răng lược của thành ruột, sinh sản, tiết rađộc tố phá hủy tế bào niêm mạc ruột, xâm nhập vào các mạch máu bên dướithành ruột. Vì độc tố của vi khuẩn làm tế bào niêm mạc ruột bị phá hủy nênthành ruột trở nên mỏng hơn, gây ra xuất huyết ruột và đi ngoài ra máu. Tiếptheo nó gây một loạt các biến chứng khác như gây ngưng kết các tế bào tiểuTrang 8cầu và fibrin tạo thành khối, làm tăng áp suất của máu lên thành mạch vàgây suy tạng đặc biệt là thận.Escherichia coli gây ra viêm gan siêu vi B O157: H7 sản xuất bó dài của loại4 cực pili gọi là HCP (viêm đại tràng xuất huyết pili) tạo thành cầu vật lý2.giữa các vi khuẩn kết hợp với tế bào biểu mô của người và động vật.Các phương thức lây nhiễm của vi khuẩn E.coliE. coli là vi khuẩn thường thấy trong đường tiêu hóa của người và động vật,đặc biệt là trong phân bò, chất thải của bò; từ đó E. coli được thải vào nước,đất và đồng cỏ, không chỉ nhiễm lan trong đàn mà có thể nhiễm vào một sốsản phẩm nông nghiệp như rau, củ,...E.coli có thể sống ở điều kiện ngoại cảnh từ vài tuần đến vài tháng, có khảnăng chịu đựng các yếu tố lí hóa khắc nghiệt. Chính vì thế khả năng lâynhiễm vào vật chủ rất cao.Có nhiều vụ dịch do E.coli đã xảy ra ở nhiều quốc gia, trong đó nguyên nhânchính là do sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm, chủ yếu là các thực phẩm cónguồn gốc từ bò. Sử dụng bánh hamburger nhân thịt bò là nguyên nhânchính gây ra các vụ dịch ở Anh, Mỹ và Canada. Ngoài ra, cũng đã xảy ramột vài vụ dịch liên quan đến sữa và các sản phẩm từ sữa, như sữa tươi, sữachua, nước táo chưa tiệt trùng. Các vụ dịch thường xảy ra ở những nơi côngcộng, trung tâm chăm sóc sức khỏe, trường học,... Chế biến thực phẩmkhông đúng cách như nhiệt độ nấu thức ăn chưa đảm bảo, nhiễm từ các dụngcụ sử dụng chế biến thực phẩm tươi và thực phẩm đã nấu chín là những cáchthức phổ biến gây ra các vụ dịch.Theo một hãng tin quốc tế, giới chức y tế Đức ngày 19/6/2011 đã phát hiệntrường hợp lây nhiễm đầu tiên vi khuẩn E.coli từ người sang người. Một phụnữ làm việc tại bếp ăn của một công ty dịch vụ ăn uống gần Frankfurt bịnhiễm khuẩn E.coli sau khi ăn giá và trong khi chế biến thức ăn bà đã truyềnvi khuẩn này sang thức ăn làm 20 người bị nhiễm. Chủng khuẩn E-ColiO104:H4 được xem là nguyên nhân.Trang 9IV.Tình hình ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E.coli ở Việt Nam, trên thế1.giới và biện pháp phòng- trị.Tình hình ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn E.coli ở Việt Nam và trên thếgiới.Vì vi khuẩn E. coli quá phổ biến, nên hàng năm trên khắp thế giới đều cóngười mắc bệnh do vi khuẩn này. Các chuyên gia ước tính rằng ở Mỹ mỗinăm có khoảng 70 nghìn người mắc bệnh liên quan đến E. coli.Dữ liệu mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy vấn đề ngày càng giatăng của bệnh tật do thực phẩm trên khắp thế giới(Dữ liệu từ năm 2010, đâylà dữ liệu toàn cầu mới nhất hiện có): 582 triệu: Số trường hợp 22 bệnh truyền qua thực phẩm khác nhau trongnăm 2010 351.000: Số người chết có liên quan 52.000: Số người chết vì vi khuẩn Salmonella 37.000: Số ca tử vong do vi khuẩn E. coli gây ra 35.000: Số ca tử vong do norovirus 40%: Tỷ lệ người dưới 5 tuổi mắc bệnh truyền qua thực phẩmBộ Y tế cho biết năm 2016 cả nước đã xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm lớnvới 4.139 người mắc và 12 trường hợp tử vong. Hầu hết các bệnh nhân bịngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật cùng với đó là một số trườnghợp bị ngộ độc do hấp thụ phải hóa chất tồn dư trong thực phẩm, do độc tố2.tự nhiên ,do hóa chất và một số chưa xác định được nguyên nhân.Các biện pháp phòng vi khuẩn E.coli đi vào thực phẩm, cơ thể và biệnpháp xử trí kịp thời với người bị ngộ độc.Để phòng bệnh có hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạchtrước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau khitiếp xúc với nguồn bệnh.Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn chín, uống chín; rửa thật sạchrau, hoa quả, thực phẩm trước khi chế biến, sử dụng.Trang 10Sử dụng nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt: Đảm bảo sử dụng nướcsạch, tốt nhất là nước được khử khuẩn bằng clo theo đúng quy định choăn uống, sinh hoạt hàng ngày.Vệ sinh môi trường sống: Vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, vệ sinhnhà tiêu, thu gom rác, diệt ruồi nhặng.Khai báo khi nghi ngờ mắc bệnh: Những người nghi ngờ bị mắc bệnh cầnđến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị để tránh lây lanra những người xung quanh và gây dịch.Không để thú vật nuôi vào khu vực nhà bếp và bàn ăn khi đang ăn.Trữ thực phẩm cẩn thận, nhất là trong những tháng hè.Luôn kiểm tra hạn sử dụng của thức ăn, nếu quá hạn sử dụng, vứt bỏ thựcphẩm đi, nếu thực phẩm có mùi hoặc không có cảm quan tốt, cũng cầnloại bỏ. Khám sức khỏe định kì, kiểm tra phát hiện người lành mang trùngCó thể tiêu diệt E.coli bằng các nhân tố hóa lí như sau: Các chất sát khuẩnnhư nước Javel, phenol giết chết vi khuẩn sau 2- 4 phút. Ở 55°c giết vikhuẩn sau 1 giờ, 60°c sau 3 phút. Môi trường lạnh E.coli bị phá hủy trong 2giờ.Đa số người bị nhiễm E.coli thời gian đầu không có triệu chứng mắc bệnh.Thời gian ủ bệnh của loại vi khuẩn này là khoảng 3-4 ngày, sau đó một loạtcác triệu chứng đường ruột xuất hiện. Các triệu chứng có thể là tiêu chảynhẹ, sốt nhẹ hoặc tiêu chảy ngắt quãng không kèm theo sốt. Tùy từng trườnghợp mà biểu hiện bệnh khác nhau nhưng phần lớn các trường hợp nhiễmE.coli thường tự hồi phục, điều trị chủ yếu bằng bù nước và điện giải. Tuynhiên, trong một số ít trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi và ngườigià, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và có thể phát triển hội chứng tăng urêmáu có tán huyết gây suy thận, xuất huyết và các vấn đề thần kinh khác. Tỷlệ tử vong là khoảng 3-5% ở những trường hợp này.Trang 11Tốt nhất bạn nên đi khám để phát hiện kịp thời vi khuẩn E.coli nếu bạn nằmtrong những trường hợp sau đây: Tiêu chảy không thuyên giảm sau bốn ngày, hoặc hai ngày đối với trẻ sơsinh hoặc trẻ em;Sốt kèm với tiêu chảy;Đau bụng không giảm sau khi đi cầu;Có mủ hoặc máu trong phân;Nôn mửa nhiều hơn 12 giờ;Gần đây có du lịch ra nước ngoài;Các triệu chứng của mất nước, chẳng hạn như ít tiểu, khát nước nhiều,hay chóng mặt.Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO1.2.Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Escherichia coli”Nguyễn Thị Thanh Thuỳ: Luận án “Nghiên cứu một số đặc tính của vi khuẩnEscherichia coli (nhóm VTEC) phân lập từ bò, lợn được giết mổ tại Hà Nội”3.(2012)Centers for Disease Control and Prevention: “Reports of Selected E. coli4.Outbreak Investigations” (2017)Juan Xicohtencatl-Cortes (Journal of Bacteriology): “The Type 4 Pili ofEnterohemorrhagic Escherichia coli O157:H7 Are Multipurpose Structures5.with Pathogenic Attributes” (2009)Hoàng Phú hiệp: Luận án “Nghiên cứu phát triển kĩ thuật phát hiện chủng vi6.khuẩn Escherichia coli O157:H7 và tạo kháng thể tổ hợp đặc hiệu”, (2014)Viet Nam news online: “Đức: Phát hiện vi khuẩn E.coli lây từ người sang7.người” (2011)Đặng Ngọc Phương Uyên: khóa luận “Phân lập vi khuẩn bacillus subtilis từđất và khảo sát tính đối kháng với vi khuẩn e. coli gây bệnh tiêu chảy trên8.heo” (2007)Nguyễn Thị Kim Tiến: “Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 và Phương9.hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017” (2017)Paul Garwood, Fadela Chaib, Olivia Lawe-Davies (WHO): “World HealthDay 2015: From farm to plate, make food safe” (2015)

Tài liệu liên quan

  • Báo cáo Báo cáo "PHÂN TÍCH MỘT SỐ GEN KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN E. COLI PHÂN LẬP TỪ LỢN CON MẮC BỆNH TIÊU CHẢY " pot
    • 6
    • 920
    • 4
  • NGHIÊN CỨU CHỌN CHỦNG VI KHUẨN LACTIC ĐỂ SẢN XUẤT AXÍT PHENYLLACTIC  ỨNG DỤNG TRONG BẢO QUẢN NÔNG SẢN VÀ THỰC PHẨM     LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC NGHIÊN CỨU CHỌN CHỦNG VI KHUẨN LACTIC ĐỂ SẢN XUẤT AXÍT PHENYLLACTIC ỨNG DỤNG TRONG BẢO QUẢN NÔNG SẢN VÀ THỰC PHẨM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
    • 67
    • 1
    • 2
  • Bước đầu  áp  dụng  hệ  thống  quản  lý  tích  hợp  tiêu  chuẩnISO  9001:2000 và ISO 14001:2004 vào công  tác quản  lý môi  trường tại Quận Bình  Tân Bước đầu áp dụng hệ thống quản lý tích hợp tiêu chuẩnISO 9001:2000 và ISO 14001:2004 vào công tác quản lý môi trường tại Quận Bình Tân
    • 112
    • 177
    • 0
  • Tiểu luận vi sinh học đại cương  vi khuẩn e coli Tiểu luận vi sinh học đại cương vi khuẩn e coli
    • 14
    • 1
    • 7
  • đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải tiến công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp tân tạo, thành phố hồ chí minh theo hướng khu công nghiệp sinh thái đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải tiến công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp tân tạo, thành phố hồ chí minh theo hướng khu công nghiệp sinh thái
    • 125
    • 208
    • 0
  • Đánh giá mô hình sản xuất và công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến gia vị phẩm bình vinh   đài loan Đánh giá mô hình sản xuất và công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến gia vị phẩm bình vinh đài loan
    • 46
    • 26
    • 0
  • Đánh giá mô hình sản xuất và công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến gia vị bình vinh Đánh giá mô hình sản xuất và công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến gia vị bình vinh
    • 46
    • 5
    • 0
  • Đánh giá mô hình sản xuất và công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến gia vị phẩm bình vinh đài loan Đánh giá mô hình sản xuất và công tác quản lý môi trường tại nhà máy chế biến gia vị phẩm bình vinh đài loan
    • 46
    • 4
    • 0
  • Nghiên cứu tạo dòng và biểu hiện gene kháng nguyên độc tố bền nhiệt stb của e coli trong tế bào vi khuẩn e coli bl21 (de3) và tối ứu các điều kiện biểu hiện Nghiên cứu tạo dòng và biểu hiện gene kháng nguyên độc tố bền nhiệt stb của e coli trong tế bào vi khuẩn e coli bl21 (de3) và tối ứu các điều kiện biểu hiện
    • 66
    • 14
    • 0
  • Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tạo dòng và biểu hiện gene kháng nguyên độc tố không bền nhiệt LTa của E. coli trong tế bào vi khuẩn E. coli BL21 (DE3) và tối ưu các điều Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tạo dòng và biểu hiện gene kháng nguyên độc tố không bền nhiệt LTa của E. coli trong tế bào vi khuẩn E. coli BL21 (DE3) và tối ưu các điều
    • 77
    • 15
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(96.58 KB - 14 trang) - Tiểu luận vi sinh học đại cương vi khuẩn e coli Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » E Coli Tiểu Luận