- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Tài liệu - Ebook
Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận văn, giáo trình tham khảo cho học sinh, sinh viên
Tiểu luận WTO và vai trò của WTO trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế
MỤC LỤC
Trang
I LỜI MỞ ĐẦU 2
II KHÁI QUÁT CHUNG 2
1 Về WTO 2
a. Sự hình thành và phát triển 2
b. Ý nghĩa và vai trò của việc thành lập WTO 3
2 Tranh chấp thương mại quốc tế 4
a. Khái niệm 4
b. Phương thức giải quyết 4
III. Một vài nhận xét về vai trò của WTO trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế 6
1 Giải quyết nhanh tranh chấp nhanh chóng và hòa bình. 6
2 Mang lại sự ổn định và thúc đấy tự do hóa thương mại. 7
3 Giúp thúc đẩy thương mại, tăng trưởng nhanh. 8
4 Một số tồn tại và khắc phục. 8
IV . Kết luận 9
Danh mục tài liệu tham khảo. 10
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10002 | Lượt tải: 1 Bạn đang xem nội dung tài liệu
Tiểu luận WTO và vai trò của WTO trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênMỤC LỤC Trang Từ viết tắt: WTO: Tổ chức thương mại thế giới GATT: General Agreement on Tariffs and Trade: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một tất yếu khách quan, và là xu thế của thời đại, có tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới. Đến nay, trên thế giới đã có đến hàng trăm hình thức tổ chức liên chính phủ và hàng nghìn hình thức tổ chức phi chính phủ hoạt động trong hầu hết tất cả các lĩnh vực kinh tế-chính trị-xã hội. Trong đó, có những tổ chức kinh tế và thương mại quốc tế và các tổ chức liên kết kinh tế và thương mại đặc thù theo khu vực như khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD),…và đỉnh cao của sự hội nhập trong lĩnh vực kinh tế và thương mại thế giới là sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Là một quốc gia có nền kinh tế ở trình độ thấp nhưng Việt Nam cũng đã xác định hội nhập là con đường duy nhất để Việt Nam theo kịp thời đại, điều này đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI ( 1986). Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của ASEAN, APEC, WTO.., ký hiệp định thương mại với nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ . Hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam, đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại nảy sinh trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay. KHÁI QUÁT CHUNG Về WTO Sự hình thành và phát triển Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) viết tắt WTO là một chế định mang tính toàn cầu về thương mại. WTO được thành lập 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). GATT ra đời sau Đại chiến thế giới 2 theo xu hướng thành lập một loạt cơ chế đa biên trong khuôn khổ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods để điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hiệp định Uruguay(1986-1994) do thương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng các hiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phi quan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, GATT vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh (Marốc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995. Hiện nay, tổ chức này có 153 thành viên (Việt Nam là thành viên thứ 150 ngày 11/1/2007). Ý nghĩa và vai trò của việc thành lập WTO Sự ra đời của WTO đã góp phần tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường. Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu: • Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có); • Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại; • Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và • Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên Tranh chấp thương mại quốc tế Khái niệm Tranh chấp thương mại quốc tế là một hiện tượng song hành với sự gia tăng các luồng giao thương trên phạm vi toàn cầu. Tranh chấp diễn ra khi một nước cho rằng một nước khác vi phạm thỏa thuận đã cam kết. Các tranh chấp thương mại đưa ra giải quyết tại WTO xoay quanh ba nội dung chính là các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Ví dụ các vụ tranh chấp DS330 mà nguyên đơn EC (cộng đồng châu Âu) kiện Ác-hen-ti-na , DS168 mà nguyên đơn là Ấn Độ kiện Nam Phi ,.. Phương thức giải quyết Cơ sở pháp lý Trên cơ sở các qui định rời rạc về giải quyết tranh chấp trong GATT, WTO đã thành công trong việc thiết lập một cơ chế pháp lý đầy đủ, chi tiết trong một văn bản thống nhất để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO (bao gồm các quốc gia có chủ quyền và những lãnh thổ thuế quan riêng biệt) : Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) - Phụ lục 2 Hiệp định Marrakesh thành lập WTO. Ngoài ra, cơ chế này còn được có một số qui định riêng biệt trong các văn bản khác (được DSU viện dẫn đến) như: - Điều XXII và XXIII GATT 1947 (Điều 3.1 DSU) - Các qui tắc và thủ tục chuyên biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp tại các Hiệp định trong khuôn khổ WTO (Ví dụ: Điều 11.2 Hiệp định về các Biện pháp Kiểm dịch Thực vật; Điều 17.4 đến 17.7 GATT 1994…) - “Quyết định về các Thủ tục giải quyết tranh chấp đặc biệt” GATT 1966: bao gồm các qui tắc áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp giữa một nước kém phát triển và một nước phát triển (Điều 3.12 DSU) và các thủ tục đặc biệt áp dụng cho tranh chấp có một bên là nước kém phát triển nhất (Điều 2.4 DSU) Giải quyết trong khuôn khổ của WTO Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) chính thức ra đời kể từ ngày 1/1/1995 là kết quả của Vòng đàm phán Urugoay (1986-1995) với tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947). WTO được coi như một thành công đặc biệt trong sự phát triển thương mại và pháp lý cuỗi thế kỷ XX với một hệ thống đồ sộ các hiệp định, thoả thuận, danh mục nhượng bộ thuế quan điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ thương mại của các quốc gia thành viên Với các mục tiêu đầy tham vọng là thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại trên toàn cầu, nâng cao mức sống của người dân các nước thành viên và giải quyết các bất đồng về lợi ích giữa các quốc gia trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa biên, sự vận hành của WTO đã và sẽ có tác động to lớn đối với tương lai lâu dài của kinh tế thế giới cũng như kinh tế của từng quốc gia. Theo tính toán, có tới trên 95% hoạt động thương mại trên thế giới hiện nay được điều chỉnh bởi các Hiệp định của Tổ chức này. Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong Hiệp định, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO, một cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức này đã được thiết lập. Cơ chế này là sự hiện thực hoá xu thế pháp lý hoá quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngày nay, dần dần thay thế các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chính trị, ngoại giao trong lĩnh vực này. Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những “giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan” . Xét ở mức độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các qui tắc thương mại quốc tế. Một vài nhận xét về vai trò của WTO trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế Giải quyết nhanh tranh chấp nhanh chóng và hòa bình. Do thương mại tăng lên về khối lượng, số lượng sản phẩm được trao đổi, và số lượng các nước và công ty tham gia thương mại, nên có thêm nhiều cơ hội để những tranh chấp thương mại nảy sinh. WTO giúp giải quyết các tranh chấp này một cách hoà bình và mang tính xây dựng. Nếu để mặc chúng thì những tranh chấp này có thể dẫn đến những xung đột nghiêm trọng. Nguyên tắc của WTO là các thành viên có nghĩa vụ phải đưa những tranh chấp của mình tới WTO và không được đơn phương giải quyết. Khi họ đưa ra các tranh chấp ra giải quyết tại WTO, thủ tục giải quyết của WTO là tập trung chú ý của họ vào các nguyên tắc. Một khi nguyên tắc được thiết lập, các nước phải chú trọng nỗ lực tuân thủ nguyên tắc, và có lẽ sau đó tái thương lượng về các nguyên tắc – chứ không phải là tuyên chiến với nhau. Gần 200 tranh chấp đã được đưa ra giải quyết ở WTO kể từ khi tổ chức này thành lập. Nếu thiếu một phương tiện giải quyết các tranh chấp này một cách xây dựng và đồng bộ, một số tranh chấp đã có thể dẫn đến những cuộc xung đột chính trị nghiêm trọng hơn. WTO không thể tuyên bố sẽ làm cho tất cả các nước đều bình đẳng. Nhưng WTO thực sự làm giảm bớt một số bất bình đẳng, giúp các nước nhỏ hơn có nhiều tiếng nói hơn. Đồng thời cũng giải thoát cho các nước lớn khỏi sự phức tạp trong việc thoả thuận các hiệp định thương mại với các đối tác của mình. Các quyết định và hiệp định của WTO được thực hiện bằng nhất trí ý kiến. Các hiệp định này áp dụng cho mọi người. Các nước giàu cũng như nước nghèo đều có thể bị chất vấn nếu họ vi phạm một hiệp ước, và họ có quyền chất vấn các nước khác trong quy trình giải quyết tranh chấp của WTO. Thiếu một cơ chế đa phương kiểu hệ thống WTO, các nước mạnh hơn sẽ càng được tự do đơn phương áp đặt ý muốn của mình cho các nước yếu hơn. Các nước lớn hơn cũng được hưởng những lợi ích tương xứng. Các cường quốc kinh tế có thể sử dụng diễn đàn duy nhất của WTO để thương lượng với tất cả hay với hầu hết các đối tác thương mại của họ cùng một lúc. Trên thực tế, có riêng một hệ thống nguyên tắc áp dụng với tất cả các nước thành viên, điều đó đã đơn giản hoá rất nhiều toàn bộ cơ chế thương mại. Mang lại sự ổn định và thúc đấy tự do hóa thương mại. Kể từ khi WTO được thành lập đã giảm bớt các hàng rào mậu dịch thông qua thương lượng và áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử. Không có bảo hộ sản xuất nội địa, bán phá giá. Nếu như các thành viên của WTO vi phạm các quy định trong các hiệp định, thỏa thuận đã tham gia và kí kết, WTO có trách nhiệm bảo đảm cho các hiệp định, thỏa thuận này được thực thi một cách nghiêm chỉnh. Chính vì vậy khi có tranh chấp xảy ra, WTO với vai trò là cơ quan chủ tì, tài phán, có nghĩa vụ làm cho Cho đến nay, các hàng rào mậu dịch đã giảm đi rất nhiều so với trước đây. Các hàng rào này còn tiếp tục được giảm , và khi đó các tranh chấp sẽ được giảm bớt. Vì phán quyết của WTO là quyết định cuối cùng về tranh chấp, có giá trị phuc thẩm, cho nên các bên tranh chấp sẽ phải nghiêm chỉnh thực thi các cam kết. Như vậy, các tranh chấp sẽ ít xảy ra hơn. Giúp thúc đẩy thương mại, tăng trưởng nhanh. Khi các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, các bên tham gia vào tranh chấp sẽ giảm bớt chi phí khi tham gia kiện tụng. Mộ loại rào cản thương mại mà WTO cố gắng giải quyết là hạn ngạch. Do hạn ngạch hạn chế cung nên đẩy giá cả tăng lên một cách giả tạo, đồng thời tạo ra một số lợi nhuận lớn khác thường. Các nhà kinh tế gọi đó là ‘thuế hạn ngạch’. Lợi nhuận này có thể được dùng để gây ảnh hưởng đối với các chính sách, vì cũng có nhiều tiền hơn để thực hiện các cuộc vận động ngoài hành lang. Nói cách khác, hạn ngạch là một biện pháp hạn chế thương mại đặc biệt tồi tê. Thông qua WTO các chính phủ đã nhất trí rằng họ không khuyến khích sử dụng hạn ngạch, qua đó sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại. Một số tồn tại và khắc phục. Một trong những tranh chấp thương mại có thể nói là lớn nhất, gay go nhất mà các thành viên trong WTO không thể và chưa giải quyết được đó là tranh chấp ở vòng đàm phán Đôha – Quata, về việc cắt giảm thuế quan trong lĩnh vực nông nhiệp. Tuy nhiên do sự bất đồng giữa các quốc gia phát triển đặc biệt là Hoa Kỳ và Tây Âu với các quốc gia đang phát triển. Theo như lộ trình thì vòng đàm phán này sẽ chỉ diễn ra trong vòng từ năm 2001. Nhưng đến nay vẫn chưa đàm phán xong. Ở đây chúng ta thấy vai trò của WTO rất mờ nhạt, . Hội nghị bộ trưởng là cơ quan đại diện cao nhất cảu WTO vẫn chưa thống nhất được mức thuế mà các quốc gai sẽ cắt giảm cho các nước đang phát triển. Vấn đề nữa mà chúng ta thấy đó là khi một quốc gia vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), tuy nhiên do nhiều lí do khác nhau mà các tranh chấp này khi đưa lên WTO vẫn chưa được giải quyết rõ rang. Chính vì vậy, trong thời gian tới WTO cần phải thể hiện vai trò của mình một cách rõ rang hơn, tiếp tục giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp,, góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại. . Kết luận Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, khi mà nền kinh tế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn. Chính vì vậy thì các tranh chấp phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể hạn chế nó một cách tối thiểu. WTO là một chế định thương mại lớn nhất toàn cầu, có nhiệm vụ góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại, giải quyết các tranh chấp, hướng tới một thế giới hòa bình ổn định và phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan, Đảng và Nhà nước ta cần phải có những chủ trương chính sách phù hợp với tình hình phát triển. Danh mục tài liệu tham khảo. Giáo trình luật quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXb.CAND, Hà Nội, 2007. Giáo trình Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội. Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, Mutrap II Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội, 2007. Website:www.wto.org, www.trungtamwto.vn, www.niec.gov.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kì Công pháp - đề số 7.doc
Tài liệu liên quan - Nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước
10 trang | Lượt xem: 14728 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận Vận dụng quan điểm của triết học Mac- Lênin về vấn đề con người để tìm hiểu con người Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh CNH-HĐH
19 trang | Lượt xem: 5627 | Lượt tải: 2
- Đề tài Thị trường và một số biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ của công ty thuốc lá Thăng Long
28 trang | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận Bí mật đời tư - Vấn đề lí luận và thực tiễn
21 trang | Lượt xem: 4364 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo pháp luật Việt Nam
29 trang | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 4
- Tiểu luận Phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tế ở Việt Nam hiện nay
8 trang | Lượt xem: 7825 | Lượt tải: 1
- Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác sử dụng các KCN tại Hà Nội
116 trang | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0
- Tiểu luận Quan điểm của các nhà Xã Hội Học về vai trò của phụ nữ trong phát triển
15 trang | Lượt xem: 4528 | Lượt tải: 3
- Đề tài Tìm hiểu một số nghệ thuật dân gian
24 trang | Lượt xem: 3217 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận Phân tích các qui định của luật doanh nghiệp ( 2005 ) về công ty hợp danh
11 trang | Lượt xem: 3638 | Lượt tải: 2
Copyright © 2024 Doc.edu.vn - Chia sẻ những Thủ thuật tin học, phần mềm hay, hướng dẫn giải bài tập, sáng kiến kinh nghiệm, SKKN hay