Tiểu Luận Xã Hội Học Đại Cương: Vận Dụng Khái Niệm “văn Hóa

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Chính sách xã hội
  • Xã hội học đại cương
  • Dân số thế giới
  • Công tác xã hội
  • Xã hội học đô thị
  • HOT
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp - Quản Lý...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Khoa Học Xã Hội » Xã hội học Tiểu luận Xã hội học Đại cương: Vận dụng khái niệm “văn hóa – xã hội học văn hóa” phân tích một số thành tố văn hóa được biểu hiện sinh động, phong phú trong đời sống hiện thực của xã hội

Chia sẻ: Hong Cuong Cuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

Thêm vào BST Báo xấu 2.041 lượt xem 291 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hoá là thứ sản phẩm được sáng tạo bởi con người kể cả về vật chất lẫn tinh thần, vật thể và phi vật thể thứ sản phẩm mà mỗi cộng đồng người phải nhào nặn lại tự nhiên và chính bản thân mình hàng nghìn năm mới có được. Để hiểu thêm về khái niệm văn hóa cũng như xã hội học văn hóa là gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài tiểu luận này.

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Tiểu luận Xã hội học Đại cương
  • Khái niệm văn hóa
  • Khái niệm xã hội học văn hóa
  • Thành tố văn hóa
  • Loại hình văn hóa
  • Xã hội học đại cương

Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Xã hội học Đại cương: Vận dụng khái niệm “văn hóa – xã hội học văn hóa” phân tích một số thành tố văn hóa được biểu hiện sinh động, phong phú trong đời sống hiện thực của xã hội

  1. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương ....................... Tiểu Luận Xã Hội Học Đại Cƣơng Th.si Lương Vĩnh An GVHD: -1-
  2. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Văn hoá là thứ sản phẩm được sáng tạo bởi con người kể cả về vật chất lẫn tinh thần, vật thể và phi vật thể thứ sản phẩm mà mỗi cộng đồng người phải nhào nặn lại tự nhiên và chính bản thân mình hàng nghìn năm mới có được. Văn hoá không chỉ là kết quả của mối quan hệ giữa con người với thế gới tự nhiên mà là thứ để phân biệt xã hội này với xã hội khác đương thời với nó. Văn hoá làm cho cộng đồng đều có cá tính (bản sắc) riêng của mình . Đối với mỗi cá nhân thì văn hoá là do học hỏi mà có - nghĩa là phải tiếp nhận nó bằng con đường xã hội hoá và hội nhập văn hoá, chứ không phải là di truyền về mặt sinh học. Mỗi con ngừoi đều là sản phẩm của một nền văn hoá, đó là văn hoá dân tộc. Văn hoá dân tộc thấm đượm vào mỗi người không chỉ ở tuổi ấu thơ mà còn suốt cuộc đời. Như vậy dù có tự giác hay không thì mỗi con người đều nghĩ suy, cảm xúc, cư sử, hành động theo phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn mực của nền văn hoá dân tộc mình, mà trong đó mình là thành viên. Chính vì vậy văn hoá luôn gắn liền với đời sống của con người chúng ta, vì thiếu văn hoá con ngườ không thể sống được. Tìm hiểu về văn hoá là điều kiện giúp em được tiếp xúc, nhìn nhận và hiểu thêm về văn hoá của con người. Đó là lí do thôi thúc em đến với đề tài “ Vận dụng khái niệm “văn hóa – xã hội học văn hóa” phân tích một số thành tố văn hóa được biểu hiện sinh động, phong phú trong đời sống hiện thực của xã hội ” 2. Đối tƣợng nghiên cứu. Nói về văn hoá thì có rất nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực để tìm hiểu như kinh tế, chính trị, xã hội. Tất cả đều là thực tại văn hoá, nghĩa là toàn thể xã hội cũng được xem như một thừa kế văn hoá. Mà văn hoá như đã biết đó không phải là tri thức tự nhiên vì vậy đối tượng nghiên cứu của văn hoá rất rộng nhưng với thời gian và quy mô bài tiểu luận nên em chỉ gới hạn phạm vi nghiên cứu vấn đề “ Vận dụng khái niệm “văn hóa – xã hội học văn hóa” phân tích một số thành tố văn hóa được biểu hiện sinh động, phong phú trong đời sống hiện thực của xã hội” 3. Lịch sử vấn đề. Nói về vấn đề “ Vận dụng khái niệm “văn hóa – xã hội học văn hóa” phân tích một số thành tố văn hóa được biểu hiện sinh động, phong phú trong đời sống hiện thực của xã hội” thì đã có nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề này như cuốn “Xã hội học văn hoá của Mai Văn Hai - Mai Kiêm” hoặc của rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá khác cũng đã đề cập đến vấn đề này. 4. Yêu cầu cần đạt đƣợc. Lý luận: phải xây dựng được một khung lí thuyết tiên tiến và khoa học đủ sức phản ánh và khái quát thực tiễn đời sống văn hoá của đất nước đang tiến Th.si Lương Vĩnh An GVHD: -2-
  3. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Ý nghĩa thực tiễn : hiếu được khái niệm văn hoá văn hoá - xã hội học, phải tiếp thu, thu thập, phân tích và hệ thống hoá các nguồn tư liệu để xây dựng, ứng dụng xã hội học văn hoá vào đời sống thực tiễn nhất là trong hoàn cảnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay. 5. Cấu trúc của bài tiểu luận. A. PHẦN MỞ ĐẦU B. PHẦN NỘI DUNG Chương1: Khái niệm văn hóa - văn hóa xã hội học. Chương2: Các thành tố văn hóa dưới cái nhìn của xã hội học. C. KẾT LUẬN Th.si Lương Vĩnh An GVHD: -3-
  4. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ - VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC 1.1 Khái niệm văn hoá. Cho đến nay người ta đã thống kê có tới hàng trăm định nghĩa văn hoá. Có thể nói có bao nhiêu nhà nghiên cứu thì có bấy nhiêu khái niệm về văn hoá. Nhưng ta có thể hiểu sơ lược về hai từ văn hoá là một sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.1.1 Các loại hình văn hóa. Văn hóa tinh thần Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,... tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó. Văn hóa vật chất Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,... nền văn hóa còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học gọi chung là đồ tạo tác. Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị...đều là đồ tạo tác. Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau. Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng. Ở các nước Hồi giáo, công trình kiến trúc đẹp nhất và hoành tráng nhất thường là thánh đường trong khi ở Mỹ, nó lại là trung tâm thương mại. Văn hóa vật chất còn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã hội học là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi trường tự nhiên 1.2 Văn hoá - Xã hội học. Dưới cái nhìn của xã hội học thì văn hoá là những chân lí, chuẩn mực, giá trị, mục đích mà con ngườii chia sẻ với nhau trong tương tác thời gian: 1.2.1 Các khái niệm văn hoá trong xã hội học. 1.2.1.1 Tiểu văn hoá Th.si Lương Vĩnh An GVHD: -4-
  5. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương Là văn hoá của các cộng đồng xã hội mà có những sắc thái với nền văn hoá chung của toàn xã hội. Người ta thường hay nhắc đến tiểu văn hoá của thanh niên, của một dân tộc ít người nào đó hay tiểu văn hoá của một cộng đồng dân sinh sống lâu đời ở một nước... Thực chất tiểu văn hoá là một bộ phận của nền văn hoá chung, góp phần làm cho nền văn hoá chung thêm phong phú, sinh động. Song các tiểu văn hoá không mâu thuẫn đối lập với nền văn hoá chung mà vẫn hướng tới bảo vệ nền giá trị của nền văn hoá chung. - Các loại hình tiểu văn hoá: + Tiểu văn hoá địa lí: đựoc hình thành trên cơ sở của các vùng lãnh thổ hay địa cực. + Tiểu văn hoá xã hội: lại xuất phát từ đặc trưng của chúng trong cơ cấu xã hội, hệ thống phân tầng xã hội. + Tiểu văn hoá tôn giáo: hình thành trên cơ sở có sự đồng nhất về niềm tin vào cái siêu nhiên, vào phép lạ, tức là vào những điều mà lí tính thông thường không giải thích được. + Tiểu văn hoá nghề nghiệp: được ra đời từ thực tiễn của những người có chung một nghề nghiệp. 1.2.1.2 Phản văn hoá. Trong khi tiểu văn hoá hướng tới bảo vệ những gái trị của nền văn hoá chung thì phản văn hoá công khai bác bỏ nhiều chuẩn mực, giá trị của nền văn hoá chung. Phản văn hoá có thể xem như một tập hợp các chuẩn mực giá trị của một nhóm người trong xã hội mà đối lập, xung đột với các chuẩn mực, giá trị chung của toàn xã hội. Như vậy, so với tiểu văn hóa thì sự khác biệt giữa phản văn hóa và văn hóa chung là lớn hơn nhiều. Phản văn hóa là điều thường thấy trong mọi xã hội.xã hội và chính nó là các kích thích sự thay đổi văn hoá xã hội khác nhau. Phản văn hoá có hai mặt:tích cực và tiêu cực. Tích cực: là phản văn hóa của một nhóm người sáng tạo, nhạy bén, luôn luôn là yếu tố kích thích cho sự biến đổi của xã hội. Tiêu cực: là không kích thích cho xã hội phát triển, gây bất ổn cho xã hội. 1.2.1.3 Văn hoá nhóm Là hệ thống các giá trị, các quan niệm, tập tục được hình thành trong nhóm. Văn hóa nhóm được hình thành từ khi các mối quan hệ trong nhóm được thiết lập và cùng với thời gian các quy chế được hình thành, các thông tin được trao đổi và các thành viên cùng trải qua các sự kiện. Tất cả các nhóm nhỏ đều có văn hóa của mình, nhưng đồng thời cũng là một phần của nền văn hóa toàn xã hội. Như vậy, văn hóa nhóm cho thấy trong nền văn hóa chung còn có thể có những nét riêng biệt của các tập đoàn, các tổ chức xã hội khác nhau. Th.si Lương Vĩnh An GVHD: -5-
  6. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương CHƢƠNG 2: CÁC THÀNH TỐ VĂN HOÁ DƢỚI CÁCH NHÌN XÃ HỘI HỌC. 2.1 Giá trị. 2.1.1 Khái niệm :Giá trị (Value) với tư cách là sản phẩm của văn hóa và thuật ngữ giá trị có thể quy vào những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn phẩn, những trách nhiệm, những ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn. Khó có một xác định nào mô tả đầy đủ phạm vi và tính đa dạng của những hiện tượng giá trị được thừa nhận. Khoa học xã hội coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn rộng rãi hơn thì bất cứ cái gì tốt, xấu đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể. Giá trị là cái mà ta cho là đáng có, mà ta thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của ta. Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu… Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong quá trình trưởng thành, con người học hỏi từ gia đình, nhà trường,tôn giáo, giao tiếp xã hội...và thông qua đó xác định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do,bình đẳng, bác ái, hạnh phúc... Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột về giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân cũng có xung đột về giá trị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân mình với tinh thần cộng đồng. + Hệ các giá trị. Giá trị có rất nhiều loại như: giá trị vật chất, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, giá trị xã hội, giá trị chính trị, giá trị tôn giáo v.v… Giá trị theo sự giải thích của một số từ điển thì giá trị dùng để chỉ phẩm chất tốt hay xấu, lớn hay nhỏ trong con người, là cái có ích được phản ánh trong các nguyên tắc và chuẩn mực đọc được lý tưởng tâm thể, mục đích, giá trị là sự thể hiện có tính định hướng về mối quan hệ giữa chủ thể đánh giá và đối tượng của sự đánh giá. Giống như tính đa dạng của văn hóa, xưa nay đã có không ít đinh nghĩa về giá trị. Người ta có thể hiểu từ giá trị theo cách giải thích của nhà triết học Đức E. Kant (1724 – 1804): “Vật nào có thể đem trao đổi được đều có một giá, duy có một số vật không lấy gì thay thế được thì có một giá trị. Ví dụ: Chiếc đồng hồ có một giá, còn tình bạn, tình yêu,lòng yêu nước, tinh thần hy sinh vì đại nghĩa, kiệt tác nghệ thuật, tín ngưỡng thần linh...là những cái vô giá, tức là những giá trị văn hóa. Th.si Lương Vĩnh An GVHD: -6-
  7. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương Nếu hiểu văn hóa theo nghĩa rộng thì văn hóa là một loại giá trị bao hàm những giá trị tinh thần: giá trị đạo đức, giá trị tinh thần, giá trị nhân văn v.v… - Giá trị đạo đức: con người sống trong XH, sống cùng, sống với và sống vì nhau, thể hiện sự cao cả, sự hy sinh cho nhau. Đó là giá trị đạo đức. - Giá trị XH: là sự đánh giá của XH chứ không phải của cá nhân (đa số), là sự mong muốn khao khát của tập thể và khi đạt được thì cả tập thể thoả mãn, phấn khởi, cân bằng tâm lý, không đạt được thì con người sẽ hẫng hụt, mất cân bằng tâm lý (hay street) giá trị thúc đẩy con người ta đến mơ ước, vượt lên chính mình để sống, vươn tới. Giá trị bao giờ cũng mang tính ước lệ vì có thể thoả mãn cộng đồng người này nhưng lại khắc nghiệt với cộng đồng người khác. Vì những giá trị khiến con người ta làm việc này hay việc khác, nó điều chỉnh hành vi ứng xử cá nhân với cá nhân, cá nhân với XH, cộng đồng này với cộng đồng khác vì vậy giá trị có khả năng điều chỉnh mối quan hệ XH. Những cuộc chiến tranh tôn giáo tàn sát hàng triệu người cũng chỉ vì những giá trị văn hóa. - Giá trị nghệ thuật: giá trị nghệ thuật cũng có thể điều chỉnh mối quan hệ XH, điều chỉnh tình cảm, hành vi của con người. - Giá trị chính trị: XH cũng luôn gắn liền với chính trị. Ví dụ: giá trị của người đảng viên, đoàn viên hay hội viên được điều chỉnh bằng điều lệ. Những Đảng viên thoái hoá, biến chất là những người không tuân thủ theo điều lệ Đảng, đánh mất giá trị của cá nhân đó, đồng thời làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Khi giá trị đã trở thành sự điều tiết, nó tạo nên sức mạnh hướng tâm của cộng đồng. - Giá trị tôn giáo: Tôn giáo lấy giáo lý, giáo luật để điều chỉnh mối quan hệ của cá nhân và cộng đồng tôn giáo. Niềm tin vào giáo lý sẽ là một sức mạnh tâm linh hướng tâm của một cộng đồng tôn giáo. Người theo thiên chúa giáo thì tin và đức chúa trời, sẽ được lên thiên đàng hay xuống địa ngục sau khi chết, tuỳ theo công và tội ở cõi trần. Người theo Phật giáo tin rằng sẽ lên niết bàn hay xuống địa ngục, được hoá kiếp này hay kiếp khác sau khi tạ thế v.v…Hầu hết giáo lý giáo luật của những tôn giáo lớn trên thế giới đều răn dạy tín đồ của mình những giá trị hường thiện, tránh làm điều ác (ví dụ). Chỉ có những kẻ lợi dụng tôn giáo làm chính trị mới biến tôn giáo thành công cụ, gây nên những tội ác đối với loài người. Tất cả những giá trị này tạo nên nền tảng tinh thần xã hội . - Giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên xuất phát từ nhu cầu sinh vật của con người, biểu hiện 2 khía cạnh - Giá trị thuộc lĩnh vực kinh tế - Giá trị tri thức: tri thức là sự hiểu biết của con người và sự hiểu biết đó cũng là một giá trị. Những tri thức đó được truyền từ đời này qua đời khác và luôn luôn được bổ sung. Ví dụ: kinh nghiệm truyền từ đời này qua đời sau như những kinh nghiệm dân Th.si Lương Vĩnh An GVHD: -7-
  8. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương gian về tự nhiên như thời tiết: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm”; “cơn đằng đông vừa trông vừa chạy” v.v… 2.1.2 Phân loại giá trị theo hệ thống 2.1.2.1 Hệ thống I Nhìn từ góc độ đáp ứng nhu cầu xã hội, hệ cực khác nhau trong đời sống con người. Đó là: + Giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên (sức khoẻ, tuổi thọ, môi trường...) + Giá trị thuộc lĩnh vực kinh tế ( giàu sang, sang trọng, biết kiếm ăn...) + Giá trị thuộc lĩnh vực tâm linh ( tôn giáo, tín ngưỡng...) 2.1.2.2 Hệ thống II. Cũng như hệ thống I nhưng hệ thống II đã có sự thay đổi một vài yếu tố (bộ phận) + Giá trị tự nhiên, sinh học (sức khoẻ, tuổi thọ) + Giá trị trật tự kinh tế ( tam đa : đa phúc, đa lộc, đa thọ) + Giá trị tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo) 2.1.2.3 Hệ thống III. Xuất phát từ các quan niệm nhân sinh về ý nghĩa của cuộc sống để phân loại các giá trị. + Giá trị lẽ sống ( quan niệm về thiện và ác, hạnh phúc và bất hạnh, mục đích và ý nghĩa của cuộc đời). + Giá trị hiện sinh ( sự sống, sức khoẻ, an toàn cá nhân, phúc lộc gia đình) + Giá trị trong giao tiếp cá nhân ( sự trung thực, vô tư có thiện chí...) 2.1.2.4 Một số giá trị được thể hiên trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. - Giá trị lẽ sống + Đói cho sạch, rách cho thơm. + Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. - Giá trị trong giao tiếp cá nhân + Một câu nhịn chín câu lành. + Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. - Giá trị lao động + Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. - Giá trị học vấn, hiểu biết + Muốn sang thì bắt cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. 2.2 Chuẩn mực 2.2.1 Khái niệm: Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên . Trên góc độ xã hội học, những chuẩn mực văn hóa quan trọng được gọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực văn hóa ít quan trọng hơn được gọi làtập tục truyền thống. Do tầm quan trọng của nó nên các chuẩn mực đạo đức thường được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân (ví dụ: hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡng chế). Những tập tục truyền thống như quy tắc giao tiếp, ứng xử trong Th.si Lương Vĩnh An GVHD: -8-
  9. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương đám đông...thường thay đổi trong từng tình huống (ví dụ: người ta có thể huýt gió trong buổi biểu diễn nhạc rock nhưng không làm thế khi nghe nhạc thính phòng) và thành viên vi phạm tiêu chuẩn bị xã hội phản ứng ít mạnh mẽ hơn (ví dụ: nếu một người mặc quần áo ngủ vào siêu thị mua hàng thì những người xung quanh sẽ dị nghị nhưng gần như chắc chắn không có ai phản đối trực tiếp). Chuẩn mực văn hóa khiến cho các cá nhân có tính tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt) của xã hội thúc đẩ y tính tuân thủ ấy. Phản ứng tiêu cực của xã hội trước những vi phạm chuẩn mực văn hóa chính là cơ sở của hệ thống kiểm soát văn hóa hay kiểm soát xã hội mà qua đó bằng những biện pháp khác nhau, các thành viên của xã hội tán đồng sự tuân thủ những chuẩn mực văn hóa. Ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng của chính bản thân cũng góp phần làm cho những chuẩn mực văn hóa được tuân thủ. Quá trình này chính là tiếp thu các chuẩn mực văn hóa, hay nói một cách khác, hòa nhập chuẩn mực văn hóa vào nhân cách của bản thân. Trong thực tế, chuẩn mực xã hội không bao giờ có tính tuyệt đôi, chúng thay đổi tùy nền văn hóa. Ở nền văn hóa này thì quy định điều này không nên làm, ở nền văn hóa khác thì người ta được phép làm. Chuẩn mực còn thay đổi theo hoàn cảnh và thời gian. Căn cứ vào mức độ nghiêm khắc của sự trừng phạt nếu chúng bị vi phạm, có thể chia chuẩn mực thành hai loại là lề thói và phép tắc. Lề thói: Là những cái nên làm mà không cần tuân lệnh ai cả, sự vi phạm lề thói cũng bị chỉ trích nhẹ như lắc đầu, tặc lưỡi, cùng lắm là bị loại ra khỏi cộng đồng. Sự vi phạm lề thói cũng không gây ra sự ảnh hưởng đến hoạt động xã hội. Lề thói được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc được tiếp thu qua giao tiếp. Chúng ta thường chấp nhận lề thói một cách dễ dàng. Phép tắc: Phép tắc là những chuẩn mực quan trọng hơn lề thói, là cái mà tổ chức xã hội coi là trung tâm làm cho tổ chức đó hoạt động được. Một số phép tắc là luật, nhưng phần lớn luật là do con người làm ra để thực thi phép tắc. Phép tắc là những cấm kị, kiêng kị… Sự vi phạm phép tắc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của xã hội. Các cá nhân vi phạm phép tắc có thể bị khai trừ khỏi cộng đồng như đi tù…thậm chí bị xử tử hình. 2.2.2. Hệ thống chuẩn mực và sự phân loại. Tương tự như giá trị, chuẩn mực cũng có nhiều kiểu loại khác nhau. Có chuẩn mực mang tính phổ biến, có khả năng chi phối hành vi của đại đa số thành viên xã hội. Có chuẩn mực cục bộ hay bộ phận chỉ được tuân thủ trong một nhóm người nào đó. Cũng có chuẩn mực của lúc này nhưng không phải là chuẩn mực của lúc khác. Trong việc hôn nhân của nước ta trước đây, chẳng hạn các cặp trai gái thường vẫn hành động theo một nề nếp có sẵn là” cha mệ đặt đâu con ngồi đấy”, song chuẩn mực này ngày nay chẳng mấy ai thực hiện. Lại có chuẩn mực của nơi này nhưng không phải chuẩn mực của nơi khác. Các tài liệu dân tộc học còn ghi nhận rằng, trong một bộ lạc ở Th.si Lương Vĩnh An GVHD: -9-
  10. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương chân Úc, những người đàn ông cao tuổi có quyền lấy làm vợ bao nhiêu cô gái cũng được, nếu như họ muốn, và trong đời thực, họ thường có rất nhiều vợ, kể cả những cô gái mười tám, đôi mươi. Trong khi đó thì các chàng trai đến tuổi lập gia đình, vẫn sống độc than, họ phải chờ đợi đến lúc những người cao tuổi kia chết đi thì trong bộ lạc mới có phụ nữ để kết hôn. Quan sát từ bên ngoài có thể nghĩ phong tục đó tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nhóm tuổi. Nhưng từ trong long của bộ lạc, người ta không cảm thấy như vậy. Họ luôn coi việc người cao niên lấy bao nhiêu vợ như một việc rất tự nhiên và phù hợp với đạo lý. Trong quan hệ giữa chủ thể và đối tượng, chuẩn mực là cơ sở để đánh giá, là hình thức tối cao và hoàn chỉnh để chọn lựa, tóm lại là khuôn mẫu văn hóa được đem so sánh với các hiện tượng hay sự kiện khác đang tồn tại trong một bối cảnh cụ thể. Nhìn một cách tổng quát, có thể phân chia chuẩn mực xã hội thành hai loại. + Chuẩn mực nhân văn, đạo đức có chức năng điều tiết quan hệ giữa các cá nhân với nhau; + Chuẩn mực chính trị và pháp lý nhằm điều tiết quan hệ giữa các nhóm người, kể cả quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc. 2.2.2.1. Chuẩn mực pháp lý Cũng như các nước phương Đông, Truyền thống văn hoá Việt Nam là truyền thống văn hoá đức trị. Có nghĩa là lấy chuẩn mực đạo đức để quản lý xã hội. Trong lịch sử Trung hoa, vốn là một nước “đức trị”, nhưng ở đời Tần Thuỷ Hoàng, lần đầu tiên sử dụng Pháp trị. Ở Việt Nam, suốt trong tiến trình lịch sử, nước ta cũng chủ yếu dùng đức trị. Thời Hồ Quý Ly, nhà nước sử dụng Pháp trị nhưng sau này thất bại. Nhà nước phát triển là nhà nước sử dụng pháp luật để điều chỉnh và quản lý xã hội. Nhà nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng do nền văn hoá truyền thống của ta với một bề dày của nhà nước lấy đức trị là chính, nên người dân chưa quen với việc thực hiên pháp luật…Ví dụ Vì vậy chúng ta phải từng bước tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền, không thể ngay một lúc thực thi đầy đủ pháp luật được, nhất là đối với vùng nông thôn. Chúng ta xây dựng làng văn hoá vẫn khuyến khích xây dựng quy ước, hương ước. Ngày xưa “phép vua thua lệ làng”. Vấn đề xây dựng quy ước, hương ước hiện nay là một vấn đề phức tạp. Làm sao vẫn kế thừa được hương ước xưa kia, trong đó có những yếu tố văn hoá làng truyền thống, vừa phù hợp với công cuộc xây dựng cuộc sống mới hôm nay, đồng thời phải đảm bảo đúng về luật pháp nhà nước, vì quy ước, hương ước không thể nằm ngoài luật pháp. 2.2.2.2. Chuẩn mực dƣ luận xã hội Người Việt Nam cũng rất trọng danh dự, do quy định của chuẩn mực xã hội, xã hội hội Việt Nam điều chỉnh hành vi, mối quan hệ bằng d¬ư Th.si Lương Vĩnh An GVHD: - 10 -
  11. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương luận xã hội nhiều hơn là pháp luật: Đói cho sạch, rách cho thơm; Chết trong còn hơn sống đục. Trâu chết để da, người chết để tiếng (tai tiếng), Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa, tiếng lành tiếng dữ đồn ba ngày đường. Người đời hữu tử hữu sanh, sống lo xứng phận, chết dành tiếng thơm Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ. Trong một làng, một tổng xưa kia, ai đã bị một tai tiếng gì đó thì chỉ còn mỗi một con đường bỏ xứ mà đi. Trong ca dao Việt Nam, có rất nhiều câu hay được đúc kết từ kinh nghiệm cuộc sống, có tác dụng điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa người với người: Thương người, người lại thương ta, ghét người người lại hóa ra ghét mình, thêm bạn, bớt thù. Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời Ngoài ra, trong mỗi xã hội đều tồn tại những chuẩn mực đạo đức, đạo lý v.v…những chuẩn mực này tùy theo phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi cộng đồng dân tộc: ví dụ, quan niệm của người Việt ảnh hưởng của Phật giáo „luân hồi nghiệp báo”, răn dạy con người nên làm điều gì? không nên làm điều gì? Làm gì đó để phúc, để đức cho con cháu. “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “Phúc đức tại mẫu”. Xã hội quân chủ nho giáo ngày xưa nêu ra 4 giá trị: Trung hiếu, tiết, nghĩa Trung quân (trung thành với vua) Hiếu phụ (có hiếu với cha) là hai giá trị cốt lõi của chế độ quan chủ nho giáo. Để thực hiện giá trị “Trung quân”, người ta nêu các chuẩn mực như: “Trung thần bất sự nhị quân” (Người tôi trung không thờ 2 vua) “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (vua bảo chết thì bầy tôi phải chết, bầy tôi không chịu chết là không trung thành với vua) Chữ “tiết” là một giá trị dành cho nữ giới. Người nêu gương sáng trong việc thực hiện giá trị này được nhà nước ban tặng các danh hiệu cao quý như “tiết lịêt”, “Tiết hạnh khả phong”. Để thực hiện giá trị này, xã hội quân chủ nho giáo bắt buộc người phụ nữ phải thực hiện “tam tong, tứ đức” Qua sự phân tích trên, ta thấy văn hoá bằng hệ giá trị và chuẩn mực xã hội của nó, có thể thúc đẩy và điều chỉnh các hoạt động xã hội của con người, nó biểu hiện như là một động lực của sự phát triển đời sống xã hội. Nhận định trên đây rất phù hợp với ý kiến của Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayo. Ông viết: “từ nay trở đi văn hoá cần coi mình là một nguồn cổ súy trực tiếp cho phát triển, và ngược lại phát Th.si Lương Vĩnh An GVHD: - 11 -
  12. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương triển cần thừa nhận văn hoá giữ một vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội” (Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá - Mayo, tr. 24). 2.2.3. Chuẩn mực trong xã hội hiện đại. Bước vào thời kỳ hiện đại, khi mà các quá trình kinh tế-xã hội đang ngày càng trở nên phức tạp thì vai trò của chuẩn mực cũng trở nên hết sức quan trọng, không chỉ trong lý luận mà cả trong đời sống thực tiễn. Bỡi vì các quá trình kinh tế xã hội phức tạp kia sẽ không thể vận hành được nếu các hành vi của con người chỉ dựa trên cơ sở tình cảm và đạo đức. Rõ ràng là để đảm bảo cho sự phối hợp tối ưu của những người hành động, khi khối liên kết xã hội ngày càng trở nên phức tạp bao nhiêu thì các chuẩn mực xã hội( được cụ thể hóa trong các hợp đồng, hiệp định, điều lệ, luật pháp, v.v…) cũng cần phải xây dựng một cách hệ thống, công phu và chi tiết bấy nhiêu. 2.3 Chân lý 2.3.1 Khái niệm :Chân lý đó chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Có người thì cho rằng, chân lý đó là những nguyên lý được nhiều người tán thành thừa nhận. Hay theo quan điểm thực dụng gắn ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế của nó. Hiểu đúng và sâu hơn, thì chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người. Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm. Ở khía cạnh xã hội học, chân lý là những quan niệm về cái thật và cái đúng. Chính vì lẽ đó mà xã hội, mỗi nền văn hóa có những cái thật, cái đúng khác nhau. Điều này có nghĩa có những cái mà nền văn hóa này coi là chân lý, thì có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận.Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể được hình thành thông qua nhóm người. Cá nhân qua tiếp xúc, tương tác với nhóm nhỏ, nhóm lớn hình thành nên những ý kiến cho là đúng, là thật ngày càng có tính khách quan hơn, càng gần hiện thực hơn. Như vậy văn hóa là toàn bộ các chân lý. Chân lý luôn là cụ thể vì cái khách quan hiện thực là nguồn gốc của nó. Những sự vật, những quá trình cụ thể của xã hội, con người luôn tồn tại không tách rời những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể. Những điều kiện khách quan thay đổi thì chân lý khách quan thay đổi.Mỗi một dân tộc đều có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và vì vậy trong nền văn hóa của họ có các bộ phận chân lý khác nhau. Ngay với một dân tộc ở các thời điểm lịch sử khác nhau thì cũng có các chân lý khác nhau. Chân lí nảy sinh qua thời gian, vì qua thời gian mới biết được cái nào đúng, cái nào sai. Chân lí luôn luôn cụ thể vì hiện thực khách quan là nguồn gốc của nó. Do đó chân lí mang tính khách quan. Những điều kiện khách quan thay đổi thì chân lí cũng thay đổi theo. Đồng thời ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau thì cũng có những chân lý khác nhau. 2.3.2 Phân loại chân lý. Chân lý hình thức: + Là sự phù hợp giữa tư tưởng với chính tư tưởng; hay nói cách khác là sự phù hợp giữa nhận thức với chính nhận thức, bất chấp mọi đối tượng và mọi khác biệt giữa đối tượng. Như vậy ta có chân lý hình thức khi tư tưởng của ta Th.si Lương Vĩnh An GVHD: - 12 -
  13. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương không mâu thuẫn và ta có sai lầm hình thức khi tư tưởng của ta mâu thuẫn. Muốn có chân lý hình thức, ta chỉ cần theo các quy luật của Luận Lý học hình thức. Chân lý nội dung hay còn gọi chân lý thực tại: + Là sự phù hợp giữa tư tưởng với sự vật, tức là với thực tại, với đối tượng. Trong khi chân lý hình thức thường là tính cách của câu kết luận. Th ì chân lý nội dung, hay thực tại là tính cách của tiền đề cũng được, mà của kết luận cũng được, hoặc của mệnh đề tự nó đúng, không xét đến sự mạch lạc với bối cảnh trong đó có mệnh đề. 2.3.3 Các hình thức chân lý. + Chân lý khoa học: Ngày nay mọi người đều công nhận. Trong các định luật khoa học, không có vấn đề mâu thuẫn. + Chân lý tuyệt đối: Cho dù chân lý có tính cách tương đối ; khi ta thừa nhận tương đối đúng đó, có nghĩa là ta đã có cái tuyệt đối thừa nhận cái tương đối . +Chân lý thuần lý: Là chân lý ta biết được bằng lý trí, bằng trí tuệ. Chân lý thuần lý được phân ra làm hai loại: - Chân lý nhận thức: là sự phù hợp của trí tuệ với sự vật. Sự phù hợp này cốt ở phán đoán mà trí tuệ biết được. Bao lâu ta không phán đoán thì ta không có sai lầm, mà ta cũng không có được chân lý . Chân lý hay Sai lầm chỉ có khi ta xác nhận điều gì, tức là ta có phán đoán ; và ta phán đoán đúng khi ta xác nhận là có cái gì có. Hoặc xác nhận là không có cái gì không có . - Chân lý hữu thể: là sự phù hợp sự vật với trí tuệ . Chẳng hạn khi ta có một hành động thật, một cảm giác thật, một ý niệm thật (chứ không phải là giả tưởng). Đây là sự phù hợp cốt ở sự vật, đúng với các tiêu chuẩn của trí tuệ. 2.4 Mục tiêu Khái niệm :Mục tiêu là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của con người. Mục tiêu được coi như sự dự đoán trước kết quả của hành động. Đó là cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Con người tổ chức mọi hành động của mình xoay quanh những cái đích thực tế đó. Mục tiêu có khả năng hợp tác những hành động khác nhau của con người vào trong một hệ thống, kích thích đến sự xây dựng phương án cho các hành động. Thực tế, tồn tại mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung (cộng đồng, xã hội). Mục tiêu chung sinh ra bằng hai con đường: qua sự đồng ý lẫn nhau của các mục tiêu cá nhân trong nhóm, qua sự trùng nhau của một vài mục tiêu cá nhân của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu là một bộ phận của văn hóa và phản ánh văn hóa của một dân tộc. Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh của giá trị. Giá trị thế nào thì dễ sinh ra mục tiêu như thế, không có giá trị thì cũng không có mục tiêu, giá trị gắn bó với mục tiêu. Tuy nhiên mục tiêu là khác với giá trị. Trong khi giá trị cũng nhằm Th.si Lương Vĩnh An GVHD: - 13 -
  14. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương vào một cái gì đó nhưng nặng về mục đích tư tưởng, có hướng dẫn thì mục tiêu lại nhằm vào cái gì đó nhưng phải là cái cụ thể mà con người tổ chức hành động. 2.5 Mối quan hệ giữa các thành tố, giá trị, chuẩn mực, chân lý, mục tiêu. Giá trị, chuẩn mực, chân lý, mục tiêu la những thành tố của văn hóa. Mọi nền văn hóa khác nhau thì các giá trị, chân lý, chuẩn mực, mục tiêu khác nhau, đồng thời chúng cũng thay đổi theo thời gian, điều kiện lịch sử cụ thể. Sống trong một nề văn hóa nhất định thì mỗi cá nhân đều chia sẽ chân lí, giá trị và chuẩn mực và mục tiêu của nền văn hóa ấy cho nhau. Th.si Lương Vĩnh An GVHD: - 14 -
  15. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương C. KẾT LUẬN Văn hóa xã hội học cho chúng ta cái nhìn khái quát về xã hội, giúp chúng ta có kiến thức và phương pháp để tự khảo sát, tìm hiểu vị trí đích thực của bản thân mình trong nền văn hóa xã hội, từ đó ta tự điều chỉnh để thích ứng với xã hội. Với kiến thức và khả năng thu hoạch được nhìn bao quát đối với xung quanh, chúng ta có cơ sở để nhận thức đúng đắn về hành vi của cá nhân với tư cách là một thành viên Nắm bắt được xã hội học văn hóa chúng ta sẽ có thêm hiểu biết về kĩ năng văn hóa ứng xữ, giao tiếp các chuẩn mực chân lí hay mục tiêu cần đạt được để phát huy tính mềm dẻo năng động của mình trong hoạt động văn hóa xã hội. Việc phân tích các thành tố văn hóa xã hội học đã đem lại cho em một khối lượng kiến thức khá lớn về văn hóa và văn hóa xã hội học. Từ đó giúp em tiếp cận dễ hơn về các vấn đề nóng bỏng trong xã hội hiện nay, trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với việc nghiên cứu đề tài này đã giúp em có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về một vấn đề đang được dư luận quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy đóng góp ý kiến. Xin chân thành cám ơn thầy! Th.si Lương Vĩnh An GVHD: - 15 -
  16. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương TÀI LIỆU THAM KHẢO “Xã hội học văn hóa” của Mại Văn Hai – Mai Kiệm, NXBKHXH, HN 2003 Website:http://phanquocanh.com/index.php?option=com_content&view=artic le&id=789:bai-3-h-gia-tr-va-chun-mc-ca-vn-hoa&catid=229:ng-li-vn- hoa&Itemid=234 Website:http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a Th.si Lương Vĩnh An GVHD: - 16 -
  17. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương MỤC LỤC Trang A. Phần mở đầu..................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1 2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 1 3. Lịch sử nghiên cứu............................................................................ 1 4. Yêu cầu cần đạt được ........................................................................ 1 5. Cấu trúc bài tiểu luận ........................................................................ 2 B. Phần nội dung ................................................................................... 3 Chương 1: Khái niệm văn hóa – văn hóa xã hội học............................ 3 1.1 Khái niệm văn hóa .......................................................................... 3 1.1.1 Các loại hình văn hóa................................................................... 3 1.2 Văn hóa xã hội học ........................................................................ 3 1.2.1 Các khái niệm văn hóa trong xã hội học ..................................... 4 1.2.1.1 Tiểu văn hóa............................................................................. 4 1.2.1.2 Phản văn hóa ............................................................................. 4 1.2.1.3 Văn hóa nhóm ........................................................................... 4 Chương 2: Các thành tố văn hóa dưới cái nhìn xã hội học .................. 5 2.1 Gía trị .............................................................................................. 5 2.1.1 Khái niệm ..................................................................................... 5 2.1.2 Phân loại giá trị theo hệ thống ..................................................... 7 2.1.2.1 Hệ thống I ................................................................................. 7 2.1.2.2 Hệ thống II ................................................................................ 7 2.1.2.3 Hệ thống III ............................................................................... 7 2.1.2.4 Một số giá trị được thể hiện trong ca dao tục ngữ VN ............. 7 2.2 Chuẩn mực ...................................................................................... 7 2.2.1 Khái niệm ..................................................................................... 7 2.2.2 Hệ thống chuẩn mực và sự phân loại ........................................... 8 2.2.2.1 Chuẩn mực pháp lí .................................................................... 9 2.2.2.2 Chuẩn mực xã hội ..................................................................... 9 2.2.3 Chuẩn mực xã hội hiện đại ........................................................ 11 2.3 Chân lí .......................................................................................... 11 2.3.1 Khái niệm .................................................................................. 11 2.3.2 Phân loại chân lí ........................................................................ 12 2.3.3 Các hình thức chân lí ............................................................... 12 2.4 Mục tiêu ....................................................................................... 12 C. Kết luận .......................................................................................... 14 Th.si Lương Vĩnh An GVHD: - 17 -
  18. Tiểu luận: Xã Hội Học Đại Cương Th.si Lương Vĩnh An GVHD: - 18 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

    doc 34 p | 7271 | 1401

  • Triết học Mác - Lênin: Hệ thống câu hỏi - đáp án gợi mở & Hướng dẫn viết tiểu luận - ĐH Kinh tế TP.HCM

    pdf 487 p | 2922 | 913

  • Tiểu luận môn Triết học: Lý luận của Chủ nghĩa Mác về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

    doc 34 p | 972 | 438

  • Lí luận dạy học đại học - Bản chất và các phương pháp của học tập

    pdf 7 p | 932 | 336

  • Tiểu luận triết học P65

    pdf 2 p | 424 | 100

  • Tiểu luận triết học P30

    pdf 31 p | 228 | 84

  • Tiểu luận triết học P37

    pdf 19 p | 154 | 59

  • Tiểu luận triết học P5

    pdf 18 p | 167 | 48

  • Tiểu luận triết học P60

    pdf 21 p | 142 | 30

  • Tiểu luận: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ

    pdf 8 p | 149 | 25

  • Tiểu luận triết học P27

    pdf 16 p | 162 | 18

  • Tiểu luận triết học P59

    pdf 21 p | 101 | 16

  • Bài giảng Xã hội học đại cương: Bài 1 - TS. Lê Ngọc Thông

    pdf 28 p | 127 | 10

  • Ứng dụng mạng xã hội trong việc định hướng dư luận sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam

    pdf 9 p | 16 | 4

  • Tìm hiểu về sự hình thành và phát triểncủa hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc

    pdf 7 p | 74 | 3

  • Bảo đảm thực hiện trách nhiệm xã hội của các trường đại học trong giai đoạn hiện nay

    pdf 6 p | 65 | 2

  • Nghiên cứu tác động của trách nhiệm xã hội trường Đại học Đồng Tháp tới sự hài lòng của sinh viên nhà trường

    pdf 8 p | 35 | 2

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Tiểu Luận Xã Hội Học Là Gì