Tiểu Sử Tóm Tắt - Hội Nông Dân

TÓM LƯỢT QUÁ TRÌNH HÌNH HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI NÔNG DÂN TỈNH

Giai cấp nông dân Bạc Liêu hình thành từ những nhóm nhỏ người Việt, người Hoa, người Khmer bản địa sống lâu đời ở những cửa sông, gò đất cao, kinh tế xã hội chưa ổn định. Đến vài thập kỷ đầu thế kỷ thứ XX, do chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã thôi thúc hàng vạn nông dân các tỉnh miền trên và Nam Trung bộ xiêu tán đến vùng đất mới bán đảo Cà Mau khẩn hoang, dựng xóm, lập làng, dẫn tới sự hình thành giai cấp nông dân tỉnh Bạc Liêu khá đầy đủ các yếu tố: Dân cư, chính trị, kinh tế, xã hội tương đối ổn định. Ở vùng đất mới này cũng hình thành hai giai cấp đối kháng: Nông dân - địa chủ, cấu kết với chính quyền thực dân. Cuộc đấu tranh đẫm máu của nông dân ở làng Ninh Thạnh Lợi (1927) và Đồng Nọc Nạng, làng Phong Thạnh (1928) của nông dân là tín hiệu báo trước một hình thức đấu tranh mang tính chất triệt để và cách mạng, cần một đường lối và một tổ chức lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt.

Trong bối cảnh đó, ánh sánh chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, xóa áp bức bất công được nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và vận dụng vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong đó có tỉnh Bạc Liêu, mở ra một chân trời sáng lạng cho giai cấp nông dân. Năm 1930, một bộ phận thanh niên nông dân tiên tiến đầy nhiệt huyết đã đến với Đảng Cộng sản; được giáo dục giác ngộ lý tưởng Cộng sản và được kết nạp vào Đảng ở các Chi bộ tại thị trấn Cà Mau, làng Tân Thành, Phong Thạnh và Vĩnh Châu, mỡ ra thời kỳ giai cấp nông dân Bạc Liêu tự nguyện đi theo con đường của Đảng Cộng sản Việt Nam, do giai cấp công nhân lãnh đạo, góp phần hình thành khối Công – Nông liên minh, nền tảng của Mặt trận đoàn kết toàn dân tộc.

Các Chi bộ vận động, giác ngộ tổ chức nông dân vào các tổ chức Nông hội đỏ, phụ nữ giải phóng, thanh niên Cộng sản Đông dương, Mặt trận phản đế đồng minh, các Hội Cứu tế đỏ, tương tế, Ái hữu…làng Tân Hưng tổ chức hàng trăm hội viên. Các cuộc đấu tranh dan sinh, dân chủ của nông dân được Hội tổ chức, Đảng lãnh đạo đều giành thắng lợi, nhưng cũng có trường hợp tả khuynh “manh động” như một đảng viên lãnh đạo hai anh nông dân xông vào đồn chem. Chết tên Cai Chuối ác ôn ở làng Tân Thành. Địch khủng bố trả thù bắt hơn 50 nông dân, đày 5 đảng viên và 7 nông dân ra Côn Đảo, Chi bộ Tân Thành tan rã.

Thực tiển tổ chức Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu trong các thời kỳ cách mạng có những đặc điểm khác nhau như sau:

- Thời kỳ vận động cách mạng giành chính quyền (1930 – 1945) trong điều kiện hoạt động bí mật, ít hội viên, tất cả đảng viên trực tiếp vận động, tập hợp, hướng dẫn nông dân đâu tranh, phát triển hội viên, hội viên hoạt động đơn tuyến, bí mật.

- Thời kỳ kháng chiến chống pháp (1945 – 1954), từ giữa năm 1947 tỉnh đã có vùng giải phóng rộng lớn, phát triển hội viên đông, hình thành hệ thống tổ chức Hội từ tỉnh đến tiểu tổ Nông hội ở xóm, ấp. Nhất là từ năm 1949 được Hội Nông dân cứu quốc Nam bộ giúp đỡ, các cấp Hội hoạt động và sinh hoạt đi vào nề nếp trên các lĩnh vực lãnh đạo phong trào và xây dựng Hội, Có mở trường lớp đào tạo cán bộ Hội, tổ chức Đại hội sản xuất giỏi, tổ chức Hội nghị sơ, tổng kết các mặt hoạt động của tổ chức Hội… Nông hội thành tổ chức trung tâm nòng cốt, vị thế của Nông hội cả trong xã hội và trong hệ thống chính trị của Đảng được nâng lên.

- Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955 – 1975), từ năm 1955 – 1959 hoạt động bí mật, sau Đồng khởi năm 1960, tỉnh có vùng nông thôn giải phóng khá rộng, nhưng đặc điểm cuộc chiến tranh không phân tuyến chia vùng, vùng giải phóng của ta xen kẽ với Chi khu, cụm đồn bót của địch. Nông thôn luôn là mặt trận giữa ta và địch tranh chấp nhau rất ác liệt và dai dẳng, không ổn định. Năm 1969 – 1971 địch tiến hành bình định cấp tốc tái chiếm hầu hết vùng nông thôn; năm 1972 – 1973 ta đồng loạt phá bình định, mỡ mảng khôi phục vùng nông thôn giải phóng. Ngày 21/4/1961 Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập; tỉnh phát triển hành vạn Hội viên nông hội ở vùng giải phóng và vùng tranh chấp. Với khí thế ta mạnh, Đảng bộ tỉnh chủ trương kiện toàn các tổ chức từ tiểu tổ, thành lập Ban cán sự ấp, Ban Chấp hành Hội Nông dân ở các xã giải phóng và vùng tranh chấp thế ta mạnh; còn các xã yếu thành lập Ban Nông vận. Do điều kiện của cả hệ thống chính triji đều thiếu nên ưu tiên tập trung xây dựng kiện toàn oor chức cơ sở, cấp huyện và tỉnh chỉ tổ chức được Ban Nông vận, tình hình đó kéo dài đến ngày 30/4/1975.

Tình hình bộ máy tổ chức Hội cấp trên cơ sở chưa đủ mạnh, sự chỉ đạo chuyên ngành còn n hiều hạn chế. Song nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ của các cấp ủy, nhất là cấp ủy Đảng ở cơ sở nên tổ chức hoạt động Hội và phong trào nông dân tiếp tục phát triển, góp phần to lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh. Tuy nhiên, do Hội Nông dân chưa tổ chức thành hệ thống từ trên xuống đến cơ sở nên công tác xây dựng Hội còn nhiều mặt hạn chế.

Trong khi đó, một số xã giải phóng của huyện Hồng Dân, Vĩnh Lợi, được sự tập trung chỉ đạo, giúp đỡ của Ban Nông vận huyện, tỉnh, những nơi nầy công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân đều phát triển mạnh.

Bài học quan tâm xây dựng kiện toàn bộ máy tổ chức các cấp Hội, nhất là cấp cơ sở, tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng trực tiếp là nhân tố bảo đảm sự lớn mạnh của phong trào nông dân và Hội Nông dân trong mọi tình thế cách mạng.

Thành tựu cống hiến hết sức to lớn của phong trào nông dân và Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu trong suốt chặng đường hơn 40 năm thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, giải phóng dân tộc và những bài học rút ra từ thực tiển chiến đấu là hành trang quý giá, giúp giai cấp nông dân và Hội Nông dân tỉnh nhà vững bước tiến vào giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, tiến tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Từ khóa » Tóm Tắt Truyện Cô Tiểu Thư Nông Dân