Tìm Hiểu Thông Tin Về Làm Lại Hơi Xe Máy Và Chi Phí Làm Lại - Thợ Sửa Xe
Có thể bạn quan tâm
Bộ hơi xe máy là nơi sản sinh ra công suất giúp cho xe chạy được cũng như giúp các hệ thống trên xe vận hành tốt. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì bộ phận này lại bị xuống cấp hư hỏng và cần làm lại. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về việc làm lại hơi xe máy.
Contents
- 1 Làm lại hơi xe máy là gì?
- 2 Có nên làm lại hơi xe máy hay không?
- 3 Thời điểm cần phải làm lại hơi xe máy
- 3.1 Xe máy nhả ra khói trắng hoặc khói đen xanh
- 3.2 Xe máy chạy bị ì máy
- 3.3 Quả Piston của bộ hơi bị kêu
- 4 Hiện nay làm lại hơi xe máy hết bao nhiêu tiền?
- 4.1 Xe máy bị hở bạc
- 4.2 Xe cần làm lại tổng thể bộ hơi
- 4.3 Thay bộ hơi xe mới
Làm lại hơi xe máy là gì?
Bộ hơi xe máy là một buồng kín có dung tích xác định, được gọi chung là dung tích của xy lanh hay phân khối của xe. Đây là nơi xảy ra các phản ứng cháy của bộ hòa khí gồm hỗn hợp xăng và không khí để chuyển hóa hóa năng của xăng thành cơ năng giúp xe chạy được.
Cấu tạo của bộ hơi xe máy bao gồm các bộ phận đó là: xy lanh, piston, xéc măng, nắp trên của hơi là dàn cơ cấu phối khí với 2 van nạp/xả là 2 cây xupap. Theo thời gian sử dụng, máy thường xuyên phải làm việc dưới áp lực lớn (có lúc lên đến 30-40 kG/cm2) và nhiệt độ cao (cao nhất khoảng 2000 độ C) thì các chi tiết máy sẽ hao mòn và xuống cấp nhanh chóng.
Xem thêm: Tại sao thắng đĩa xe máy không ăn? Cách khắc phục hiệu quả là gì?
Công dụng của bộ hơi xe máy:
- Bộ hơi xe máy thực hiện nhiệm vụ truyền lực từ động cơ để tạo ra động lực cho xe hoạt động được.
- Đây là nơi trung gian có nhiệm vụ điều khiển lực từ động cơ đến bánh sau nhờ vào cơ cấu của lực ma sát. Lực ma sát của xe được tạo ra nhờ bố ba càng bắt vào bộ chuông ly hợp tiếp động của xe.
- Khi người dùng vào số hoặc lên ga, thì bộ hơi xe máy sẽ đảm nhiệm chức năng tăng dần lực ma sát để truyền công suất đến bộ phận bánh sau, giúp xe đạt được vận tốc lớn trong thời gian nhanh nhất.
Có nên làm lại hơi xe máy hay không?
Làm lại hơi xe máy thực chất là việc bạn thay lại một bộ mới cho chiếc xe của mình hoặc sửa chữa các chi tiết đã bị hư hỏng gây ảnh hưởng đến khả năng hành của bộ hơi xe máy. Trong đời sống thì có khá nhiều người dùng từ “bổ máy” để nói về việc làm lại hơi xe máy khiến cho người nghe có cảm giác giống như phá máy. Tuy nhiên khi một phần của bộ hơi xe máy đã bị hỏng thì việc mở bộ phận của xe ra để sửa chữa khắc phục là việc bắt buộc phải làm. Do vậy, nó chỉ đơn giản là cách gọi khác nhau chứ cũng không có gì khác biệt.
Xem thêm: Lý giải nguyên nhân khiến xe ô tô đề khó nổ
Hơn nữa, khi bộ hơi xe hỏng hoặc hoạt động yếu thì rất dễ dẫn đến tình trạng hỏng lây sang cụm gốc máy là bộ biên. Do vậy việc làm lại hơi xe máy chắc chắn có tác dụng tốt, nó không chỉ giúp cải thiện mà còn giúp phục hồi công suất động cơ của xe máy trong các trường hợp bộ hơi bị hỏng hoặc yếu kém.
Độ bền của việc làm lại hơi xe máy sau khi làm sẽ thường là 3-4 năm, tùy theo từng trường hợp và điều kiện sử dụng xe cũng như tình trạng của các bộ phận khác trên xe.
Khi bộ hơi xe bị hư hỏng thì việc làm lại hơi sẽ là việc làm bắt buộc để xe chạy ổn định hơn. Tuy nhiên, việc mở máy ra để sửa chữa hoặc phương án thực hiện như thế nào thì cần phải có sự cân nhắc và đánh giá kỹ của những người thợ kỹ thuật có kinh nghiệm. Vậy nên tốt nhất người dùng nên mang xe ra các tiệm sửa chữa hoặc các trung tâm bảo hành để thợ chuyên nghiệp trực tiếp thực hiện. Chất lượng và tuổi thọ của việc làm lại bộ hơi thì sẽ phụ thuộc vào chất lượng của phụ tùng sử dụng, đặc biệt là phụ thuộc vào tay nghề và sự tỉ mỉ, cẩn thận của người thợ doa hơi, thợ lắp ráp.
Thời điểm cần phải làm lại hơi xe máy
Để có thể nhận biết được thời điểm cần phải làm lại hơi xe máy đảm bảo cho vận hành thì người dùng hãy lưu ý các trường hợp sau đây:
Xe máy nhả ra khói trắng hoặc khói đen xanh
Trong quá trình sử dụng mà xe máy của bạn nhả ra khói trắng hoặc đen xanh có mùi khét thì bộ phận hơi xe của xe máy đã bị yếu đi, tiêu hao lượng nhớt rất nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này là do nòng xi lanh mòn và bộ phận xéc măng đã bị mòn dẫn đến hiện tượng được gọi là hở bạc xe máy. Một số trường hợp khác thì có thể do cả phớt git xupap bị hở. Và biểu hiện rõ nhất mà người dùng có thể nhìn thấy đó là xe máy bị ra khói trắng hoặc khói xanh trong quá trình hoạt động.
Trường hợp này thường được gọi nôm na là xe bị ăn dầu. Để khắc phục tình trạng xe máy ăn dầu sẽ thực hiện dựa trên tình trạng thực tế của động cơ. Với các trường hợp nhẹ thì chỉ cần thay bạc xe máy (thay xéc măng) là được. Còn với các trường hợp nặng hơn thì sẽ cần thay cả xéc măng, piston và doa lại xilanh.
Xe máy chạy bị ì máy
Hiện tượng xe máy chạy bị ì thường sẽ xuất phát từ hai nguyên nhân đó là: do bộ hơi hoặc do bộ hợp ly hợp (bộ nồi xe).
Bộ hơi là nơi sản sinh ra công suất, nên nếu hơi xe kém thì đương nhiên công suất động cơ sinh ra cũng sẽ kém, không chuyển đổi hóa năng của xăng thành cơ năng được nhiều và khiến xe chạy sẽ bị ì. Việc bạn cần làm đó là sửa chữa hoặc thay bộ hơi mới cho xe.
Bởi vì khi bộ hơi khỏe, thì công suất phát ra cũng sẽ mạnh hơn nhưng bộ ly hợp mà bị trượt thì công suất đó cũng không chuyển về bánh sau được khỏe nên đương nhiên xe cũng ì.
Quả Piston của bộ hơi bị kêu
Quả Piston hay còn được gọi là quả nén và nó là 1 phần quan trọng của bộ hơi. Khi quả piston bị mòn hoặc kém sau một thời gian hoạt động trong một điều kiện khắc nghiệt, không được bảo dưỡng, chăm sóc thì đương nhiên bộ hơi cũng sẽ làm việc không tốt.
Đã có rất nhiều trường hợp quên không thay nhớt động cơ hoặc thay phải nhớt kém chất lượng dẫn đến việc các bề mặt làm việc của piston không được bôi trơn nên bị phá hủy hoặc bó kẹt lại. Các trường hợp này đều làm cho piston và nòng xilanh bị cào xước hoặc bị kẹt lại nên khi vận hành xe sẽ phát ra những tiếng kêu lạ tại quả Piston.
Để khắc phục tình trạng này người dùng nên thay piston cho xe, thay xéc măng, doa lại hơi, thậm chí có thể thay mới nếu lỗi đã quá nặng. Ngoài ra người dùng cũng cần lưu ý thêm bộ biên trong các trường hợp máy kêu và thông thường khi gặp trường hợp này thì có thể phải làm lại cả cụm phối khí và bộ biên.
Hiện nay làm lại hơi xe máy hết bao nhiêu tiền?
Phí làm lại hơi xe máy là mối quan tâm của rất nhiều người khi bộ phận này bị hỏng hóc. Tuy nhiên, mức giá của việc làm lại xe hơi sẽ không cố định mà sẽ chênh lệch nhau tùy thuộc theo chất lượng phụ tùng và phương án sửa chữa của từng khu vực đưa ra.
Sau khi đã khảo sát giá cả thị trường thì chi phí làm lại hơi xe máy hiện nay trung bình là:
- Chi phí làm lại cả một bộ hơi cho xe số hiện nay đang khoảng 850.000 VNĐ.
- Chi phí làm hơi xe tay ga phổ thông thì giá sẽ là 1.200.000 VNĐ
- Đối với xe côn tay và xe phân khối lớn thì cho phí sẽ là từ 2.500.000 trở lên.
- Giá thay mới cả bộ hơi xe số dự kiến sẽ là 1.450.000 VNĐ. Xe tay ga sẽ là 1.600.000 VNĐ, còn các loại xe côn tay và PKL thì sẽ tùy vào từng xe.
Trong đó, các chi phí cụ thể trong từng trường hợp làm bộ hơi như sau:
Xe máy bị hở bạc
Với tình trạng xe máy bị hở bạc (xéc măng) thì bạn cần phải thay bạc mới, nếu như quả piston và nòng xy lanh vẫn còn tốt.
Chi phí thay bạc xe số tầm khoảng 350.000 VNĐ. Chi phí thay bạc xe máy tay ga phổ thông sẽ khoảng 450.000 VNĐ. Chi phí thay bạc của dòng xe Honda Sh dự kiến là 650.000 VNĐ
Xe cần làm lại tổngthể bộ hơi
Làm lại tổng thể bộ hơi là trường hợp bộ hơi cần thay mới quả piston, bạc máy (xéc măng) và doa lại nòng xy lanh.
Thông thường chi phí thay piston bộ là khoảng 250.000 – 650.000 VNĐ với các dòng xe tay ga và xe số phổ thông.
Chi phí doa hơi các xe dao động khoảng từ 180.000 – 250.000 VNĐ
Như vậy chi phí để làm lại hơi xe sẽ là 850.000 VNĐ nếu tính cả công thợ kỹ thuật, thì giá cho xe tay ga sẽ là khoảng 1.200.00 VNĐ.
Thay bộ hơi xe mới
Thay bộ hơi xe mới là phương pháp thay mới hoàn toàn cả quả piston, bạc và xy lanh. Nòng xy lanh mới chính hãng có bề mặt làm việc gia công nhiệt luyện nên có độ bóng và độ cứng rất cao, thay mới hoàn toàn thì sẽ đảm bảo tốt cho bộ hơi làm việc tốt sau khi lắp ráp.
Giá thay mới hoàn toàn bộ hơi xe đương nhiên sẽ cao hơn là giá sửa chữa phục hồi lại.
Lưu ý: Làm lại hơi là một công việc kỹ thuật phức tạp nên trong quá trình làm lại hơi thì có thể sẽ phát sinh thêm một số các công việc nên chi phí cũng sẽ tăng theo như: dầu máy, gioăng phớt máy, phớt git, gioăng mặt quy lát, xupap, lọc nhớt… Hay các chi phí về công kỹ thuật trong trường hợp các bộ phận bị bó kẹt, ốc bị gãy, thanh tỳ cam gãy.
Bài viết trên vừa chia sẻ cho bạn đọc các thông tin hữu ích liên quan đến làm lại hơi xe máy và mức chi phí mà người dùng cần bỏ ra để làm lại. Hy vọng các thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về bộ phận này.
Từ khóa » Canh Dàn Hơi Xe Máy Là Gì
-
Chia Sẻ Canh Dàn Hơi Thật Dữ Thật Căng Nước đề Thật Mạnh đổ Cực ...
-
Canh Chỉnh Dàn Hơi | Cộng đồng Biker Việt Nam
-
Làm Lại Hơi Xe Máy Có Bền Không? Làm Lại Hơi Xe Máy Hết Bao Nhiêu ...
-
Làm Lại Hơi Xe Máy Bao Nhiêu Tiền
-
Làm Lại Hơi Xe Máy Mất Bao Nhiêu Tiền? Có Bền Không? - Alobike
-
Những Khái Niệm Cơ Bản Về độ Xe Máy - Vietnamnet
-
Chia Sẻ Canh Dàn Hơi Thật Dữ Thật Căng ... - .vn
-
[Clip] Canh Dàn Hơi Xe Máy Wave Dream - Kiến Thức Online
-
Làm Lại Hơi Xe Máy Là Gì? Công Dụng Của Bộ Hơi Xe Máy
-
Canh Nồi Có Cải Thiện Tốc độ Tối đa Của Xe Máy Không?
-
Hướng Dẫn Cách Chỉnh Cò (xupap) Xe Máy ĐƠN GIẢN Tại Nhà
-
Nguyên Nhân Xe Máy Bị Giật Khi Lên Ga - Định Châu
-
12 Dấu Hiệu Nhận Biết Lỗi động Cơ ô Tô Phổ Biến Và Cách Xử Lý - VinFast