Tìm Hiểu Về Thoái Hóa đốt Sống Cổ C3 đến C7 - JEX

Cấu trúc đốt sống cổ

Cột sống cổ (từ C1 đến C7) bị thoái hóa có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não, rối loạn bàng quang…

Đốt sống cổ là vị trí kết nối phần đầu và phần thân, tạo nên sự đồng điệu trong mọi cử động của toàn cơ thể. Nhìn từ bên ngoài, cổ có chiều dài khá khiêm tốn nhưng lại được cấu tạo nên bởi 7 đốt sống (đánh số từ C1 đến C7).

Hai đốt sống này là phần cột sống cổ trên (gần như cố định) không có đĩa đệm ở giữa nhưng có trục xoay để điều khiển chức năng vận động của cổ. Trong đó, đốt sống C1 nối liền với xương chẩm (một xương sọ), đốt sống C2 liên kết với phần cột sống cổ dưới.

Các đốt sống này tạo nên phần cột sống cổ dưới và ở giữa C3 – C4; C4 – C5; C5 – C6, C6 – C7 đều có đĩa đệm ngăn cách. Bởi vì 5 đốt sống này hoạt động linh hoạt và chịu nhiều lực tác động từ bên ngoài, thế nên dễ bị tổn thương và nguy cơ thoái hóa cao.

Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh xương khớp điển hình, mà ở đó mô sụn, đĩa đệm và xương đốt sống bị hư hỏng nặng. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều đốt sống cùng lúc hoặc chỉ một đốt sống cụ thể.

Do đặc điểm cấu tạo và chức năng hoạt động khác biệt, thế nên trong khi thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 xảy ra phổ biến, thì C1 và C2 lại ít phải chịu ảnh hưởng của bệnh lý này.

Không chỉ gây đau mỏi và giảm phạm vi chuyển động của một vùng lớn từ gáy, cổ, vai đến hai cánh tay, thoái hóa cột sống cổ còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe người bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 có nguy hiểm không?

Bất kì vị trí khớp xương nào bị thoái hóa cũng là mối hiểm họa khôn lường đối với người bệnh và thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng bởi bộ phận này liên quan mật thiết đến não bộ. Khi đốt sống cổ bị thoái hóa, bạn có nguy cơ gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Thiếu máu não

Mạch máu bị chèn ép bởi gai xương hoặc đĩa đệm thoát vị (hậu quả của thoái hóa cột sống cổ), khiến cho lưu lượng máu cung cấp cho não giảm sút, gây thiếu máu não với các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu và buồn nôn.

  • Bại liệt và rối loạn tiểu tiện

Không chỉ làm bít tắc mạch máu, đĩa đệm thoát vị do thoái hóa cột sống cổ còn đè nén lên dây thần kinh gây ra hiện tượng tê bì và mất cảm giác ở khớp vai, hai cánh tay. Nếu tình trạng này kéo dài, nguy cơ liệt chi (một hoặc cả hai tay) và rối loạn tiểu tiện (không kiểm soát được việc tiểu tiện) khó tránh khỏi.

Ống sống bị hẹp

Ống sống bị thu hẹp và gai xương là biến chứng nguy hiểm của thoái hóa cột sống

Ngoài gai xương, ống sống cũng sẽ bị hẹp dần theo quá trình thoái hóa cột sống cổ. Điều này khiến cho tủy sống bị dồn nén, phát sinh hàng loạt các vấn đề như:

  • Khó cử động cánh tay hoặc chân.

  • Khó phối hợp và cân bằng đầu với phần thân dưới.

  • Yếu và tê ở bất kỳ vị trí nào từ cổ trở xuống.

  • Xuất hiện những cơn đau dữ dội khi cúi người về phía trước.

Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 quả thực vô cùng đáng sợ. Chúng ta cần chẩn đoán sớm và điều trị đúng phương pháp để kiểm soát thoái hóa cột sống cổ, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, cảm giác đau nhức là triệu chứng dễ dàng nhận biết nhất. Đầu tiên, cơn đau khu trú ở gáy và cổ, sau đó lan dần xuống vai, cánh tay, bàn tay và ngón tay.

  • Mức độ đau sẽ gia tăng khi vận động và giảm nhẹ khi bạn nghỉ ngơi.

  • Tê, yếu và ngứa vùng cổ, vai, gáy, cánh tay, bàn tay.

  • Cổ và khớp vai bị căng cứng, khó cử động.

  • Mất cảm giác ở tay (đối với trường hợp thoái hóa nặng).

  • Cảm thấy khó chịu như có luồng điện chạy từ cổ qua cột sống xuống hai chân và tỏa sang hai cánh tay.

Những triệu chứng này cản trở hoạt động hàng ngày của người bệnh, kể cả khi thực hiện các thao tác đơn giản như gõ bàn phím, mặc quần áo hoặc cầm đồ vật. Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ sẽ không biến mất mà ngày một rõ rệt hơn theo thời gian.

Cột sống cổ bị thoái hóa chủ yếu là do sự hao mòn của sụn và xương – hai thành phần cấu tạo nên đốt sống cổ. Và những nguyên nhân khiến sụn, xương đốt sống cổ bị hư tổn gồm có:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

  • Đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu (dân văn phòng, nhân viên bán hàng… ); cúi đầu và nghiêng cổ nhiều (tài xế, thợ cắt tóc… ); khuân vác đồ nặng bằng đầu (nông dân, thợ hồ… ).

  • Thói quen ít vận động (người cao tuổi, người bị liệt).

  • Ngủ sai tư thế (nằm nghiêng một bên, không chuyển mình hoặc gối quá cao).

  • Thiếu dinh dưỡng làm cho quá trình tái tạo sụn, xương dưới sụn suy giảm.

  • Chấn thương đốt sống cổ (gãy xương cổ) do tai nạn giao thông hoặc ngã từ cao xuống.

Chấn thương cổ gây đau đớn

Chấn thương ở cổ do tai nạn là một trong những nguyên nhân khiến cột sống cổ dễ bị thoái hóa

Ngoài ra, dị tật cột sống cổ bẩm sinh (vẹo cổ, dính đốt sống) và sử dụng nhiều thuốc lá cũng làm gia tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Dù là lý do nào đi nữa, muốn phòng hay điều trị thoái hóa đốt sống cổ, chúng ta cần phục hồi và bảo vệ sụn, xương dưới sụn chắc khỏe.

Phác đồ điều trị thoái hóa xương khớp nói chung được xây dựng dựa trên giai đoạn phát triển và phạm vi ảnh hưởng của bệnh. Nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là phục hồi tổn thương và tái tạo sụn, xương dưới sụn.

Đối với người bị thoái hóa đốt sống cổ C3 – C7, kế hoạch chữa trị là sự kết hợp của những phương pháp sau:

  • Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt chăm sóc sụn, xương dưới sụn 

Ứng dụng thành công ngành công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm JEX thế hệ mới với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, trong đó nổi bật là Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… giúp tác động vào cơ chế bệnh sinh, bảo vệ xương khớp toàn diện. Sản phẩm được nghiên cứu là an toàn và phù hợp với người mắc các bệnh lý liên quan đến viêm khớp, thoái hóa khớp và muốn chăm sóc xương khớp, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.

Sản phẩm Jex thế hệ mới

JEX thế hệ mới là “nguồn dinh dưỡng” lý tưởng cho xương khớp

  • Vật lý trị liệu

Bất cứ tổn thương nào ở xương khớp cũng khiến cho việc vận động trở nên khó khăn. Do đó, tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh và duy trì khả năng cử động cho khớp là rất quan trọng.

Vật lý trị liệu trị đau mỏi vai gáy cổ

Tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ và độ linh hoạt của dây chằng, hỗ trợ bảo vệ đốt sống cổ an toàn

Các bài tập vật lý trị liệu rất đa dạng, phù hợp với tình trạng cụ thể của từng người. Tốt nhất, bạn nên luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất và tránh tạo thêm áp lực cho cột sống cổ do tập sai cách.

  • Điều trị bằng thuốc

Thuốc giảm đau, chống viêm giúp xoa dịu cảm giác đau nhức và khó chịu nhanh chóng. Vì vậy, uống thuốc thường là chỉ định đầu tiên trong phác đồ điều trị thoái hóa đốt sống cổ để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại như loét dạ dày, suy giảm chức năng của gan, thận và tăng huyết áp…

  • Phẫu thuật

Đối với trường hợp bị thoái hóa nặng, biến chứng gai xương hoặc thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mô xương và điều chỉnh đĩa đệm, nhằm giải phóng dây thần kinh, ngăn chặn nguy cơ liệt chi và rối loạn cảm giác.

Diễn biến thoái hóa xương khớp rất khó lường, bạn cần phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ điều trị để kiểm soát bệnh chặt chẽ. Cùng với đó, bạn nên chú ý giảm áp lực lên cột sống bằng cách hạn chế hoạt động mạnh, không làm việc quá sức và luôn vận động đúng tư thế.

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?

Nỗ lực phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ sẽ mang lại kết quả khả quan khi chúng ta nghiêm túc áp dụng những tiêu chí vàng bên dưới:

  • Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng là nền tảng của một sức khỏe tốt. Cột sống của bạn cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu này.

  • Bảo vệ cơ thể an toàn

Bất cứ chấn thương nào ở đốt sống cổ cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa trong tương lai. Bạn cần có các biện pháp bảo hộ thích hợp để ngăn ngừa chấn thương khi làm việc hay sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn: thắt dây an toàn khi lái xe, mang dụng cụ bảo vệ xương khớp khi chơi thể thao, không uống nhiều rượu bia và sử dụng giày dép vừa vặn để tránh vấp ngã…

  • Giữ tư thế đúng khi vận động

Cách đi đứng, ngồi hay nằm đều ảnh hưởng đến sức khỏe của cột sống. Để giảm áp lực cho đốt sống cổ, bạn nên đứng thẳng, không khom lưng hoặc chùng vai, cố gắng giữ cổ thẳng khi ngồi làm việc, dùng điện thoại, đọc sách…

Nguyên nhân gây đau nhức cốt sống

Ngồi làm việc khom lưng, gập cổ khiến cột sống cổ chịu áp lực lớn, cần thay đổi ngay!

  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Các khớp và cột sống sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu cơ xung quanh chúng dẻo dai, linh hoạt. Tập thể dục hàng ngày chính là biện pháp tăng cường sức mạnh cho cơ, giảm chấn thương xương khớp.

  • Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ thoái hóa cột sống. Hãy làm mọi cách (có thể nói chuyện với bác sĩ) để cai thuốc lá càng sớm càng tốt nếu bạn đang bị “nghiện” thứ độc hại này.

Thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 C5 C6 C7 là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi. Chính vì thế, bạn hãy chăm sóc và bảo vệ cột sống của mình bằng việc duy trì lối sống khoa học, cùng tăng cường dưỡng chất chuyên biệt nuôi dưỡng sụn, xương dưới sụn từ bên trong như JEX thế hệ mới để hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ thoái hóa.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Từ khóa » C1 à C7