Tin Lành Hy Vọng
Có thể bạn quan tâm
Bạn click chuột vào tựa bài để lắng nghe. Nếu muốn download, bạn click chuột vào dấu mũi tên đi xuống.
CÂU CHUYỆN GIA ĐÌNH
Bất Hoà Trong Hôn Nhân
[Bài 17]
Do Minh Nguyên Biên soạn & Trình bày
Có đôi vợ chồng trẻ kia có hai đứa con nhỏ: hai tuổi và năm tuổi. Người vợ muốn rằng dù thương con và gần gũi chơi đùa với con, khi cần, cha mẹ cũng phải nghiêm với con để hướng dẫn con vào kỷ luật. Chị nhớ lời Chúa dạy rằng, Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, dầu khi nó trở về già cũng không hề lìa khỏi đó (Châm Ngôn 22:6). Người chồng thì quan niệm khác, anh nói rằng trẻ con ngây thơ chưa biết gì, nên chờ cho đến tuổi hiểu biết rồi hãy áp dụng kỷ luật. Mỗi khi các con không vâng lời người vợ sửa phạt hoặc khi các em vòi vĩnh những điều không chính đáng mẹ không chiều thì người chồng không đồng ý, anh bênh con và muốn chiều theo ý con. Vì vợ chồng không cùng một tiêu chuẩn trong việc dạy con nên hai đứa bé có vẻ thích cha và gần với cha hơn. Không những thế, mỗi khi nói đến việc dạy con là vợ chồng không đồng ý với nhau và gia đình không vui. Bất đồng ý kiến trong việc dạy con là điều quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài, vì thế đây là điều không thể bỏ qua nhưng cần được giải quyết đến nơi đến chốn. Trong Câu Chuyện Gia Đình kỳ trước, chúng tôi có trình bày mười nguyên tắc Tiến sĩ Norman Wright đề ra mà chúng ta cần áp dụng khi vợ chồng có điều bất hòa với nhau. Ước mong quý vị sẽ nhớ để khi vợ chồng có chuyện bất đồng ý kiến đem áp dụng để tình cảm vợ chồng không bị ảnh hưởng. Mười nguyên tắc đó là: Đừng tránh né xung đột bằng sự im lặng. Đừng chất chứa buồn giận trong lòng. Chọn thì giờ và nơi chốn thuận tiện để nói lên bất đồng ý kiến của mỗi người. Mổ xẻ vấn đề hai người bất đồng ý kiến, đừng mổ xẻ nhau. Chia xẻ ý kiến và cảm xúc một cách bình tĩnh, đừng trút cơn giận lên nhau. Tập trung vào vấn đề cần bàn thảo, đừng nói sang những chuyện khác. Nếu nói người kia sai, phải cho biết thế nào là đúng. Tránh nói những lời lên án nhau hoặc làm tổn thương nhau. Đừng dựa vào khuyết điểm hay lầm lỗi để chế nhạo hay chê cười nhau. Đừng dựa vào lầm lỗi để chế nhạo hay chê cười nhau
Nếu biết mình sai hãy xin lỗi; nếu đúng, đừng nói gì cả.
Trong các kỳ trước chúng tôi đã trình bày tám điểm đầu tiên nên hôm nay xin nói đến hai điểm còn lại. Có những người có tính hay bông đùa, việc gì cũng đùa cợt, không cho là quan trọng. Những người này khi làm điều gì khiến vợ hay chồng phiền giận thì thường giả lã, nói chơi hay chọc cười để người kia đừng giận nữa. Kinh Thánh dạy chúng ta phải tránh những lời đùa cợt không đúng lúc. Sứ đồ Phao-lô dạy: Chớ nói lời tục tĩu, chớ giễu cợt, chớ giả ngộ tầm phào, là những điều không đáng, nhưng cảm tạ ơn Chúa thì hơn (Ê-phê-sô 5:3-4). Những lời giễu cợt và giả ngộ tầm phào có người cho là vô hại nhưng Kinh Thánh cho biết đây là những điều không xứng hợp với người tin Chúa, vì thế chúng ta phải tránh. Có khi nào quý vị làm cho vợ hay chồng giận rồi không xin lỗi nhưng nói chuyện bông đùa hay chọc cho người kia cười để lấp liếm lỗi của mình không? Cách đánh trống lãng như thế chỉ làm cho người kia giận nhiều hơn vì chứng tỏ chúng ta không tôn trọng cảm xúc của họ và không nhận là mình có lỗi. Nếu chúng ta cứ bông đùa những chuyện không đáng bông đùa thì sẽ mất đi lòng kính trọng của người phối ngẫu và người chung quanh. Quan trọng hơn nữa là khi vợ chồng đang có nan đề cần được giải quyết. Nếu vợ chồng đã đồng ý đem nan đề ra bàn thảo và đã chọn được một thì giờ và nơi chốn thuận tiện, chúng ta cần nghiêm chỉnh nói chuyện với nhau để nan đề được giải quyết. Lúc đó chúng ta cần nói năng đàng hoàng và chú ý lắng nghe, không nên lấy những khuyết điểm hay vấp váp của vợ hay chồng ra để chế nhạo và chê cười. Có ông chồng kia có bà vợ thấp bé. Mỗi khi ông nói hay làm điều gì khiến vợ buồn, ông không nghiêm chỉnh xin lỗi nhưng đem cái vóc dáng thấp bé của vợ ra trêu chọc, để vợ không để ý đến điều lỗi của ông. Một bà vợ khác thì hay chế nhạo cái giọng nói rất là địa phương của chồng. Khi hai vợ chồng cần giải quyết một bất đồng ý kiến nào đó, người vợ thường giả giọng nói của chồng để bông đùa, khiến người chồng giận bỏ đi, không chịu ngồi lại bàn thảo nan đề đang cần được giải quyết. Dùng lời bình phẩm hay dùng những khuyết điểm cá nhân để trêu chọc nhau hay bông đùa trước những chuyện nghiêm trọng là điều chúng ta cần tránh nếu muốn giải quyết bất hòa giữa vợ chồng. 10. Nếu biết mình sai hãy xin lỗi, nếu đúng đừng nói gì cả Đây là nguyên tắc rất quan trọng, cần được áp dụng cách nghiêm chỉnh sau khi hai vợ chồng đã dành thì giờ thành thật chia xẻ tất cả cảm xúc và trình bày mọi khía cạnh của vấn đề. Đến lúc này hai người đã thấy rõ vấn đề, cũng thấy mình sai chỗ nào, đúng chỗ nào và ai đúng ai sai. Nếu thấy mình có lỗi, chúng ta cần khiêm nhường hạ mình và xin lỗi cách thành thật. Nan đề sẽ được giải quyết, bất hòa giữa vợ chồng sẽ không còn. Sứ đồ Gia-cơ dạy: Hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bệnh (Gia-cơ 5:16a). Nếu sau khi phân tích mọi việc, chúng ta thấy mình đúng hay có lý nhớ đừng bao giờ nói: Thấy không, tôi đã nói là tôi đúng mà không chịu nghe. Cũng đừng có thái độ vênh váo, hả hê vì người kia nhận là họ sai còn ta đúng. Những lời nói và thái độ thiếu tế nhị lúc đó sẽ khiến người có lỗi mặc cảm, khó chịu và có thể không chấp nhận giải pháp hai người đưa ra. Để tránh điều đó, chúng ta cần có thái độ khiêm nhường khi biết mình đúng, tốt nhất là đừng nói gì về mình nhưng nói vài lời để nâng đỡ người kia. Chúng ta cần tế nhị để người làm sai hay có lỗi không phải quá buồn, quá ân hận về việc làm hay lời nói của mình. Khi chúng ta tế nhị, khiêm nhường, xem trọng người phối ngẫu, Chúa sẽ bù đắp và ban phước cho chúng ta. Người phối ngẫu cũng sẽ yêu thương và kính trọng chúng ta hơn. Lời Chúa dạy rằng Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường (Gia-cơ 4:6). Trong thư Rô-ma 12:16 sứ đồ Phao-lô cũng khuyên: Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau. Đừng ước ao sự cao sang nhưng phải ưa thích sự khiêm nhường. Chớ cho mình là khôn ngoan. Trong trường hợp người có lỗi nhận lỗi, chúng ta cũng cần có thái độ thích hợp, tức là sẵn sàng tha thứ và vui vẻ bỏ qua, đừng nhắc đi nhắc lại hay nói thêm điều gì khiến người đó hổ thẹn hay mang mặc cảm. Về điều này, sứ đồ Phao-lô khuyên như sau: Anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhân từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục. Nếu một người trong anh em có điều gì phàn nàn với kẻ khác, thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy. Nhưng trên hết mọi điều đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành (Cô-lô-se 3:12-14). Ngoài mười nguyên tắc đã trình bày, chúng tôi thấy còn một nguyên tắc quan trọng khác mà chúng ta không thể không nhắc đến, đó là cầu nguyện. Là người tin Chúa, trước mọi vấn đề và trong mọi quyết định của đời sống, chúng ta cần cầu nguyện, dâng lên Chúa để xin Ngài hướng dẫn. Sứ đồ Phi-e-rơ dạy: Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em (I Phi-e-rơ 5:7). Chúa Giê-xu phán hứa rằng: Quả thật, ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới data mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ (Ma-thi-ơ 18:19). Khi hai vợ chồng đồng lòng hiệp ý cầu nguyện, Chúa sẽ soi sáng, hướng dẫn giúp chúng ta nhìn thấy vấn đề cách rõ ràng, khôn ngoan. Không những thế, với sức Chúa và tình yêu của Ngài, chúng ta sẽ có thể nhường nhịn nhau, tha thứ và giải hòa với nhau. Bao nhiêu đôi vợ chồng bắt đầu đời sống chung trong yêu thương hài hòa nhưng dần dần giữa hai người có những đụng chạm, bất hòa. Lúc đầu chỉ là những bất hòa nhỏ, nhưng vì không biết cách giải quyết dần dần trở thành xung đột lớn, để rồi cuối cùng trở thành cay đắng nhau hoặc đưa nhau ra tòa ly dị. Trở lại nan đề của đôi vợ chồng trong phần mở đầu bài nói chuyện hôm nay, vì vợ chồng có những cách dạy con khác nhau mà đưa đến bất hòa. Giả sử hai vợ chồng đồng ý ngồi lại, trao đổi và phân tích vấn đề cách khách quan, sau đó người chồng thấy cách dạy con của mình không đúng và bằng lòng thay đổi theo cách của vợ thì vấn đề sẽ được giải quyết. Lúc đó người vợ không nên nói thêm rằng cách dạy con của mình xưa nay là đúng, là phù hợp với Kinh Thánh hoặc nói vì chồng dễ dãi mà con không vâng lời, v.v? Những lời nói đó không xây dựng mà có thể khiến người chồng bị chạm tự ái mà không muốn sửa đổi nữa.
Minh Nguyên Chương Trình Phát Thanh Tin Lành
PO Box 2468 Fullerton, California 92837 92837 Tel:(714) 533-2278
Từ khóa » Giả Ngộ Tầm Phào
-
Ê-phê-sô 5:4 VIE1925
-
Vì Sao Đức Chúa Trời Dạy Bạn “Chớ Giả Ngộ Tầm Phào”? – Trung ...
-
Đừng Giả Ngộ Tầm Phào!, Mụcsư NguyễnVănHoàng - YouTube
-
Đừng Giả Ngộ Tầm Phào - Mục Sư Nguyễn Văn Hoàng - VietChristian
-
Kẻ Bắt Chước Đức Chúa Trời - Bài Học Kinh Thánh - VietChristian
-
Nghĩa Của Từ Tầm Phào - Từ điển Việt - Tra Từ
-
Đặt Câu Với Từ "tầm Phào"
-
LivePlus - "Chớ Nói Lời Tục Tỉu, Chớ Giễu Cợt, Chớ Giả Ngộ...
-
Từ điển Tiếng Việt "tầm Phào" - Là Gì?
-
Ba Mẹ Ơi, Con Xin Hỏi – Phần 30: Tại Sao Nói Tục Và Giễu Cợt Là Sai?
-
Tầm Phào En Français - Vietnamien-Français Dictionnaire | Glosbe
-
Ê-phê-sô/Chương 5 – Wikisource Tiếng Việt