Tín Ngưỡng Của Người Chăm Và Những Văn Hóa độc đáo

Dân tộc Chăm thu hút các du khách với những văn hóa truyền thống, phong tục tín ngưỡng độc đáo. Mà càng tìm hiểu bạn sẽ càng thấy thu hút. Đặc biệt với những bạn tin vào thần linh, muốn tìm hiểu về những điều kỳ bí thì nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu tín ngưỡng của người Chăm trong bài viết dưới đây.

NỘI DUNG CHÍNH

Toggle
  • Tôn giáo của người Chăm
  • Những tín ngưỡng của người Chăm phổ biến nhất
    • Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm
    • Tín ngưỡng thờ thần Siva của người Chăm
  • Những lưu ý khi tham gia lễ hội tín ngưỡng của người Chăm

Tôn giáo của người Chăm

 

– Dân tộc Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra Hồi giáo cũ còn gọi là Hồi giáo Chăm Bani và Hồi giáo mới được biết đến là Hồi giáo Chăm Islam. Tôn giáo Bà la môn và Hồi giáo vẫn luôn tồn tại độc lập, mỗi tôn giáo có những tín ngưỡng riêng và không hề bài xích lẫn nhau. Chỉ có điều trải qua hàng trăm năm, chúng đã hòa nhập với tín ngưỡng bản địa, tạo nên tôn giáo địa phương riêng biệt. Tôn giáo Bà la môn phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận, còn Hồi giáo lại phát triển chủ yếu ở An Giang.

  • Xem thêm: Tour Mũi Né 2 Ngày 1 Đêm 

Những tín ngưỡng của người Chăm phổ biến nhất

– Người Chăm có nhiều tín ngưỡng, họ tin vào thần linh, sức mạnh của mẹ thiên nhiên… Họ hình thành nên những lễ hội, tập tục lễ nghi để thờ cúng thần linh, cầu may mắn, bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… Những nghi lễ được diễn ra long trọng, nhiều ngày. Một trong số tín ngưỡng phổ biến nhất của người Chăm là tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ thần Siva.

 

Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm

– Tín ngưỡng thờ Mẫu đã xuất hiện và được kế thừa nhiều năm nay. Đối với người dân Chăm, nữ thần Po Inư Nưgar là biểu tượng linh thiêng nhất về Mẹ. Trong tâm thức của người Chăm, vị nữ thần này chính là người mẹ xứ sở, người sáng lập ra vương quốc Chăm, cũng là người sinh ra mọi thứ từ vũ trụ đến đất đai, cây cối, lúa gạo và bao gồm cả con người. Đối với người Chăm, nữ thần Po Inư Nưgar giúp họ tồn tại, hủy diệt những cái ác, bảo vệ cho họ cuộc sống ấm no.

– Vì vậy, trong hầu hết các nghi lễ văn hóa dân tộc Chăm, nữ thần Po Inư Nưgar luôn được người Chăm tôn thờ, cầu xin sự phước lành và bảo vệ.

 

Tín ngưỡng thờ thần Siva của người Chăm

– Theo người Chăm, thần Siva chính là vị thần huỷ diệt và sáng tạo. Vị thần này sẽ huỷ diệt những cái xấu xa để tái tạo lại những cái mới, tốt đẹp hơn, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân Chăm.

– Một điều thú vị là thần Siva được chạm khắc theo nhiều hình dáng khác nhau với những câu truyện truyền thuyết khác nhau. Có tượng thần Siva dáng đứng sáu tay, có dáng cưỡi lưng con bò đực với tư thế tấn công, có dáng lại được tạc như hộ pháp canh giữ các đền…. Ngoài ra, trong tín ngưỡng của người Chăm, thần Siva còn được biểu tượng qua phù linh (Linga) – biểu tượng cho sức mạnh và sự sinh tồn của loài người hay biểu tượng con bò đực (Nandin) – hiện thân của sức mạnh sinh tồn.

– Ngoài thần Siva, người dân Chăm còn tôn thờ cả những vị thần khác như: thần Pôpachơn (Vishnu) thần bảo tồn hay thần Pôdêpadrơn (Brahma) thần sáng tạo… Tuy nhiên, thần Siva vẫn được người dân Chăm tôn thờ hơn cả.

Những lưu ý khi tham gia lễ hội tín ngưỡng của người Chăm

 

– Bạn cần ăn mặc trang nhã, lịch sự. Không nhất thiết phải mặc trang phục của người Chăm, nhưng bạn nên mặc quần áo tay dài.

– Có thái độ nhã nhặn, không cười đùa, nói to, chỉ chỏ khi người dân Chăm đang thực hiện nghi lễ.

– Sau nghi lễ sẽ là những màn ca múa nhạc hấp dẫn của văn hóa nghệ thuật Chăm, bạn có cùng tham gia.

Tín ngưỡng của người Chăm ẩn chứa nhiều điều thú vị. Chắc chắn bạn sẽ không thấy lãng phí khi dành thời gian cho chúng. Đến du lịch Phan Thiết, tham gia những nghi lễ, lễ hội của người dân cũng là trải nghiệm hay cho chuyến du lịch của bạn càng thêm hấp dẫn.

Từ khóa » Tín Ngưỡng Thần Vua