Tín Ngưỡng Là Gì? Các Loại Tín Ngưỡng Trong Văn Hóa Tại Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý xã hội biểu hiện ở niềm tin của một cộng đồng người về thế giới vô hình và hiện tượng siêu nhiên trong cuộc sống.
Quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng gắn liền với suốt chiều dài lịch sử. Ngay sau đây, mời quý độc giả cùng cùng chuyên trang tìm hiểu kỹ hơn về nội dung trên!
Tín ngưỡng là gì? Có phổ biến không?
Tín ngưỡng là hệ thống niềm tin của con người tin vào để giải thích thế giới, mang lại sự bình an cho một cá nhân và cả cộng đồng.
Ở Việt Nam nó thường được gọi là tín ngưỡng truyền thống hay dân gian
Tín ngưỡng chỉ là một trạng thái tâm lý, lòng tin, sự ngưỡng mộ vào một lực lượng siêu nhiên thần bí có thể mang hình thức biểu tượng: Trời, Phật, thần thánh hay một sức mạnh hư ảo,... tác động đến đời sống tâm linh của con người được người ta tin là có thật và tôn thờ.
Đặc trưng của tín ngưỡng trong văn hóa tại Việt Nam
Tín ngưỡng Việt Nam giống như nhiều bộ phận khác của văn hóa Việt Nam đề mang những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp, cụ thể:
Hình ảnh bức tượng Mẫu Tam phủ
- Tôn trọng, gắn bó mật thiết với thiên nhiên: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
- Hài hòa âm dương, biểu hiện ở sự thờ cúng: Trời - Đất, Tiên - Rồng, ông đồng - bà đồng.
- Đề cao người phụ nữ: Thể hiện ở nhiều nữ thần như các Mẫu Tam phủ(Bà Trời - Đất - Nước) và Mẫu Tứ phủ(Bà Mây - Mưa - Sấm - Chớp).
- Tính tổng hợp, linh hoạt và hệ quả là tôn giáo đa thần chứ không phải độc thần như trong nhiều tôn giáo khác.
Sự khác nhau giữa 2 hình thức tín ngưỡng và tôn giáo
Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng đó là niềm tin của con người gửi vào những cái “siêu nhiên” - đối lập với cái “trần tục”, cái hiện hữu có thể sờ mó hay quan sát được.
Sự khác nhau giữa 2 hình thức tín ngưỡng và tôn giáo
Niềm tin vào “cái thiêng” thuộc về bản chất của mỗi con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với nhân loại, là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh, cũng giống như đời sống vật chất, xã hội tinh thần, tư tưởng.
Điểm khác biệt giữa 2 hình thức này, cụ thể:
- Tôn giáo có hệ thống giáo lý được truyền qua sự giảng dạy và học tập ở các tu viện, thánh đường. Có hệ thống tổ chức chặt chẽ.
- Tín ngưỡng chưa có hệ thống giáo lý, chỉ dựa vào các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết. Mang tính chất dân gian, gắn liền với sinh hoạt văn hóa hằng ngày. Ngoài ra, còn có sự hòa nhập giữa thế giới thần linh và con người, chưa thành quy ước chặt chẽ.
Các loại tín ngưỡng tại Việt Nam
Bạn đang muốn tìm hiểu thêm về các loại tín ngưỡng tại Việt Nam, đừng bỏ qua nội dung bên dưới này nhé!
Thờ Quốc Tổ Hùng Vương nhằm tưởng nhớ những người có công tạo nên non sông đất nước
Các loại tín ngưỡng | Chi tiết |
Tín ngưỡng phồn thực | - Sùng bái, ngưỡng mộ sự sinh sôi nảy nở của con người và tự nhiên. - Biểu hiện: Thờ cơ quan sinh dục nam, nữ được coi là thờ sinh thực khí(sinh là đẻ, thực là nảy nở, khí là công cụ). |
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên | - Người Việt xưa sống bằng nghề trồng lúa nước, do đó sự gắn bó với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt. - Đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận thức là lối tư duy tổng hợp và tín ngưỡng đa thần. - Một số các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên phổ biến như: + Thờ Tam, Tứ phủ. + Thờ Tứ pháp. + Thờ động, thực vật. |
Tín ngưỡng sùng bái con người | - Hồn và vía: Người Việt xưa cho rằng con người gồm phần thể xác và linh hồn. + Vía như phần trung gian giữa thể xác và hồn. Con người sẽ có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có chín vía. + Ba hồn đó gồm: Tinh, khí và thần. - Tổ tiên: Nói lên sự biết ơn của người còn sống đối với người đã khuất và niềm tin rằng, tổ tiên có khả năng tác động tới đời sống, số phận của con cháu thông qua nhiều nghi lễ thờ cúng. - Thành Hoàng làng: Biểu hiện của lịch sử, phong tục, đồng thời còn là một thứ quyền uy siêu việt, mối liên lạc vô hình khiến cho làng xóm trở thành cộng đồng có tổ chức chặt chẽ. - Vua tổ: Đây là truyền thống uống nước nhớ nguồn. Vua Hùng - vị vua tổ của người Việt, có công sáng lập nước Văn Lang và mở ra thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc. - Tứ bất tử: Gồm 4 vị thánh: Tản Viên(chiến thắng thiên tại), Thánh Gióng(chống giặc ngoại xâm), Chử Đồng Tử(cuộc sống phồn vinh về vật chất) và Liễu Hạnh(tinh thần dân tộc). |
Tín ngưỡng sùng bái thần linh | - Thổ công: Là một vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc của một nhà và được thờ trong gia đình. - Thần tài: Vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. |
Trên đây là toàn bộ thông tin về tín ngưỡng và các loại tín ngưỡng trong văn hóa tại Việt Nam. Đừng quên theo dõi chuyên trang để được cập nhật nhiều thông tin hữu ích, thú vị khác.
Theo: lytuong.net
Từ khóa » Tín Ngưỡng Sùng Bái Con Người ở Việt Nam
-
279. Tín Ngưỡng Sùng Bái Con Người Của Văn Hoá Việt
-
Tín Ngưỡng Sùng Bái Con Người Của Văn Hoá Việt - Tạp Chí Đáng Nhớ
-
10,Tín Ngưỡng Sùng Bái Con Người? (nguồn Gốc , Biểu Hiện, ý Nghĩa?)
-
[PDF] TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM
-
Top 10 Tín Ngưỡng Sùng Bái Con Người Của Người Việt Gắn Liên Với ...
-
[Top Bình Chọn] - Tín Ngưỡng Sùng Bái Con Người - Trần Gia Hưng
-
C. Tín Ngưỡng Sùng Bái Con Người - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] Những Loại Tín Ngưỡng Nhân Gian Không Phải Là đạo Phật - VNU
-
Tín Ngưỡng Là Gì? Hiểu đúng để Không Nhầm Lẫn Với Mê Tín Dị đoan
-
Tín Ngưỡng Là Gì? Phân Loại Tín Ngưỡng Việt Nam
-
Tín Ngưỡng Phồn Thực - Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội
-
Tín Ngưỡng Dân Gian Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 10 Tín Ngưỡng Sùng Bái Con Người 2022 - Hàng Hiệu