Tỉnh Bến Tre: Sông Rạch, Thủy Văn, địa Danh - Trần Thục Hiền

+ Sông rạch

pha-hamluong

Sông Cửu Long khi chảy vào nước ta, chia làm hai nhánh ở phía đông gọi là sông Tiền, nhánh ở phía tây gọi là sông Hậu. Sông Tiền, trước khi đổ ra biển lại tách ra làm bốn nhánh như hình nan quạt, ôm gọn ba dải cù lao Bến Tre. Đó là các sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Tất cả đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam và đổ ra biển hàng trăm tỷ mét khối nước mỗi năm. Trải qua hàng chục thế kỷ, dòng sông đã cần mẫn chuyên chở phù sa từ phía thượng nguồn, bồi tụ nên vùng Nam Bộ phì nhiêu, trong đó có đất Bến Tre. Bốn con sông này đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một vùng đất cù lao ba bề sông nước. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ với các vùng xung quanh.

Trên đôi bờ của các con sông là những cánh đồng đất đai màu mỡ, những vườn cây ăn trái sum suê, những xóm làng đông đúc dân cư, những bến sông, bến phà, chợ búa tấp nhập thuyền bè, tạo nên cảnh sắc của một vùng quê rộng lớn, trù phú và thơ mộng.

Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có một mạng lưới sông, rạch, kênh đào chằng chịt nối liền nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện. Trung bình đi dọc theo các sông chính, cứ cách khoảng 1 đến 2 km là có một con rạch hay kênh. Bến Tre có hàng trăm sông, rạch và kênh, trong khi đó có trên 60 con sông, rạch, kênh rộng từ 50 – 100 m. Đáng chú ý có các sông rạch, kênh quan trọng sau đây:

Sông Bến Tre: dài khoảng 30 km, chảy từ trung tâm cù lao Bảo (Tân Hào - Giồng Trôm), một nhánh nối với kênh Chẹt Sậy qua sông Ba Lai, một nhánh qua thị xã, đổ ra sông Hàm Luông. Đây là con đường thủy quan trọng của tỉnh.

Rạch Cái Mơn: dài 11 km, chảy qua vùng cây ăn trái nổi tiếng trù phú Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa (huyện Chợ Lách) đổ ra sông Hàm Luông.

Rạch Mỏ Cày: chảy qua thị trấn Mỏ Cày (thông với kênh Mỏ Cày – Thom) ra Hòa Lộc, nhập với rạch Giồng Keo, đổ ra sông Hàm Luông.

Kênh Mỏ Cày – Thom: được đào từ năm 1905, nối rạch Mỏ Cày với rạch Thom, tạo thành con đường lưu thông giữa sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, dài 15 km. Con kênh này cũng với kênh Chẹt Sậy – An Hóa bên cù lao Minh làm thành con đường thủy quan trọng nối liền Mỹ Tho (Tiền Giang), Bến Tre, Mỏ Cày và Trà Vinh.

Rạch Băng Cung: là một nhánh của sông Hàm Luông chảy từ Đại Điền, Mỹ Hưng, An Thạnh đến Giao Thạnh, đổ ra sông Hàm Luông như một cánh cung dài 23 km, một nhánh đổ ra sông Cổ Chiên.

Rạch Ba Tri: chảy từ Phú Lễ, Phú Ngãi qua thị trấn Ba Tri rồi ra sông Hàm Luông, dài 8 km vừa có giá trị giao thông, vừa có giá trị tưới tiêu cho các cánh đồng của huyện Ba Tri.

Kênh Đồng Xuân: được đào từ năm 1888 đến năm 1890, dài 11 km nối liền rạch Ba Tri với rạch Tân Xuân.

Kênh Chẹt Sậy – An Hóa: được đào năm 1878, dài 6 km nối liền sông Bến Tre với sông Ba Lai. Đến năm 1905, đoạn kênh An Hóa dài 3,5 km nối sông Ba Lai với sông Mỹ Tho được đào tiếp, tạo nên con đường thủy quan trọng từ sông Hàm Luông qua thị xã Bến Tre đến sông Mỹ Tho và đi các tỉnh bạn.

Từ sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, chính quyền cách mạng tỉnh Bến Tre đã chủ trương trục vớt các tàu giặc bị đánh chìm và các chướng ngại vật khác trên các sông trong thời chiến tranh, khơi thông dòng chảy, tạo sự an toàn thuận lợi cho tàu thuyền đi lại, đồng thời tu sửa, nạo vét các kênh cũ, vừa để phục vụ giao thông, vừa phục vụ thủy lợi. Một số kênh mới được đào thêm sau ngày giải phóng, có trạm bơm điện đặt ở đầu mối để phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp như:

  1. Kênh chính A và B (Giồng Trôm – Ba Tri)
  2. Kênh Hữu Định – Chẹt Sậy (Châu Thành)
  3. Kênh An Hóa - Thới Lai (Bình Đại)
  4. Kênh Hưng Khánh Trung – Vĩnh Thành (Chợ Lách)
  5. Kênh An Định – Tân Trung (Mỏ Cày)

+ Thủy văn:

chedo-thuyvan

Nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với biển Đông, nơi mà 4 trong 9 "con rồng" nhả nước ra biển. Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên 82 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Ba Lai 59 km, sông Mỹ Tho 83 km. Mật độ sông ngòi dày đặt này đã khiến cho giao thông thủy thuận lợi, nguồn thủy sản phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng.

Lịch sử các dòng chảy

Theo những kết quả nghiên cứu, trong khoảng 100 ngàn năm qua có 2 lần nước biển tràn ngập vùng châu thổ này. Lần thứ nhất cách đây 100 ngàn năm, lần thứ 2 cách đây 6 ngàn năm. Giữa hai thời kỳ này, toàn bộ châu thổ là lục địa (trừ Đồng Tháp Mười).

Khi nước biển tràn ngập lần thứ hai, dòng Mekong đổ nước ra biển ở một cửa sông nằm giáp ranh với Bảy Núi thuộc khu vực Châu Đốc. Cửa sông này có nhiều phù sa lắng đọng và nhiều bãi lầy. Lúc đó các đồi ở Long Xuyên còn là các hải đảo. Vì cửa biển Châu Đốc quá rộng, do tác động của biến tiến, biển lùi, dòng Mekong phải trải qua 4 ngàn năm mới cải tiến các đảo thành bán đảo, và lúc này dòng sông chẻ làm hai thành sông Tiền và sông Hậu. Vùng Cai Lậy, Bến Tre, đại bộ phận được hình thành cách đây 1000 năm. Càng về phía biển, đất càng trẻ. Sau đó, dòng sông Tiền lại chẻ thành sông Vĩnh Long, và sông Mỹ Tho, rồi sông Mỹ Tho lại chẻ thêm một nhánh nữa là sông Hàm Luông, phát triển cho đến nay thành các sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, với các cửa: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu.

+ Địa danh

Ở phần “Địa danh trong tỉnh” chỉ chọn giải thích một số địa danh tiêu biểu có liên quan đến lịch sử, con người, sự kiện, hay mang một giá trị thẩm mỹ nhất định.

Vì khuôn khổ có hạn, những địa danh còn có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau, thì chỉ chọn ý kiến thích hợp, có sức thuyết phục nhất, không nêu tất cả các ý kiến.

Tên địa danh
Đôn Nhơn
Đồ Chiểu
Đại Điền
An Bảo
An Hóa
An Thới
Bà Thủ
Ba Châu
Ba Lai
Ba Tri
Ba Tri Cá Trại
Bàu Dơi
Ba Vát
Bình Đại
Bãi Ngao
Băng Cung
Bang Tra
Bến Rớ
Bến Tre
Bần Mít
Bảo An
Bảo Hựu
Bảo Thạnh
Cái Cối
Cái Mơn
Cồn Ốc
Cồn Đất
Cồn Bà Tư
Cồn Lợi
Cồn Phụng
Cồn Qui
Cồn Tàu
Cồn Tiên
Cồn Trẹt
Cù lao Bảo
Cù lao Lá
Cù lao Minh
Cầu Bà Mụ
Cầu Cá Lóc
Cầu Hòa
Chợ Lách
Chợ Thủ
Chợ Thom
Châu Thành
Chẹt Sậy
Duy Minh
Gò Trụi
Giồng Ông Tố
Giồng Đầu Trâu
Giồng Gạch
Nhắn tin cho tác giả Trần Thục Hiền @ 11:24 19/09/2010 Số lượt xem: 4635 Số lượt thích: 0 người

Từ khóa » Các Con Sông ở Bến Tre