TINH BỘT GẠO - Dược Điển Việt Nam

Tinh bột gạo là bột được lấy từ quả (quen gọi là hạt thóc) đã bỏ vỏ của cây lúa (Oryza sativa L.), họ Lúa (Poaceae).

Tính chất

Bột mịn có màu trắng hoặc gần như trắng, khi miết giữa hai ngón tay có tiếng cọt kẹt.

Thực tế không tan trong nước lạnh và trong ethanol 96 %.

Xem thêm: TINH BỘT BIẾN TÍNH NATRI GLYCOLAT TYP C (Carboxymethylamylum natricum C) – Dược Điển Việt Nam 5

Định tính

A. Quan sát bằng kính hiển vi: Sử dụng một hỗn hợp glycerol – nước (1 : ]) để chuẩn bị tiêu bản. Hạt tinh bột đơn hình đa diện, kích thước từ 1 μm đến 10 μm, phần lớn trong khoảng 4 μm đến 6 μm; thường tụ lại thành đám hình trứng, đường kính từ 50 μm đến 100 μm; rốn hạt ở tâm hơi rõ, không có các vân đồng tâm. Dưới kính hiển vi phân cực thấy hình chữ thập màu đen ở rốn hạt.

B. Lấy 1 g chế phẩm cho vào cốc thủy tinh, thêm 50 ml nước, trộn đều, đun sôi 1 min, để nguội. Gel lỏng hơi đục được tạo thành (hồ tinh bột).

C. Thêm 0,05 ml dung dịch iodid (TT) vào 1 ml gel lỏng thu được ở mục Định tính B, xuất hiện màu đỏ cam đến xanh dương, mất màu khi đun nóng.

pH

Từ 5,0 đến 8,0 (Phụ lục 6-2).

Lắc 5,0 g chế phẩm với 25,0 ml nước không có carbon dioxyd (TT) trong 60 s. Để yên 15 min.

Tạp chất

Kiểm tra dưới kính hiển vi, dùng hỗn hợp glycerol – nước (1 : 1) để làm tiêu bản. Hầu như không có (rất ít) các tạp chất khác so với các hạt tinh bột. Có thể chứa rất ít mảnh mô nội nhũ của hạt thóc. Không được có các hạt tinh bột của các loại cây khác.

Sắt

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Lắc 1,5 g chế phẩm với 15 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M(TT), lọc. Dùng dịch lọc để xác định.

Chất oxy hóa

Không được quá 20 phần triệu, tính theo H2O2 (Phụ lục 7.10).

Xem thêm: TINH BỘT BIẾN TÍNH NATRI GLYCOLAT TYP A (Carboxymethylamylum natricum A) – Dược Điển Việt Nam 5

Sulfur dioxyd

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 7.9, phương pháp 2).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 130 °C, 90 min).

Tro sulfat

Không được quá 0,6 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Giới hạn nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6)

Tổng số vi sinh vật hiếu khí không được quá 103 CFU/g. Tổng số nấm không được quá 102 CFU/g. Không được có Salmonella và Escherichia coli.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Tá dược.

Từ khóa » đặc điểm Của Tinh Bột Gạo