Tính Chất Hóa Học Chung Hợp Chất Của Sắt 2 Và Tính Chất Hóa Học ...
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này giúp các em biết tính chất vật lý và tính chất hóa học của một số hợp chất của sắt II, sắt III. Biết ứng dụng và phương pháp điều chế một số hợp chất của sắt.
I. Hợp chất của sắt(II): Sắt (II) oxit; Sắt (II) hidroxit; Muối sắt (II).
Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(II) là tính khử Fe2+ thành Fe3+.
Fe2+ → Fe3+ + 1e
1. Sắt (II) oxit: FeO
- Sắt(II) oxit FeO là chất rắn màu đen, không có trong tự nhiên; không tan trong nước
- Sắt (II) oxit FeO tác dụng với axit (dung dịch HCl) sinh ra muối sắt (II):
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
- Sắt (II) oxit FeO tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh (dung dịch HNO3) được muối sắt(III):
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
- Điều chế Sắt(II) oxit bằng cách dùng H2 hay CO khử sắt(III) oxit ở 500°C.
Fe2O3 + CO 2FeO + CO2
2. Sắt(II) hiđroxit Fe(OH)2
- Sắt (II) hidroxit Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước.
- Trong không khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ.
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
- Do đó, để điều chế Fe(OH)2 tinh khiết phải điều chế trong điều kiện không có không khí.
- Sắt (II) hidroxit Fe(OH)2 Có tính bazơ (tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng) tạo nên muối sắt (II).
3. Muối sắt (II)
- Đa số tan trong nước, khi kết tinh ở dạng ngậm nước: FeSO4.7H2O; FeCl2.4H2O
- Dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III)
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
> Chú ý: dung dịch muối sắt (II) điều chế được cần dùng ngay, vì trong không khí muối sắt (II) sẽ chuyển dần thành muối sắt (III).
- Điều chế: cho Fe (hoặc FeO, Fe(OH)2) tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Ứng dụng: muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ, pha chế sơn, mực nhuộm vải.
II. Hợp chất sắt(III): Sắt (III) oxit; Sắt (III) hidroxit; Muối sắt (III).
Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt(III) là tính oxi hóa, một số hợp chất có tính khử
Fe3+ + 1e → Fe2+ hoặc Fe3+ +3e → Fe
1. Sắt(III) oxit Fe2O3
- Sắt (III) oxit Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.
- Sắt (III) oxit Fe2O3 là oxit bazơ nên dễ tan trong các dung dịch axit mạnh.
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
- Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO hoặc H khử thành Fe.
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
- Điều chế sắt (III) oxit: Fe2O3 có thể điều chế bằng phản ứng phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
- Sắt (III) oxit có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit dùng để luyện gang.
2. Sắt(III) hiđroxit Fe(OH)3
- Sắt (III) hidroxit Fe(OH)3 là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit tạo thành dung dịch muối sắt(III).
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
- Điều chế Sắt(III) hiđroxit bằng cách cho dung dịch kiềm tác dụng với dung dịch muối sắt(III).
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Từ khóa » Tính Chất Hoá Học Chung Của Sắt 2
-
Tính Chất Hóa Học Chung Của Hợp Chất Sắt (II) Là
-
Tính Chất Hoá Học Của Sắt 2, Sắt 3 Oxit Sắt Từ Và Hợp ... - HayHocHoi
-
Tính Chất Hóa Học đặc Trưng Của Hợp Chất SắtII Là Tính - Tự Học 365
-
Hợp Chất Sắt (II) - Học Hóa Online
-
I. Hợp Chất Sắt(II) - Củng Cố Kiến Thức
-
Tính Chất Hóa Học Của Sắt (Fe) | Tính Chất Vật Lí, Nhận Biết, điều Chế ...
-
HỢP CHẤT SẮT(II) - Thiết Kế Và Sử Dụng Hệ Thống Các Thí ... - 123doc
-
Bài 1 Trang 202 SGK Hóa 12 Nâng Cao, Tính Chất Hóa Học Chung Của ...
-
Lý Thuyết Về Hợp Chất Của Sắt | SGK Hóa Lớp 12
-
Giải Bài Tập Hóa Học 12 - Bài 41: Một Số Hợp Chất Của Sắt (Nâng Cao)
-
Tính Chất Hố Học Chung Của Hợp Chất Sắt II: - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đề Xuất 7/2022 # Tính Chất Hoá Học Của Sắt 2, Sắt 3 Oxit Sắt Từ ...
-
Tính Chất Hóa Học Của Hợp Chất Sắt 2 | Tấm-cá