TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG HỢP CHẤT CỦA ...

I. Crom (VI) oxit (trioxit crom)

1. Tính chất vật lí

- Là chất rắn màu đỏ thẫm.

2. Tính chất hóa học

- Là oxit axit:

CrO3 + H2O → H2CrO4 : axit crômic

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7 : axit đicrômic

* Lưu ý:Những axit này không tách ra được ở dạng tự do mà chỉ tồn tại trong dung dịch. Nếu tách ra khỏi dung dịch, chúng sẽ bị phân hủy trở lại thành CrO3. Axit mạnh, kém bền.

- Là chất oxi hóa mạnh: nhiều chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 + 3H2O

- Là chất kém bền

4 CrO3 → 2 Cr2O3 + 3 O2

3. Điều chế

- Cho axit H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch bão hòa Kali đicromat hoặc Kali cromat.

K2Cr2O7 + 2H2SO4 2KHSO4 + 2CrO3 + H2O 4. Ứng dụng - Trioxit crom được sử dụng trong mạ crôm. Nó là thường được sử dụng với các chất phụ gia có ảnh hưởng đến quy trình mạ nhưng không phản ứng với các triôxit. - Các triôxit phản ứng với cadimi, kẽm và kim loại khác để thụ động hóa crôm giúp chống lại sự ăn mòn. - Trioxit crom cũng được sử dụng trong sản xuất hồng ngọc tổng hợp. - Crôm axit là giải pháp cũng được sử dụng trong việc áp dụng phủ sơn anôt lên nhôm, được ứng dụng trong hàng không vũ trụ. Crôm (VI) oxit hoặc axit photphoric cũnng là giải pháp ưu tiên cho việc phủ sơn anôt các loại.

II. Muối cromat và dicromat

1. Tính chất vật lí

- Muối cromat CrO42- có màu vàng, muối Cr2O72- có màu da cam đều bền.

* Nhận xét:

- Là những hợp chất bền

- Muối crômat: Na2CrO4,...là những hợp chất có màu vàng của ion CrO42-.

- Muối đicrômat: K2Cr2O7... là muối có màu da cam của ion Cr2O72-.

2. Tính chất hóa học

- Trong dung dịch có cân bằng:

2CrO42-+ 2H+\rightleftharpoonsCr2O72- + H2O

- Khi thêm H+ vào muối cromat thì sẽ chuyển từ màu vàng sang màu da cam. K2CrO4 + H2SO4 K2CrO7 + K2SO4 + H2O

- Khi thêm OH- vào muối đicromat thì sẽ chuyển từ da cam sang vàng. K2CrO7 + KOH K2CrO4 + H2O

- Tính chất của muối crômat và đicromat là tính oxi hoá mạnh, đặc biệt trong môi trường axit.

+ Thí nghiệm: Cho FeSO4 và axit sunfuric vào dung dịch kali dicromat.

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

+ Các phản ứng hóa học khác

K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 4K2SO4 + 3I2 + 7H2O

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

ĐÀO TẠO NTIC

Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857

Email: daotaontic@gmail.com

Từ khóa » điều Chế Cromat