Tính Dị Bản Trong Truyện Dân Gian - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thể loại khác >>
- Tài liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.37 KB, 9 trang )
Đặc tính mở của văn bản tác phẩm văn học Dân gianVăn học dân gian trong quá trình lưu hành, không tồn tạidưới hình thức văn bản. Tuy nhiên, các nhà sưu tầm đã làmcho văn học dân gian tồn tại từ trạng thái động sang trạngthái tĩnh. Dưới hình thức văn bản sưu tầm, văn học dângian được cố định bởi chữ viết (có thể là chữ Hán, chữNôm hoặc chữ Quốc ngữ). Mặc dù được cố định hóa, vănhọc dân gian vẫn còn mang đặc tính riêng khác hẳn với cácsáng tác văn học viết. Đó là tính mở của tác phẩm khi tồntại dưới hình thức văn bản.Điều mà các nhà nghiên cứu, sưu tầm đã thấy được từ lâu,nhưng chưa khẳng định đặc tính mở của tác phẩm văn họcdân gian khi tồn tại dưới hình thức văn bản, đó là việc tìmra các dị bản của cùng một tác phẩm. Mỗi tác phẩm vănhọc dân gian tồn tại thông qua các dị bản. Có thể nêu ramột định nghĩa về dị bản như sau: Các dị bản của cùng mộttác phẩm văn học dân gian là những văn bản sưu tầm đượctừ trong đời sống, giống nhau về chủ đề và các nội dungchính. Như vậy các văn bản sưu tầm không có các nội dungchính và không có cùng chủ đề với nhóm văn bản trên, sẽthuộc về một tác phẩm khác, mặc dù nó vẫn còn nhiều chỗgiống với nhóm văn bản trên. Ví dụ, ca dao người Việt cócác bài giống nhau:1- Cô kia cắt cỏ bên sôngCó muốn ăn nhãn thì lồng sang đâySang đây anh nắm cổ tayAnh hỏi câu này: cô lấy anh chăng ?2- Cô kia cắt cỏ bên sôngMuốn ăn sung chín thì lồng sang đâySang đây anh bấm cổ tayAnh hỏi câu này: có lấy anh chăng ?3- Cô kia cắt cỏ một mìnhCho anh cắt với chung tình làm đôiCô còn cắt nữa hay thôi ?Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.Trong ba bài ca dao trên, chúng ta thấy ngay bài thứ nhất vàthứ hai có cùng chủ đề (chàng trai tỏ tình một cách vuinhộn) và các nội dung chính (mời gọi cô gái sang, hỏi mộtcách sấn sổ). Hai bài này chỉ khác nhau một vài từ (nhãnsung chín, nắm- bấm, cô- có). Chắc chắn đây là các dị bảncủa cùng một bài ca dao, có thể lấy tiêu đề là bài “Cô kiacắt cỏ bên sông”.Bài ca dao thứ ba giống hai bài trên ở hình ảnh cô gái cắtcỏ, chàng trai chủ động tỏ tình nhưng chủ đề đã khác,không còn là sự tỏ tình vui nhộn nữa mà là tỏ tình một cáchnghiêm trang. Nội dung chính của bài thứ ba cũng khác vớihai bài trên, không có sự mời gọi, không có hành vi sấn sổ.Bài ca này là một tác phẩm khác, không phải là dị bản củabài “Cô kia cắt cỏ bên sông”. Nó có thể được đặt tên là bài“Cô kia cắt cỏ một mình”.Hiện tượng dị bản khá phổ biến trong văn học dân gian vàhiển nhiên nó là biểu hiện của tính mở. Tuy vậy, dị bảnkhông phải là sự biểu hiện đầy đủ tính mở của tác phẩmvăn học dân gian sau khi được ghi lại dưới hình thức vănbản. Về phương diện lý luận, có thể khái quát các hình thứcbiểu hiện của tính mở như sau:1. Thay đổi từ hoặc cụm từ giữa các dị bảnTrường hợp các bài ca dao thứ nhất và thứ hai là sự thayđổi từ hoặc cụm từ. Sựthay đổi này không đóng vai trò quan trọng trong việc hìnhthành chủ đề tác phẩm. Nó không mang tính quy luật màchỉ là sự ngẫu hứng. Tuy nhiên, sự thay đổi đó cũng tạo nênnhững giá trị thẩm mỹ nhất định. Đọc bài ca số 1 trong vídụ nêu trên, chúng ta thấy câu “Có muốn ăn nhãn thì lồngsang đây” rõ ràng có hiện tượng chơi chữ. Từ “nhãn lồng”(một loại nhãn ngon nổi tiếng ở Hưng Yên) được tách làmhai bởi chữ “thì”. Còn ở bài ca dao số 2, “sung chín” đãthay thế “nhãn lồng”. Tín hiệu thẩm mỹ này lại tạo ra một ýnghĩa khác: “sung” là trái sung nhưng cũng tượng trưngcho sự sung túc, sung sướng về vật chất. Cả hai trường hợpđều mang ý nghĩa mời gọi nhưng lại khác nhau về nội dungcụ thể.Sự ngẫu hứng này đã được các nhà sưu tầm hết sức trântrọng bới vì những tín hiệu thẩm mỹ, sau khi được tập hợplại, sẽ cho những kết luận khoa học có giá trị về sự biến đổicủa một tác phẩm văn học dân gian trong quá trình lưutruyền.2. Thêm từ hoặc cụm từ vào các dị bảnHình thức này mang tính lôgic nội tại nhiều hơn là sự ngẫuhứng ở trên. Nó làkết quả của yêu cầu từ phía nội dung thể hiện. Ở đây, chúngtôi chú ý đến hiện tượng lục bát biến thể trong ca dao:1. Yêu nhau tam tứ núi cũng trèoNgũ lục sông cũng lội, thập cửu đèo cũng qua.2. Yêu nhau tam tứ núi cũng trèoNgũ lục sông cũng lội, thất bát thập cửu đèocũng qua.3. Đèo nào cao cho bằng đèo Cây CốcDốc nào cao cho bằng dốc Xuân ĐàiAnh thương em thương huỷ thương hoàiDù em có chốc, có sài, anh vẫn thương4. Đèo nào cao……Thương huỷ thươnghoàiDù em có ghẻ, có lở, có chốc, có sài, anh vẫnthương.Qua bốn ví dụ nêu trên, chúng ta thấy dường như hình thứccủa bài ca dao 1 và 3 không chứa được hết nội dung cầnchuyển tải. Tình cảm trong lòng chàng trai, cô gái dâng tràođến mức không thể chịu nổi cái khung thông thường củamột dòng thơ lục bát hay song thất lục bát. Nó cần phảiđược nhấn mạnh hơn nữa, và việc bổ sung từ hoặc cụm từvào văn bản đã diễn ra như là một sự tất yếu. Đó chính làquy luật tương tác giữa nội dung và hình thức thể hiệntrong tác phảm nghệ thuật ngôn từ.Trong thơ ca dân gian, mặc dù tính cố định của ngôn ngữtương đối rõ song hình thức biểu hiện 1 và 2 của tính mở đãxuất hiện không ít. Trên đây chỉ là một vài ví dụ. Còn trongcác thể loại truyện kể dân gian, sự thay đổi từ ngữ, thêmbớt từ ngữ ở các dị bản của cùng một tác phẩm là hết sứcphổ biến. Tuy vậy, đối với các dị bản của truyện kể dângian, không phải bất cứ sự thay đổi hoặc bổ sung từ ngữnào cũng trở thành những tín hiệu thẩm mỹ có giá trị. Chỉcó sự thay đổi, bổ sung từ ngữ liên quan đến hành động củanhân vật mới đáng được chú ý vì trong truyện kể dân gian,hệ thống hành động của nhân vật liên quan trực tiếp tớiviệc thể hiện chủ đề tác phẩm.3. Mở rộng nội dung và hình thức tác phẩmKết quả sưu tầm, ghi chép các dị bản cho chúng ta thấy mộthình thức tồn tại tự do hơn của tác phẩm văn học dân gian:nó được mở rộng về nội dung và hình thức.Chúng ta hãy khảo sát bài ca dao sau:Đồng Đăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị, có chùa Tam ThanhAi lên xứ Lạng cùng anhBõ công (tiếc công?) bác mẹ sinh thành ra emTay cầm bầu rượu, nắm nemMảng vui quên hết lời em dặn dòBài ca dao này đã trọn vẹn về ý nghĩa, song vẫn có dị bảnđược ghi tiếp:Gánh vàng đi đổ sông NgôĐêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương.Một dị bản khác lại tiếp:Vào chùa thắp một tuần hươngMiệng khấn tay vái bốn phương chùa này.Và lại tiếp nữa:Chùa này có một ông thầyCó hòn đá tảng có cây ngô đồngCây ngô đồng không trồng mà mọcRễ ngô đồng rễ dọc rễ ngang.Tiếp nữa:Quả dưa gang trong vàng ngoài trắngQuả mướp đắng trong trắng ngoài xanh.Dường như bài ca dao “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa” vẫncòn bỏ lửng, không có điểm dừng, không có câu kết.Dường như nhân vật trữ tình đi lang thang trong một tâmtrạng bất định. Một vài nhà nghiên cứu đã đi tìm tính thốngnhất trong chủ đề của bài ca dao này nhưng không thànhcông. Chúng tôi cho rằng, đây là một bài hát ru. Mục đíchcủa hát ru là để cho trẻ em ngủ, vì vậy, nó cần được kéo dàiđể thực hiện chức năng này khi đứa trẻ chưa ngủ yên. Bàica dao đã được mở rộng không phải tại một thời điểm màtrong các thời điểm khác nhau, thậm chí có thể ở những địaphương khác nhau.Trường hợp thứ hai là một truyền thuyết nổi tiếng có tiêuđề “Rùa vàng” hoặc “An Dương Vương”. Câu chuyện cóhai phần khác nhau, gần như có thể tách rời nhau để tồn tạiđộc lập. Phần thứ nhất kể về việc An Dương Vương xâyLoa Thành, phần thứ hai kể về mối tình Mỵ Châu, TrọngThuỷ. Chúng tôi cho rằng, phần thứ hai là sự mở rộng saunày, không được sáng tác vào cùng một thời điểm với phầnthứ nhất.Trong truyện dân gian, việc mở rộng nội dung không chỉ làbổ sung những đoạn, những phần mới. Nó còn là sự mởrộng thêm những tầng (những lớp ý nghĩa). Vì vậy, khiphân tích, ta thấy trong cùng một truyện, có tầng nghĩa rấtcổ và tầng nghĩa rất mới. Ví dụ, trong truyện “Sự tích đáVọng Phu”, tầng nghĩa cổ nhất là sự chuyển biến từ tìnhtrạng hôn nhân nội tộc sang hôn nhân ngoại tộc. Anh emlấy nhau là nội tộc hôn, điều đó không được xã hội hônnhân ngoại tộc chấp nhận. Tấn bi kịch gia đình đã xảy ra.Sự tan vỡ của gia đình nội tộc hôn là một tất yếu lịch sử.Tuy vậy, “Sự tích đá Vọng Phu” lại là câu chuyện đề caolòng chung thuỷ, nghĩa vợ chồng. Đây là tầng nghĩa thứhai, mới hơn tầng nghĩa thứ nhất. “Sự tích đá Vọng Phu”còn là bài ca phản đối chiến tranh phi nghĩa thời phongkiến. Người chồng đã đầu quân, để lại người vợ ở nhà vớinỗi buồn hóa đá. Tầng nghĩa này chắc chắn chỉ được bổsung vào trong thời kỳ phong kiến, khi có những cuộc nộichiến xảy ra.4. Các cách hiểu khác nhau về cùng một tác phẩm haymột chi tiết trong tác phẩmTính mở của tác phẩm văn học dân gian không chỉ đượchiện hữu trong câu, từ, nội dung phản ánh mà còn từ phíangười tiếp nhận. Tác phẩm văn học dân gian, hơn ở đâuhết, được người đọc, người nghe tiếp nhận đa chiều, có thểtheo hướng đúng, sai, tốt, xấu, thậm chí có sự cố tình xuyêntạc. Ví dụ:Lì xì như chì đổ lỗCâu tục ngữ trên có thể hiểu như sau:Người ít nói, nhìn mặt thấy khó cảm tình.Chì đang sôi, đổ vào khuôn thường có tiếng kêu lì xì.Chỉ người đang bực dọc, nói lẩm bẩm một điều gìkhông ai nghe rõ.Có lẽ tục ngữ là thể loại được tiếp nhận đa chiều nhiềunhất. Tuy nhiên, tác phẩm thuộc các thể loại khác cũngkhông phải không có những cách hiểu khác nhau.Chi tiết Tấm dội nước sôi giết Cám, lấy xác làm mắm gửicho gì ghẻ ăn là một ví dụ tiêu biểu. Những cách hiểu và sựphản ứng ngược chiều nhau của người đọc đã diễn ra từlâu, nhưng thường xuyên hơn là trong thời đại của chúngta, tuy vậy, truyện cổ tích Tấm Cám vẫn tồn tại sừng sữngnhiều trăm năm nay. Dân gian không chịu lược bỏ chi tiếtnày, chỉ có các nhà khoa học là vi phạm nguyên tắc khi cắtbỏ nó trong một vài ấn phẩm như cắt rời một phần máu thịttừ một cơ thể sống.Đa số tác phẩm văn học dân gian thuộc các thời đại đã qua,càng cổ xưa thì nhiều chi tiết, hình ảnh, hình tượng càng trởnên khó hiểu. Người đời phải dùng sự hiểu biết chủ quan đểphân tích, lý giải các “trầm tích văn hóa”. Vì thế, sự khácnhau trong cách hiểu đối với những trường hợp này làkhông thể tránh khỏi.Trên đây là bốn biểu hiện của tính mở của văn bản tácphẩm văn học dân gian. Như vậy, tính mở là một phạm trùmỹ học, phản ánh quá trình tồn tại của tác phẩm văn họcdân gian trong đời sống thực tế. Nó là hệ quả từ sáng táctập thể và phương thức truyền miệng của văn học dân gian.
Tài liệu liên quan
- Chơi chữ trong truyện dân gian xứ nghệ
- 83
- 1
- 2
- Thánh tông di thảo nhìn từ truyền thống truyện dân gian việt nam và từ đặc điểm truyện truyền kỳ
- 104
- 853
- 1
- Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy thu vệ tinh bằng tần c dùng trong truyền dẫn thông tin vệ tinh VINASAT
- 13
- 792
- 0
- VỀ NHÓM TRUYỆN “VẬT LINH, ĐIỀM LẠ” TRONG TRUYỆN DÂN GIAN VỀ CHÚA NGUYỄN Ở VÙNG NAM BỘ docx
- 8
- 385
- 0
- Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới
- 232
- 1
- 5
- Báo cáo nghiên cứu khoa học: " "Thánh Tông di thảo" nhìn từ truyền thống truyện dân gian Việt Nam và từ đặc điểm truyện truyền kỳ" ppt
- 7
- 926
- 11
- Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ_3 pptx
- 4
- 864
- 3
- Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ_2 pot
- 6
- 987
- 4
- Tương đồng mô hình cốt truyện dân gian và những sáng tạo trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ_1 docx
- 5
- 707
- 1
- Báo cáo nghiên cứu khoa học " " Liêu trai chí dị " với sáng tác dân gian và văn học truyền thống " ppsx
- 9
- 561
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(42.5 KB - 9 trang) - Tính dị bản trong truyện dân gian Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Hiện Tượng Dị Bản Là Gì
-
Tính Dị Bản Của Văn Học Dân Gian
-
[ĐÚNG NHẤT] Dị Bản Là Gì? - TopLoigiai
-
Dị Bản Là Gì
-
Tính Dị Bản - điều Thú Vị Trong Tục Ngữ, Ca Dao - Báo Cà Mau
-
" Dị Bản Là Gì ? Tính Dị Bản Trong Truyện Dân Gian - Hỏi Gì 247
-
Vì Sao Văn Học Dân Gian Có Hiện Tượng Dị Bản? Cho Ví Dụ ...
-
Tính Dị Bản Trong Lý Con Sáo Nam Bộ - Khoa Văn Học
-
Dị Bản Là Gì
-
Tính Dị Bản Là Gì - Blog Của Thư
-
Tính Dị Bản Của Văn Học Dân Gian
-
Dị Bản Là Gì
-
[PDF] PHẦN THỨ NHẤT: NHẬP MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM - Zing
-
Tính Dị Bản Là Gì Ví Dụ
-
Văn Học Dân Gian – Wikipedia Tiếng Việt