Tính Mới Của Sáng Chế Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

Sáng chế không còn là một khái niệm xa lạ đối với mỗi người. Ta có thể hiểu đơn giản như sau, sáng chế là việc các sản phẩm được sáng tạo ra bởi con người thông qua việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên. Qua đó, ta nhận thấy, sáng chế là tài sản trí tuệ của con người và có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.

Bước sang thế kỷ XXI, hoạt động đổi mới khoa học và công nghệ và ứng dụng khai thác sáng chế tiếp tục phát triển, đóng góp vai trò ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Nhắc đến sáng chế không thể không nhắc đến tính mới của nó. Đây là một trong những yếu tố cơ bản nhất để một sáng chế đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ sáng chế. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về tính mới của sáng chế theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Tổng quan về sáng chế:

Theo khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định nội dung cụ thể như sau:

“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Như vậy, ta có thể hiểu sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Sáng chế phải thuộc một hoặc một số lĩnh vực kỹ thuật nhất định, tuy nhiên người tạo ra sáng chế không đòi hỏi phải được đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng với sáng chế của mình. Do vậy, cho dù các chủ thể không phải là một kỹ sư chuyên ngành thì vẫn có thể tạo ra một sáng chế nào đó nhằm phục vụ điều mà các chủ thể đó mong muốn.

Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

2. Hình thức bảo hộ sáng chế:

– Sáng chế chính là thành quả lao động sáng tạo trí tuệ của con người, thế nên Nhà nước ta đã có những quy định cụ thể để bảo hộ sáng chế dưới hình thức thừa nhận và bảo vệ quyền của chủ thể trực tiếp tạo ra sáng chế hoặc chủ thể đầu tư phương tiện vật chất, kỹ thuật để tạo ra sáng chế.

– Sáng chế đã được Nhà nước ta bảo hộ dưới hai hình thức thứ nhất là cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc thứ hai là cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, cụ thể như sau:

+ Sáng chế sẽ được bảo hộ dưới hình thức Cấp bằng độc quyền sáng chế nếu sáng chế có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

+ Sáng chế sẽ được bảo hộ dưới hình thức Cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu sáng chế có có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp và không phải là hiểu biết thông thường.

3. Điều kiện bảo hộ sáng chế:

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, phải có tính mới.

– Thứ hai, phải có trình độ sáng tạo.

– Thứ ba, có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Thứ nhất, phải có tính mới.

– Thứ hai, phải có khả năng áp dụng công nghiệp.

Các điều kiện bảo hộ đối với sáng chế được quy định cụ thể như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 60, 61, 62 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp như sau

– Tính mới được hiểu là chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Ngoài ra, sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

– Tính sáng tạo:

Nếu sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Việc đánh giá trình độ sáng tạo được thể hiện thông qua các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.

– Khả năng áp dụng công nghiệp:

Các sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

4. Tính mới của sáng chế theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam:

Theo Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định nội dung sau đây:

“1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.”

Như vậy, sáng chế được xem là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

Sáng chế không bị coi là mất tính mới trong các trường hợp cụ thể sau đây:

– Sáng chế được người có quyền đăng ký theo quy định của pháp luật.

– Người có được thông tin về sáng chế trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký nộp tại Việt Nam trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bộc lộ.

Ngoài ra, sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

– Thứ nhất, sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật sở hữu trí tuệ.

– Thứ hai, sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật sở hữu trí tuệ công bố dưới dạng báo cáo khoa học.

­- Thứ ba, sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật sở hữu trí tuệ trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Tính mới của sáng chế phải mang tính chất tuyệt đối, có thể hiểu là sáng chế đó phải mới so với toàn thế giới chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam.

Tiêu chí chưa bị bộc lộ công khai:

– Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai trong trường hợp nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

– Thời điểm để xác định một sáng chế bị bộc lộ công khai là ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

– Để xác định một sáng chế có đáp ứng được tính mới hay không thì cần phải có sự so sánh, đối chiếu với các đối chứng cụ thể. Các đối chứng này không chỉ giới hạn trong phạm vi những đăng kí sáng chế, văn bằng bảo hộ trong nước và nước ngoài mà còn phải tra cứu ở cả những công trình khoa học, tài liệu nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau của các quốc gia trên thế giới.

– Hình thức bộc lộ công khai có thể là sáng chế sáng chế đã được sử dụng, mô tả bằng ấn phẩm tư liệu, mô tả bằng thuyết trình, giảng dạy, đăng tải trên mạng hay lưu thông trên thị trường,…hoặc bằng bất kỳ cách bộc lộ nào khác miễn để cho người khác biết đến sáng chế của mình.

Tiêu chí không trùng lặp với bất kì một giải pháp kĩ thuật nào trước đó:

Ngoài việc chưa bị bộc lộ công khai thì sáng chế để bảo đảm tính mới thì cần phải đảm bảo sự không trùng lặp hoặc có ít nhất một dấu hiệu kỹ thuật cơ bản khác biệt so với các giải pháp kỹ thuật đã được cấp bằng bảo hộ hoặc đã nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ trước đó.

Pháp luật Việt Nam cũng đã ban hành các quy định về trường hợp ngoại lệ trong việc xác định tính mới của sáng chế.

Theo đó, sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

Thứ nhất, sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký.

Thứ hai, sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học.

Thứ ba, sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Trên đây là ba trường hợp cụ thể mà sự biết đến và bộc lộ của sáng chế đến từ những người có điều kiện nhất định và giới hạn số lượng biết đến sáng chế ví dụ như người kiểm định hay cộng sự cùng tạo ra sáng chế đó hoặc số lượng người tới xem triển lãm sáng chế. Trong trường hợp này, những người cộng sự cùng làm ra sáng chế phải có một thỏa thuận về việc giữ bí mật tính mới của sáng chế, nhưng khi một người trong số đó phá vỡ quy tắc, bộc lộ sáng chế ra với bên ngoài thì sáng chế này cũng bị coi là không còn tính mới.

Để một sáng chế được bảo hộ, việc xem xét về tính mới là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định và cũng là một quá trình tương đối phức tạp. Chính vì vậy, trước khi quyết định đăng ký cho một sáng chế nào đó, chủ sở hữu sáng chế cần phải kiểm tra tính mới của sáng chế mà mình sở hữu, để chắc chắn rằng sáng chế đó vẫn chưa bị bộc lộ công khai và khác biệt đáng kể với những sáng chế được bảo hộ trước đó.

Từ khóa » Ví Dụ Về Tính Mới Của Sáng Chế