Tinh Xảo Trống đồng đền Hùng | VOV2.VN
Có thể bạn quan tâm
Trống đồng Đền Hùng hay còn gọi là trống đồng Hy Cương đã được các nhà khoa học xếp vào loại đứng đầu hàng dọc trong hệ thống trống loại I, nhóm C (theo phân loại của Hêgơ). Đây là trống Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đã biết được ở Việt Nam và Đông Nam Á với đường kính mặt 93cm, chiều cao 70cm, niên đại khoảng thế kỷ III trước công nguyên đến thế kỷ I sau công nguyên.
Ông Nguyễn Duy Phượng, Giám đốc Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ cho biết: Trống đồng Đền Hùng đứng thứ nhất trong danh sách các hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia. Trống đồng là linh khí, nhạc khí nhưng cũng là vật biểu tượng quyền uy của những vị vương, tộc trưởng. Trống đồng thường sử dụng vào lễ hội cầu mùa, theo giả thuyết của các nhà khảo cổ học cũng như các nhà sử học thì trống đồng đền Hùng được đem lên đánh ở trên đền Thượng những dịp xuân mới hoặc là cầu mưa thuận gió hòa cho dân khang thịnh.
Trống đồng Đền Hùng gồm 4 phần, trong đó phần mặt trống nổi bật vì được đúc khá dày và trang trí tinh xảo. Chính giữa mặt trống là hình mặt trời có đường kính 20cm. Viền quanh mặt trời là 3 đường chỉ trống tạo ra 3 vòng tròn đồng tâm. Đặc biệt, trên mặt trống thiết kế dày đặc tới 9 vành hoa văn trang trí đa dạng các vòng, vạch, đường tròn, hình người và hình chim lạc, tượng cóc... Hình người được cách điệu, hình chim lạc, cóc rất sinh động cho thấy nghệ thuật trang trí đã đạt mức điêu luyện.
Theo chị Nguyễn Thị Nhàn - cán bộ thuyết minh Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, trống đồng Đền Hùng là một tác phẩm mỹ thuật. Trống được đúc cầu kỳ với những chạm khắc hoa văn, họa tiết phức tạp và tinh tế, phản ánh cảnh vật thiên nhiên cũng như đời sống xã hội thời đại các Vua Hùng. "Mặt trống đồng thể hiện tín ngưỡng của con người thời kỳ đó, như mặt trời cách điệu thì tín ngưỡng của con người thời kỳ này là tôn thờ thần mặt trời, cầu mong mưa thuận gió hòa hay hình ảnh những tượng cóc giao phối, hình ảnh chiến tranh… tất cả đều được khắc ghi trên mặt và thân trống đồng. Điều đó chứng tỏ trống đồng lưu giữ tất cả các giá trị văn hóa, đời sống thời kỳ này".
Sự ra đời của trống đồng Đông Sơn đã thể hiện kỹ nghệ chế tác của ông cha ta thời xa xưa. Các họa tiết trên trống đồng không chỉ phong phú, đặc sắc mà còn mang tính cộng đồng cao. Phần thân trống chứng minh rõ nét sự tồn tại của người Lạc Việt thời cổ đại thông qua việc trang trí 6 thuyền chở các hình người được hóa trang thành chim trên 5 vành hoa văn. Các thuyền, hình người được bố trí đồng đều, xen kẽ giữa các hoa văn lông công, vành tròn, vạch xiên... Điều đặc biệt là các hoa văn, họa tiết trên trống không hề lặp lại mà còn chứa đựng những biểu tượng riêng. Ngoài ra, trên mặt trống còn có 4 tượng cóc được bố trí đối xứng.
Chị Lê Thị Thu Hiền, Phó Trưởng phòng phụ trách phòng Trưng bày Tuyên truyền, bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ cho biết: Hoa văn trên trống đồng trang trí rất nhiều các loại hình như là hoa văn tái hiện về đời sống con người, hoa văn về sản xuất, lao động. Trên mặt trống đồng có những hình tượng cóc đó là tín ngưỡng cầu mưa và trên mặt trống đồng có các hình tia của mặt trời đó chính là tín ngưỡng thờ mặt trời. Với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước mặt trời rất quan trọng trong đời sống của con người.
Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công nguyên. Đây là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ bởi nó minh chứng cho việc Tổ tiên ta bằng sự thông minh và sáng tạo đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau mang đậm yếu tố bản địa của người Việt, tạo nên nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất ở Đông Nam châu Á lúc bấy giờ.
Theo chị Nguyễn Thị Vân Anh, thuyết minh viên bảo tàng Hùng Vương, khu Di tích lịch sử Đền Hùng, trống đồng Đông Sơn chính là minh chứng cho một thời kỳ cực thịnh của nhà nước Văn Lang. Khi gặp hạn hán, lũ lụt, người Việt sẽ mang trống đồng ra đánh. Ngoài tác dụng đầu tiên là cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa, trống đồng còn được biết tới với nhiều công dụng khác như: đồ tế khí dùng để tế trời đất, là võ khí dùng để thúc giục binh lính ra trận và là nhạc cụ đặc biệt trong bộ gõ. Trống đồng ra đời trong nền văn hóa Đông Sơn và tương đương với thời kỳ của nhà nước Văn Lang thời đại các vua hùng dựng nước và điều đó cũng minh chứng cho sự phát triển của nhà nước Văn Lang xưa.
Trống đồng chính là minh chứng cho cho một thời kỳ phát triển của người Việt cổ - thời kỳ các vua Hùng lập ra nhà nước Văn Lang. Chính vì vậy, đánh trống đồng đã trở thành một nghi thức không thể thiếu trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm.
Tiếng trống đồng không chỉ vang lên ở Đền Hùng mà còn vang vọng trên mọi miền đất nước, khẳng định những giá trị về truyền thống, đạo lý nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.
Mời nghe âm thanh tại đây:
Từ khóa » Trống đồng Hy Cương
-
Trống đồng Đền Hùng - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Bảo Vật Quốc Gia - Kỳ 23: Trống đồng đền Hùng Khẳng định Vị Thế Tổ ...
-
Trống đồng Đông Sơn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trống đồng Đông Sơn- Biểu Tượng Của Văn Minh Sông Hồng Thời Kỳ ...
-
Bảo Vật Quốc Gia Thời đại Hùng Vương - Báo Cần Thơ Online
-
Trống đồng đền Hùng - Bảo Tàng Nhân Học
-
Sưu Tập Trống đồng Tại Bảo Tàng Hùng Vương - Báo Phú Thọ
-
Cung Tiến 18 Trống đồng Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
-
FPT University HCM - TRỐNG ĐỒNG ĐẠI HỌC FPT Biểu Tượng Của ...
-
Hoàn Thành Trống đồng đầu Tiên Dâng Vua Hùng - VnExpress
-
Trống đồng Thời đại Thục An Dương Vương - Báo Lao Động
-
Trống đồng Và Thời Hùng Vương
-
Suy Ngẫm Về Biểu Tượng Trống đồng Đông Sơn - Hải Quan Online