Tizanidine Là Gì? Công Dụng Và Lưu ý Khi Dùng Thuốc - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Thuốc Tizanidine là thuốc gì?
- 2. Công dụng của thuốc
- 3. Trường hợp không nên dùng Tizanidine
- 4. Hướng dẫn dùng thuốc Tizanidine
- 5. Tác dụng phụ của thuốc Tizanidine
- 6. Tương tác thuốc khi dùng Tizanidine
- 7. Lưu ý khi dùng thuốc Tizanidine
- 8. Những đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tizanidine
- 9. Xử lý khi dùng quá liều thuốc Tizanidine
- 10. Xử lý khi quên một liều thuốc Tizanidine
- 11. Cách bảo quản thuốc Tizanidine
Tizanidine là thuốc gì? Bạn nên sử dụng thuốc trong các trường hợp bệnh lý như thế nào? Cách dùng theo chỉ định ra sao và những điều gì cần phải chú ý? Hãy cùng YouMed tìm hiểu và phân tích Tizanidine qua bài viết dưới đây!
Tên thành phần hoạt chất: Tizanidine.
Tên một số biệt dược chứa hoạt chất tương tự: Ikotiz 2, Musidin, Novalud, Sirdalud, Sirvasc, Synadine, Tizalon 2, Tizanad, Tizarex, Zanastad,...
1. Thuốc Tizanidine là thuốc gì?
Tizanidine thuộc nhóm thuốc giãn cơ xương, tác động hệ thần kinh trung ương. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với một số biệt dược sau:
2. Công dụng của thuốc
Tizanidine được chỉ định trong một số trường hợp:
- Điều trị triệu chứng co cứng cơ do bệnh xơ cứng rải rác hoặc bệnh hoặc tổn thương tủy sống
- Co cơ hoặc giật rung
- Đau do co cơ
Thuốc Tizanidine thường được bán theo đơn. Chỉ được sử dụng khi có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
3. Trường hợp không nên dùng Tizanidine
Thuốc được chống chỉ định nếu bạn thuộc các trường hợp sau:
- Bệnh nhân quá mẫn với Tizanidin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Dùng đồng thời với ciprofloxacin hoặc fluvoxamin
- Bệnh nhân suy gan nặng
4. Hướng dẫn dùng thuốc Tizanidine
4.1. Liều dùng
Tizanidine là thuốc được chỉ định dùng theo đơn của bác sĩ. Liều lượng sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và triệu chứng bệnh của từng đối tượng. Tùy theo người sử dụng mà thuốc sẽ có liều lượng khác nhau. Liều được gợi ý bên dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu không có hướng dẫn liều lượng của bác sĩ, bạn không nên tự ý dùng thuốc.
Người lớn:
Điều trị co cứng cơ:
Liều khởi đầu thông thường: tizanidine 2 mg một liều đơn. Sau đó, tùy theo từng người bệnh, liều thuốc có thể được điều chỉnh tăng dần, mỗi lần 2 mg, cách nhau tối thiểu 3 – 4 ngày cho 1 lần tăng, thường tới 24 mg/ngày chia làm 3 – 4 lần. Liều dùng tối đa được khuyến cáo là 36 mg/ngày.
Điều trị đau do co cơ: Tham khảo Uống 2 – 4 mg/lần, 3 lần/ngày.
Đối với người suy thận có Clcr < 25 ml/phút: Liều khởi đầu 2 mg/lần, 1 lần/ngày, sau đó tăng dần cho tới khi đạt tác dụng mong muốn. Mỗi lần tăng không được vượt quá 2 mg. Nên tăng chậm liều 1 lần/ngày trước khi tăng số lần dùng trong ngày. Phải giám sát chức năng thận trong quá trình dùng.
Người cao tuổi:
Liều thông thường như người trẻ tuổi. Có thể phải điều chỉnh liều vì độ thanh thải thận có thể giảm bốn lần so với người trẻ.
Trẻ em:
Chưa xác định được mức độ an toàn, các ảnh hưởng hay hiệu quả của thuốc với trẻ em.
4.2. Cách dùng
Có thể dùng trong hoặc là ngoài bữa ăn, nhưng không được thay đổi cách uống. Nếu bạn chuyển từ uống trong bữa ăn sang ngoài bữa ăn có thể thúc đẩy sớm hoặc làm chậm thời gian bắt đầu tác dụng và làm xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc.
5. Tác dụng phụ của thuốc Tizanidine
Tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải khi sử dụng Tizanidine:
- Tim mạch: Hạ huyết áp, nhịp tim chậm
- Thần kinh trung ương: Ngủ gà, chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, ảo giác/hoang tưởng, kích động, rối loạn lời nói, sốt
- Tiêu hóa: Khô miệng, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, táo bón, nôn
- Cơ – xương: Nhược cơ, đau lưng, loạn vận động, dị cảm
- Da: Phát ban, loét da
- Sinh dục – tiết niệu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tần số niệu
- Gan: Tăng enzym gan
- Mắt: Nhìn mờ
- Hô hấp: Viêm hầu, viêm mũi
Bạn nên thông báo lập tức cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất nếu gặp phải những tác dụng không mong muốn
6. Tương tác thuốc khi dùng Tizanidine
Bạn không nên sử dụng thuốc Tizanidine đồng thời với:
- Thuốc kháng virus: acyclovir
- Thuốc chống loạn nhịp: amiodaron, mexiletin, propafenon, verapamil,…
- Thuốc kháng H2: cimetidin, famotidin,…
- Kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon: ciprofloxacin, ofloxacin, nofloxacin,…
- Thuốc uống tránh thai
- Thuốc chống trầm cảm: fluvoxamin
- Các thuốc gây hạ huyết áp: Cần thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc có tác dụng hoặc gây hạ huyết áp kể cả thuốc lợi tiểu, vì Tizanidine cũng làm hạ huyết áp
- Rượu và các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương
7. Lưu ý khi dùng thuốc Tizanidine
Bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý khi dùng thuốc như:
- Trên hệ tim mạch và huyết áp: Thuốc làm kéo dài khoảng QT, gây chậm nhịp tim. Tác dụng hạ huyết áp phụ thuộc vào liều và xuất hiện sau khi dùng đơn liều lớn hơn hoặc bằng 2 mg. Người bệnh có thể bị giảm huyết áp tâm trương hoặc tâm thu. Khi thay đổi tư thế đột ngột có thể tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng.
- Thận trọng khi dùng cho người bệnh có bệnh tim hoặc ở người có nguy cơ hạ huyết áp nặng hoặc tác dụng an thần; có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách dò liều cẩn thận, theo dõi người bệnh về các biểu hiện hạ huyết áp trước khi điều chỉnh liều.
- Thận trọng khi dùng tizanidine cho người bệnh đang đồng thời dùng các thuốc hạ huyết áp.
- Tizanidine có thể gây tổn thương gan nên cần hết sức thận trọng đối với người suy gan.
- Tizanidine có thể gây ảo giác hoặc hoang tưởng, thường xảy ra trong 6 tuần lễ đầu điều trị. Cần thận trọng khi dùng thuốc đối với đối tượng người bệnh bị rối loạn tâm thần.
- Không được ngừng thuốc đột ngột, vì có nguy cơ tái phát tăng huyết áp, nhịp tim nhanh và tăng trương lực; phải giảm dần liều, đặc biệt ở người bệnh dùng liều cao trong thời gian kéo dài.
- Trên mắt: Đối với súc vật thực nghiệm, thuốc gây thoái hóa võng mạc và đục giác mạc. Tuy nhiên, chưa có báo cáo về các tác dụng này trong các nghiên cứu lâm sàng.
- Trên người suy thận: cần thận trọng khi dùng thuốc đối với người suy thận có Clcr < 25 ml/phút do độ thanh thải của thuốc giảm hơn 50% trên các đối tượng này.
- Người cao tuổi: Chỉ sử dụng thuốc khi đã cân nhắc kỹ về lợi ích, các lợi ích nhận được cao hơn nguy cơ do ở người cao tuổi độ thanh thải thận có thể giảm bốn lần.
- Trẻ em: Kinh nghiệm sử dụng tizanidin đối với trẻ em dưới 18 tuổi còn rất hạn chế. Vì vậy tốt nhất vẫn là không nên dùng thuốc cho trẻ em.
8. Những đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tizanidine
8.1. Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Tizanidine chưa được nghiên cứu trên người mang thai. Chỉ nên dùng thuốc cho người mang thai khi thực sự cần thiết và đã qua cân nhắc về lợi ích.
Chưa xác định được tizanidine có qua sữa mẹ hay không, tuy nhiên, thuốc tan được trong lipid vì vậy có khả năng thuốc qua được sữa mẹ. Chỉ dùng thuốc cho người nuôi con bú khi đã cân nhắc kỹ lợi ích so với các nguy cơ có thể xảy ra.
Đừng quên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
8.2. Người lái tàu xe hay vận hành máy móc
Tizanidine có tác dụng an thần, do đó , thuốc phần lớn có thể gây buồn ngủ. Vì vậy cần sự thận trọng đối với các hoạt động cần sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy móc,…
9. Xử lý khi dùng quá liều thuốc Tizanidine
Quá liều tizanidin có thể gây thay đổi trạng thái tâm thần, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, ngủ lịm, kích động, lú lẫn, buồn ngủ, buồn nôn, nôn, hoa mắt, co đồng tử, hôn mê và đặc biệt là biểu hiện suy hô hấp.
Khi gặp phải các dấu hiệu được liệt kê ở trên, bạn nên ngừng ngay thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý
10. Xử lý khi quên một liều thuốc Tizanidine
Hãy dùng lại càng sớm càng tốt nếu bạn quên một liều trong quá trình dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu thời gian bạn nhớ ra đang quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều đã quy định.
11. Cách bảo quản thuốc Tizanidine
Chú ý bảo quản thuốc ở những nơi nhiệt độ không được quá 30oC, khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có ánh sáng trực tiếp.
Lưu ý: Lưu trữ và bảo quản nơi xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng Tizanidine.
Qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi Tizanidine là thuốc gì, công dụng, cách dùng và những lưu ý. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ có kinh nghiệm hoặc bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!
Dược sĩ NGUYỄN HOÀNG BẢO DUY
Từ khóa » Tizanidine Là Thuốc Gì
-
Tizanidine Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Tizanidine Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng Và Chỉ định
-
Tizanidine Hydrochlorid: Thuốc Giãn Cơ Xương, Musidin, Novalud ...
-
Dược Lực Thuốc Tizanidine
-
Thuốc Giãn Cơ Tizanidine - Tizalon | Pharmog
-
Tizanidine Là Thuốc Gì? Công Dụng Và Liều Dùng - AloBacsi
-
Thuốc Synadine 4mg Hộp 100 Viên-Nhà Thuốc An Khang
-
Công Dụng Thuốc Tizanad 2mg | Vinmec
-
Tizanidine® Là Thuốc Gì?
-
Thuốc Tizanidine | Thuốc Gốc - Hoạt Chất Gốc
-
Thuốc Tizanidine 2mg/1 Là Gì? - Tác Dụng Thuốc, Công Dụng, Liều Dùng
-
Công Dụng Thuốc Zanaflex | Vinmec
-
Tizanidine Là Gì? Công Dụng, Liều Dùng & Tác Dụng Phụ - Ma Chérie