Tô Hiệu – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 1/2022) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. (tháng 1/2022) |
Tô Hiệu | |
---|---|
Sinh | Năm sinh 1912 (chưa rõ ngày, tháng sinh)Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Mất | 7 tháng 3, 1944Nhà tù Sơn La | (32 tuổi)
Nguyên nhân mất | Do chế độ hà khắc của nhà tù và bị lao phổi |
Nơi an nghỉ | Nghĩa trang Liệt sĩ Nhà Tù Sơn La |
Đảng phái chính trị | Đảng Cộng sản Đông Dương |
Cha mẹ |
|
Người thân | Tô Chấn (anh ruột), Lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng yêu nước sau chuyển sang Cộng sản, thành viên BLD nhà tù Côn Đảo cùng với Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Tôn Đức Thắng. Ông hy sinh năm 1936 cùng Ngô Gia Tự khi vượt Côn Đảo. |
Giải thưởng | Kết luận 88 của Bộ Chính trị do Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh ký ngày 14-2-2014, đã đưa Tô Hiệu vào danh sách "Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và Cách mạng Việt Nam" bao gồm 19 đồng chí. Tham khảo tại: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/ket-luan-so-88-kltw-ngay-1822014-cua-bo-chinh-tri-ve-to-chuc-ky-niem-100-nam-tren-100-nam-ngay-sinh-xay-dung-khu-196 |
Tô Hiệu (1912 – 1944) là một nhà cách mạng cộng sản Việt Nam.
Hoạt động cách mạng
[sửa | sửa mã nguồn]Tô Hiệu sinh năm 1912,[1] (chưa rõ ngày, tháng sinh ) trong một gia đình nhà nho nghèo ở thôn Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Giai đoạn: 1924-1926 Tô Hiệu học Tiểu học tại trường Pháp Việt thị xã Hải Dương và sớm tham gia vào các phong trào yêu nước của học sinh như để tang cụ Phan Chu Trinh nên mặc dù học rất giỏi vẫn bị đuổi học. Sau đó ông được anh cả Tô Tu đưa lên học tại Hà Nội.
Giai đoạn: 1927-1929, ông tham gia Học sinh đoàn, một tổ chức thuộc Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội.
Năm 1930, ông vào Sài Gòn hoạt động yêu nước cùng anh ruột là Tô Chấn, một lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng. Năm 1930, ông bị bắt và bị kết án 4 năm tù, đày đi Côn Đảo. Tại đây ông được giác ngộ Chủ nghĩa Cộng sản, được kết nạp Đảng và được bồi dưỡng trở thành một Đảng viên trẻ nhiều triển vọng.
Năm 1934, Tô Hiệu mãn hạn tù. Không chịu sự quản thúc của chính quyền thực dân ở địa phương, ông vẫn tích cực hăng hái hoạt động, chắp nối xây dựng các cơ sở cách mạng, đẩy mạnh phong trào yêu nước ở các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và tại quê hương. Đặc biệt, năm 1937 ông cùng với các đồng chí trung kiên khác vận động tổ chức khôi phục lại Xứ ủy Bắc Kỳ và được cử vào Ban Thường vụ, phụ trách công tác tổ chức và tuyên truyền
Đầu năm 1939, Tô Hiệu được phân công làm Bí thư khu B (bao gồm các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ và Hải Dương, Hưng Yên), đặc trách Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tại Hải Phòng, Tô Hiệu đã đưa phong trào lên rất cao, số lượng các cuộc bãi công của bảy tháng năm 1939 lớn hơn tổng số cuộc bãi công của ba năm trước, trong đó có cuộc bãi công của 3000 công nhân nhà máy tơ được Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc báo các Quốc tế Cộng sản là cuộc đấu tranh có kỷ luật, có tổ chức cao. Tại đây ông đã có công bồi dưỡng, phát hiện đào tạo nhiều thanh niên Cách mạng trở thành Đảng viên và sau này là những cán bộ quan trọng của Đảng như nguyên Thường trực Ban Bí thư Nguyễn Thanh Bình, Bí thư phụ nữ đầu tiên Hoàng Ngân, Bộ trưởng Lương thực Thực phẩm Ngô Minh Loan, Phó Chủ tịch tổng Công đoàn Trương Thị Mỹ, Phó Tổng Tham mưu trưởng Đặng Kinh, Trưởng phòng Tình báo đầu tiên của Bộ Tổng Tham mưu (nay là Tổng cục 2 BQP) Hoàng Minh Đạo (Đào Phúc Lộc)...
Ngày 1 tháng 12 năm 1939, Tô Hiệu bị bắt và bị thực dân Pháp kết án 5 năm tù, đày đi Sơn La. Tại đây, với cuơng vị Bí thư chi bộ nhà tù, ông đã cùng Chi ủy lãnh đạo phong trào đấu tranh, giữ vững khí tiết cách mạng và biến nhà tù thành trường học Cách mạng, đào tạo được hàng trăm cán bộ cốt cán cho Đảng phục vụ kịp thời cho Cách mạng tháng Tám
Ông mất ngày 7 tháng 3 năm 1944 tại nhà tù Sơn La do chế độ hà khắc của nhà tù và bị lao phổi . Mộ ông được an táng tại nghĩa trang liệt sỹ nhà tù Sơn La.
Cây đào Tô Hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]Cây Đào do đồng chí Tô Hiệu trồng vào thời gian cuối đời khi bị giam giữ tại Nhà tù Sơn La đã trở thành biểu tượng không chỉ cho tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường của các chiến sỹ cộng sản tại Nhà tù Sơn La, mà còn là “biểu tượng của sức sống cách mạng vươn lên từ đất chết, là lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng mùa xuân nhân loại, chủ nghĩa cộng sản sẽ ra hoa kết trái trên mảnh đất Việt Nam thân yêu”. Bản lĩnh kiên cường, bất khuất, tinh thần lạc quan cách mạng của Tô Hiệu đã trở thành di sản quý báu trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và lịch sử dân tộc Việt.
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]Kết luận 88 của Bộ Chính trị do Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh ký ngày 14-2-2014, đã đưa Tô Hiệu vào danh sách "Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và Cách mạng Việt Nam" bao gồm 19 đồng chí. Tham khảo tại: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/ket-luan-so-88-kltw-ngay-1822014-cua-bo-chinh-tri-ve-to-chuc-ky-niem-100-nam-tren-100-nam-ngay-sinh-xay-dung-khu-196
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]- Mẹ đẻ: Bà Ngô Thị Lý, “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, có công lớn trong việc nuôi dưỡng bảo vệ cán bộ thời kỳ hoạt động bí mật trước 1945, trong đó có: Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Tử Bình, Trần Huy Liệu...
- Anh trai: Tô Chấn
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Tài liệu chính thống, đầy đủ và tin cậy nhất về Tô Hiều: Hướng dẫn số 43-HD/BTGTW ngày 16/02/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tô Hiệu, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và Cách mạng Việt Nam (1912 - 2022).[2]
- ^ “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tô Hiệu ( 1912 - chưa rõ ngày, tháng sinh - 7/3/2012)”. Báo Nhân dân điện tử. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
- ^ https://tuyengiao.vn/nhip-cau-tuyen-giao/ban-tuyen-giao-tw/huong-dan-tuyen-truyen-ky-niem-110-nam-ngay-sinh-dong-chi-to-hieu-lanh-dao-tien-boi-tieu-bieu-cua-dang-va-cach-mang-137912 <references responsive=""
Từ khóa » Tiểu Sử Của Tô Hiệu
-
Tô Hiệu (1912 - 1944) - Cổng Thông Tin điện Tử Thành Phố Hải Phòng
-
Nhà Cách Mạng, Liệt Sỹ Tô Hiệu
-
Tô Hiệu(1912 - 1944) - Nhân Vật Lịch Sử.
-
Đồng Chí Tô Hiệu - Người Chiến Sĩ Cộng Sản Kiên Trung, Nhà Lãnh đạo ...
-
Tô Hiệu (1912-1944 - Báo Hưng Yên điện Tử
-
Kỷ Niệm 110 Năm Ngày Sinh đồng Chí Tô Hiệu Khái Lược Tiểu Sử Và ...
-
Danh Nhân Lịch Sử Việt Nam Tô Hiệu
-
Kỷ Niệm 110 Năm Ngày Sinh đồng Chí Tô Hiệu (1912 - 2022)
-
Tô Hiệu - Tiểu Sử
-
Đồng Chí Tô Hiệu - Người Chiến Sĩ Cộng Sản Kiên Trung
-
Tô Hiệu: Người Chiến Sỹ Cộng Sản Kiên Trung - UBND Tỉnh Nghệ An
-
Cuộc đời, Sự Nghiệp Nhà Cách Mạng, Liệt Sỹ Tô Hiệu
-
Tô Hiệu - Người Cộng Sản Kiên Trung - Báo Sơn La
-
Khu Lưu Niệm Tô Hiệu - Cục Di Sản Văn Hóa