Toán 10 - Quy Tắc Xét Dấu | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
- Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
- Đăng bài nhanh
- Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
- Thư viện ảnh New media New comments Search media
- Story
- Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Tìm kiếm
Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…- Bài viết mới
- Tìm kiếm trên diễn đàn
- Thread starter Sweetdream2202
- Ngày gửi 31 Tháng tám 2019
- Replies 1
- Views 84,870
- Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
- Diễn đàn
- TOÁN
- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Toán lớp 10
- Hàm số bậc nhất và bậc hai
Sweetdream2202
Cựu Cố vấn Toán
Thành viên 24 Tháng mười 2018 1,616 1,346 216 24 TP Hồ Chí Minh Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh [TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn. 1. quy tắc xét dấu của nhị thức bậc nhất [imath]ax+b[/imath] cho nhị thức [imath]ax+b[/imath], để xét dấu của nhị thức thì ta sử dụng quy tắc "trước trái, sau cùng". khi đó, tập số thực được chia thành 2 khoảng: trong khoảng [imath]\left ( -\infty;-\frac{b}{a} \right )[/imath] thì nhị thức [imath]ax+b[/imath] trái dấu với a. trong khoảng [imath]\left ( -\frac{b}{a};+\infty \right )[/imath] thì nhị thức [imath]ax+b[/imath] cùng dấu với a. + với hệ số a>0, ta có đồ thị có dạng như dưới đây: + với hệ số a<0, ta có đồ thị có dạng như dưới đây: + quy tắc xét dấu: 2. quy tắc xét dấu tam thức bậc 2 [imath]ax^2+bx+c[/imath] Xét dấu tam thức bậc hai [imath]ax^2+bx+c[/imath] + Nếu tam thức vô nghiệm thì dấu của nó luôn luôn cùng dấu với hệ số a. + Nếu tam thức có nghiệm kép [imath]x_{0}[/imath] thì dấu của nó cũng luôn cùng dấu với hệ số a (trừ trường hợp [imath]x=x_{0}[/imath], khi đó tam thức bằng 0) Nếu tam thức có nghiệm phân biệt [imath]x_{1}[/imath] và [imath]x_{2}[/imath] ([imath]x_{1}< x_{2}[/imath]) Dùng quy tắc "Trong trái, ngoài cùng" : nằm ngoài khoảng 2 nghiệm thì trái dấu với hệ số a, bên ngoài khoảng 2 nghiêm thì cùng dấu với hệ số a: Tập số thực được chia thành [imath]3[/imath] khoảng : Trong khoảng [imath](x_{1};x_{2})[/imath] thì [imath]ax^2+bx+c[/imath] khác dấu với hệ số a Trong 2 khoảng còn lại thì [imath]ax^2+bx+c[/imath] cùng dấu với hệ số a 3. xét dấu đa thức, phân thức nhanh để xét dấu một đa thức hay một phân thức nhanh. ta có thể sử dụng quy tắc đan dấu. + tìm các nghiệm của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc 2,... + tính tích các hệ số đi với x mũ cao nhất của từng nhị thức, tam thức,... nếu được giá trị âm, thì khoảng cuối cùng bên phải mang dấu âm và ngược lại, nêu được giá trị dương thì khoảng cuối cùng mang dấu dương. + quy tắc đan dấu: qua 1 nghiệm đơn hoặc bội lẻ thì đổi dấu biểu thức, qua nghiệm bội chẵn thì biểu thức không đổi dấu. ví dụ: xét dấu hàm số sau: [imath]f(x)=(2x-2)(x^2-4x+4)(x^3-9x^2+27x-27)[/imath] xét các biểu thức trong ngoặc: [imath]\left\{\begin{matrix} 2x-2=0\\ x^2-4x+4=0\\ x^3-9x^2+27x-27=0 \end{matrix}\right.<=>\left\{\begin{matrix} x=1\\ x=2\\ x=3 \end{matrix}\right.[/imath] tích các hệ số đi với x mũ cao nhất: [imath]2.1.1=2>0[/imath], do đó khoảng cuối cùng phía bên phải mang dấu dương, tức là khoảng [imath]\left ( 3;+\infty \right )[/imath] nghiệm x=3 là nghiệm bội 3, do đó qua nghiệm này thì biểu thức đổi dấu, tức là biểu thức mang dấu âm trên khoảng [imath](2;3)[/imath] nghiệm x=2 là nghiệm bội chẵn, do đó qua nghiệm này thì biểu thức không đổi dấu, tức là biểu thức mang dấu âm trên khoảng [imath](1;2)[/imath] nghiệm x=1 là nghiệm đơn, do đó qua nghiệm này thì biểu thức đổi dấu, tức là biểu thức mang dấu dương trên khoảng [imath](-\infty;1)[/imath]Attachments
- upload_2019-8-31_9-17-57.png 6 KB · Đọc: 16,367
- upload_2019-8-31_9-20-0.png 6.4 KB · Đọc: 16,315
hakim502
Học sinh mới
30 Tháng tám 2024 3 1 6 18 TP Hồ Chí Minh cho em hỏi tích các hệ số đi với x số mũ cao nhất là gì vậy ạ You must log in or register to reply here. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link- Diễn đàn
- TOÁN
- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Toán lớp 10
- Hàm số bậc nhất và bậc hai
- Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.
Từ khóa » Cách Xét Dấu Fx
-
Bài Tập Về Xét Dấu Của Tam Thức Bậc 2, Bất Phương Trình Bậc 2 Và Lời ...
-
Giải Toán 10 Bài 3. Dấu Của Nhị Thức Bậc Nhất
-
Xét Dấu Tích - Thương Các Nhị Thức Bậc Nhất
-
Cách Xét Dấu Của Tam Thức Bậc 2 Và Bài Tập áp Dụng
-
Bài Tập Xét Dấu Nhị Thức Bậc Nhất – Môn Toán Lớp 10 - YouTube
-
Kỹ Năng Xét Dấu Và Giải Bất Phương Trình – Môn Toán 10 - YouTube
-
Tuyệt Chiêu Xét Dấu Biểu Thức Với Mọi Dạng Biểu Thức - Toán 10
-
Quy Tắc Xét Dấu Biểu Thức Và Bài Tập Minh Họa - Tự Học 365
-
[PDF] DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤT
-
Dạng Toán 1. Lập Bảng Xét Dấu Biểu Thức Chứa Nhị Thức Bậc Nhất
-
Dấu Của Tam Thức Bậc Hai - Lý Thuyết Và Dạng Toán Liên Quan - VOH
-
Lập Bảng Xét Dấu Các Biểu Thức Sau F(x) = (3x^2 - Haylamdo
-
Cách Xét Dấu Của Tam Thức Bậc 2 - Abcdonline
-
02.Cách Xét Dấu Nhanh Cho Một đa Thức Hoặc Tích (thương ... - 123doc