Toán 7 Bài 2: Cộng, Trừ Số Hữu Tỉ - Hoc247

YOMEDIA NONE Trang chủ Toán 7 Chương 1: Số Hữu Tỉ. Số Thực Toán 7 Bài 2: Cộng, trừ số hữu tỉ ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm11 BT SGK 1059 FAQ

Bài học sẽ giúp các em nắm bắt được các phép toán cộng và trừ số hữu tỉ và các nguyên tắc cộng hai số hữu tỉ cùng dấu, khác dấu và các tính chất giao hoán, kết hợp trên các phép toán của số hữu tỉ.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quy tắc

1.2. Chú ý

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập bài 2 Toán 7 Tập 1

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK Cộng trừ số hữu tỉ

4. Hỏi đáp về Cộng trừ số hữu tỉ

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quy tắc

- Muốn cộng hai số hữu tỉ cùng dấu, ta cộng hai giá trị tuyết đối của hai số hữu tỉ đó với nhau còn dấu của kết quả là dấu chung.

- Muốn cộng hai số hữu tỉ khác dấu, ta tìm giá trị tuyệt đối của chúng rồi lấy giá trị tuyệt đối lớn hơn trừ đi giá trị tuyệt đối nhỏ hơn và đặt trước hiệu tìm được dấu của số hữu tỉ có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

- Phép cộng các số hữu tỉ cũng có các tính chất như phép cộng các số nguyên: Tính chất giao hoán, kết hợp, có phần tử trung hoà là 0 và mỗi số hữu tỉ đều có một số đối, tổng của hai số đối nhau thì bằng 0.

- Muốn trừ đi một số, ta cộng với số đối của nó.

1.2. Chú ý

- Trong tập hợp Q của các số hữu tỉ, ta cũng xét các tổng đại số mà trong đó, ta có thể thay đổi giá trị của các số hạng, nhóm các số hạng một cách thích hợp nhờ vào quy tắc dấu ngoặc với lưu ý:

+ Khi mở dấu ngoặc mà trước dấu ngoặc có dấu "+" thì ta không đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc.

Khi mở dấu ngoặc mà trước dấu ngoặc có dấu "-" thì ta phải đổi dấu các số hạng trong dấu ngoặc.

+ Khi nhóm các số hạng vào trong dấu ngoặc mà trước dấu ngoặc mà trước dấu ngoặc có dấu “+” thì ta không thay đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc.

Khi nhóm các số hạng vào trong dấu ngoặc mà trước dấu ngoặc có dấu “-“ thì ta phải thay đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc.

- Trong tập hợp Q các số hữu tỉ, ta cũng có luật giản ước:

\(\begin{array}{l}x + z = y + z \Rightarrow x = y\\x + z > y + z \Rightarrow x > y\\x + z < y + z \Rightarrow x < y.\end{array}\)

- Trong tập hợp Q các số hữu tỉ, ta cũng có quy tắc chuyển vế: “Khi chuyển mội số hữu tỉ từ vế này sang vế kia của một đẳng thức (hoặc bất đẳng thức) thì ta phải đổi dấu của số hạng ấy”.

\(\begin{array}{l}x + z = y \Rightarrow x = y - z\\x + z > y \Rightarrow x > y - z\\x + z < y \Rightarrow x < y - z.\end{array}\)

Ví dụ 1:

a) Tính: \(S = \left( { - \frac{2}{3} + 1} \right) - \left( {\frac{7}{5} - 0,2} \right) + \left( {\frac{7}{{15}} - 1 + \frac{4}{3}} \right).\)

b) Tính: \(S = 0,25 - \left( { - \frac{3}{4}} \right) - \left[ { - \frac{7}{3} + \left( {\frac{9}{2}} \right)} \right] - \frac{5}{6}.\)

c) Tính: \(S = \left[ {1 - \left( {\frac{2}{5} - \frac{4}{3}} \right)} \right] - \left[ {\left( {0,8 - 1} \right) - \left( {1,4 + 2} \right)} \right].\)

Giải

Câu a: Ta có \(S = - \frac{2}{3} + 1 - \frac{7}{5} + \frac{2}{{10}} + \frac{7}{{15}} - 1 + \frac{4}{3}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow S = \left( { - \frac{2}{3} + \frac{4}{3}} \right) - \left( {\frac{7}{5} - \frac{7}{{15}} - \frac{2}{{10}}} \right) + \left( {1 - 1} \right)\\ \Rightarrow S = \frac{2}{3} - \frac{{42 - 14 - 6}}{{30}} = \frac{2}{3} - \frac{{22}}{{30}} = \frac{{ - 2}}{{30}} = \frac{{ - 1}}{{15}}.\end{array}\)

Câu b:

\(\begin{array}{l}S = \frac{{ - 1}}{4} + \frac{3}{4} + \frac{7}{3} + \frac{9}{2} - \frac{5}{6} = \left( {\frac{{ - 1}}{4} + \frac{3}{4} + \frac{{18}}{4}} \right) + \left( {\frac{{14}}{6} - \frac{5}{6}} \right)\\ \Rightarrow S = \frac{{ - 1}}{4} + \frac{{21}}{4} - \frac{9}{6} = \frac{{20}}{4} - \frac{3}{2} = 5 - 1,5 = 3,5.\end{array}\)

Câu c:

\(\begin{array}{l} S = \left[ {1 - \left( {\frac{2}{5} - \frac{3}{4}} \right)} \right] - \left[ {\left( {\frac{4}{5} - 1} \right) - \left( {\frac{7}{5} + 2} \right)} \right]\\ \begin{array}{*{20}{l}} { \Rightarrow S = \left( {1 - \frac{{8 - 15}}{{20}}} \right) - \left( {\frac{{4 - 5}}{5} - \frac{{7 + 10}}{5}} \right) = \left( {1 - \frac{{ - 7}}{{20}}} \right) - \left( {\frac{{ - 1}}{5} - \frac{{17}}{5}} \right)}\\ { \Rightarrow S = \frac{{20 + 7}}{{20}} - \frac{{ - 18}}{5} = \frac{{27}}{{20}} - \frac{{ - 18}}{5} = \frac{{27 + 18.4}}{{20}} = \frac{{99}}{{20}}} \end{array} \end{array}\)

Ví dụ 2: Tính giá trị biểu thức:

\(S = (a + b - c) - (a - b + c) - ( - a + b + c)\)

Với \(a = - \frac{1}{2},b = - \frac{1}{3},c = - \frac{1}{4}\) theo hai cách.

Giải

Cách 1: Thế trực tiếp các giá trị của a, b, c vào biểu thức của S ta có:

\(S = \left[ { - \frac{1}{2} + \left( { - \frac{1}{3}} \right) - \left( { - \frac{1}{4}} \right)} \right] - \left[ { - \frac{1}{2} - \left( { - \frac{1}{3}} \right) + \left( { - \frac{1}{4}} \right)} \right] - \left[ { - \left( { - \frac{1}{2}} \right) + \left( { - \frac{1}{3}} \right) + \left( { - \frac{1}{4}} \right)} \right]\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow S = \left( { - \frac{1}{2} - \frac{1}{3} + \frac{1}{4}} \right) - \left( { - \frac{1}{2} + \frac{1}{3} - \frac{1}{4}} \right) - \left( {\frac{1}{2} - \frac{1}{3} - \frac{1}{4}} \right)\\ \Rightarrow S = \frac{{ - 6 - 4 + 3}}{{12}} - \frac{{ - 6 + 4 - 3}}{{12}} - \frac{{6 - 4 - 3}}{{12}}\\ \Rightarrow S = \frac{{ - 7}}{{12}} - \frac{{ - 5}}{{12}} - \frac{{ - 1}}{{12}} = \frac{{ - 7 + 5 + 1}}{{12}} = - \frac{1}{{12}}\end{array}\)

Cách 2: Rút gọn biểu thức S trước khi thay thế:

\(S = (a + b - c) - (a - b + c) - ( - a + b + c)\)

\( \Rightarrow S = a + b - c - a + b - c + a - b - c = a + b - 3c\)

Thế các giá trị của a, b, c ta được:

\(S = - \frac{1}{2} - \frac{1}{3} - \frac{{ - 3}}{4} = \frac{{ - 6 - 4 + 9}}{{12}} = \frac{{ - 1}}{{12}}.\)

Bài tập minh họa

Bài 1:

Tìm số đối của \(\frac{4}{{11}};\frac{2}{{ - 15}};\frac{{ - 17}}{{32}};\frac{{ - 11}}{{ - 23}}\).

Hướng dẫn giải:

Số đối của \(\frac{4}{{11}}\) là \(\frac{{ - 4}}{{11}}\).

Số đối của \(\frac{2}{{ - 15}}\) là \(\frac{2}{{15}}\).

Số đối của \(\frac{{ - 17}}{{32}}\) là \(\frac{{17}}{{32}}\).

Số đối của \(\frac{{ - 11}}{{ - 23}}\) là \(\frac{{-11}}{{23}}\).

Bài 2:

Tính :

a. \(\frac{2}{3} + ( - \frac{1}{4}) + \frac{7}{{12}} - ( - \frac{1}{4}) - \frac{5}{6}\).

b. \(2 - \left\{ {\frac{1}{2} - \left[ {2 - (\frac{1}{2} + 2) - \frac{1}{2}} \right] + 2} \right\}\).

Hướng dẫn giải:

Câu a:

\(\frac{2}{3} + ( - \frac{1}{4}) + \frac{7}{{12}} - ( - \frac{1}{4}) - \frac{5}{6}\)

\(\begin{array}{l} = \frac{2}{3} + \frac{{ - 1}}{4} + \frac{7}{{12}} + \frac{1}{4} + \frac{{ - 5}}{6}\\ = \left( {\frac{2}{3} + \frac{7}{{12}} + \frac{{ - 5}}{6}} \right) + \left( {\frac{{ - 1}}{4} + \frac{1}{4}} \right)\\ = \frac{{8 + 7 + ( - 10)}}{{12}} = \frac{5}{{12}}\end{array}\).

Câu b:

\(2 - \left\{ {\frac{1}{2} - \left[ {2 - (\frac{1}{2} + 2) - \frac{1}{2}} \right] + 2} \right\}\)

\(\begin{array}{l} = 2 - \frac{1}{2} + \left[ {2 - (\frac{1}{2} + 2) - \frac{1}{2}} \right] - 2\\ = 2 - \frac{1}{2} + 2 - \left( {\frac{1}{2} + 2} \right) - \frac{1}{2} - 2\\ = 2 - \frac{1}{2} + 2 - \frac{1}{2} - 2 - \frac{1}{2} - 2\\ = - \frac{1}{2} - \frac{1}{2} - \frac{1}{2} = - \frac{3}{2}\end{array}\).

Bài 3:

Viết số hữu tỉ \(\frac{{ - 9}}{{11}}\) dưới dạng:

a. Tổng của hai số hữu tỉ âm.

b. Hiệu của hai số hữu tỉ dương.

Hướng dãn giải:

Câu a:

\(\frac{{ - 9}}{{11}} = \frac{{ - 7}}{{11}} + \frac{{ - 2}}{{11}}\).

Câu b:

\(\frac{{ - 9}}{{11}} = \frac{{ 4}}{{11}} - \frac{13}{{11}}\).

3. Luyện tập Bài 2 Toán 7 tập 1

Qua bài giảngCộng, trừ số hữu tỉ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Quy tắc cộng, trừ các số hữu tỉ

  • Vận dụng được lý thuyết làm được những bài toán liên quan đến công, trừ số hữu tỉ.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Khẳng định nào sau đây là đúng:

    • A. Tổng của hai số đối bằng 1
    • B. Với mọi \(x,y,z \in Q\): \(x + y = z \Rightarrow x = z + y\)
    • C. -7 là số đối của 7
    • D. Số đối của \(\frac{{ - 34}}{{ - 3}}\)\(\frac{{ 34}}{{ 3}}\)
  • Câu 2:

    Điền số nguyên thích hợp vào dấu chấm?

    \(\frac{1}{2} - \left( {\frac{1}{3} + \frac{1}{4}} \right) < ... < \frac{1}{{48}} - \left( {\frac{1}{{16}} - \frac{1}{6}} \right)\)

    • A. -3
    • B. \( - \frac{4}{5}\)
    • C. 0
    • D. \(\frac{2}{3}\)
  • Câu 3:

    Cho \(\left| {x - 6} \right| = 4\), giá trị của x là:

    • A. x = 10
    • B. x = 10 hoặc x = -2
    • C. x = 10 hoặc x = 2
    • D. x = -2

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK về Cộng, trừ các số hữu tỉ

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 6 trang 10 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 7 trang 10 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 8 trang 10 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 9 trang 10 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 10 trang 10 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 2.1 trang 7 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 2.2 trang 7 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 2.3 trang 8 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 2.4 trang 8 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 2.5 trang 8 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 2.6 trang 8 SBT Toán 7 Tập 1

4. Hỏi đáp Bài 2 Chương 1 Đại số 7 tập 1

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ Toán 7 Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ Bài 3: Nhân, chia số hữu tỉ Toán 7 Bài 3: Nhân, chia số hữu tỉ Bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân Toán 7 Bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân Bài 5: Lũy thừa của một số hữu tỉ Toán 7 Bài 5: Lũy thừa của một số hữu tỉ Bài 6: Lũy thừa của một số hữu tỉ (tiếp) Toán 7 Bài 6: Lũy thừa của một số hữu tỉ (tiếp) Bài 7: Tỉ lệ thức Toán 7 Bài 7: Tỉ lệ thức ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7

Toán 7

Toán 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 7 KNTT

Giải bài tập Toán 7 CTST

Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 7

Ngữ văn 7

Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 7 Cánh Diều

Soạn Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 7 Cánh Diều

Văn mẫu 7

Tiếng Anh 7

Tiếng Anh 7 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 7

Khoa học tự nhiên 7

Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Khoa học tự nhiên 7 CTST

Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 7 KNTT

Giải bài tập KHTN 7 CTST

Giải bài tập KHTN 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7

Lịch sử và Địa lý 7

Lịch sử & Địa lí 7 KNTT

Lịch sử & Địa lí 7 CTST

Lịch sử & Địa lí 7 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 7 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 7 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7

GDCD 7

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 7 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 7 KNTT

Giải bài tập GDCD 7 CTST

Giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 7

Công nghệ 7

Công nghệ 7 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 7 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 7 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 7 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 7 CTST

Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 7

Tin học 7

Tin học 7 Kết Nối Tri Thức

Tin học 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 7 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 7 KNTT

Giải bài tập Tin học 7 CTST

Giải bài tập Tin học 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 7

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 7

Tư liệu lớp 7

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 7

Đề cương HK1 lớp 7

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 Cánh Diều

Quê hương - Tế Hanh - Ngữ văn 7 Kết Nối Tri Thức

Con chim chiền chiện - Huy Cận - Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 1

Toán 7 KNTT Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Toán 7 CTST Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Cách Cộng Trừ Số Hữu Tỉ Lớp 7