Toán 7 Bài 6: Mặt Phẳng Tọa độ - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Toán 7 Chương 2: Hàm Số Và Đồ Thị Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ ADMICRO Lý thuyết6 Trắc nghiệm20 BT SGK 62 FAQ

Nội dung bài học sẽ giúp các em bước đầu tìm hiểu về khái niệm Mặt phẳng tọa độ, đây là khái niệm quan trọng và xuất hiện xuyên suốt chương trình toán phổ thông. Cùng với hệ thống bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em nhanh chóng nắm được nội dung bài học.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ toạ độ vuông góc

1.2. Toạ độ của một điểm

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập Bài 6 Chương 2 Đại số 7

3.1 Trắc nghiệm về Mặt phẳng tọa độ

3.2. Bài tập SGK về Mặt phẳng tọa độ

4. Hỏi đáp Bài 6 Chương 2 Đại số 7

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ toạ độ vuông góc

Hệ toạ độ vuông góc Oxy được các định bởi hai trục số vuông góc với nhau tại điểm gốc O.

  • Trục nằm ngang Ox gọi là trục hoành.
  • Trục thẳng đứng Oy gọi là trục tung.
  • Điểm O gọi là gốc toạ độ.

Mặt phẳng chứa hệ toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy.

Hệ tọa độ Oxy

1.2. Toạ độ của một điểm

Trên mặt phẳng toạ độ thì:

  • Mỗi điểm M được xác định bởi một cặp số (x; y).
  • Ngược lại, một cặp số (x; y) được biểu diễn bằng một điểm M duy nhất. Kí hiệu M(x; y).

Cặp số (x; y) được gọi là toạ độ của điểm M; x là hoành độ y là tung độ của điểm M.

Chú ý:

  • Bao giờ cũng viết hoành độ trước, tung độ sau.
  • Toạ độ điểm gốc O là (0; 0); O(0;0).
  • Để tìm toạ độ của một điểm M, từ M ta kẻ các đường vuông góc \(MH \bot Ox,\,\,MK \bot Oy\) và đọc kết quả:
    • Toạ độ của điểm H trên Ox là hoành độ điểm M
    • Toạ độ của điểm K trên Oy là tung độ của điểm M.

Ví dụ 1:

Vẽ một hệ toạ độ:

a. Biểu diễn các điểm A(2;3), B(2; -3), C(-2;-3), D(-2;3).

b. Có nhận xét gì về hình dạng của tứ giác ABCD, về sự liên hệ giữa các toạ độ của các điểm A, B, C, D?

c. Từ đó suy ra, nếu một hình chữ nhật ABCD có toạ độ A(a; b), C(-a;-b) thì các đỉnh B, D có toạ độ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

a. Xem hình:

b.Tứ giác ABCD là hình chữ nhật.

A và B là hai điểm có cùng hoành độ; có tung độ đối nhau.

A và C là hai điểm có tung độ đối nhau, hoành độ đối nhau.

A và D là hai điểm có cùng tung độ, có hoành độ đối nhau.

B và C có hoành độ đối nhau; có tung độ bằng nhau.

B và D có toạ độ đối nhau.

C và D có cùng hoành độ, cùng tung độ đối nhau.

c. Nếu ABCD là hình chữ nhật và A(a; b), C(-a; -b) thì B(a; -b) và D(-a;b).

Ví dụ 2:

Các điểm sau đây có trùng nhau không?

a. A(3;4); B(4;3)

b. C(1; 2); D(1;2)

c. M(a;b); N(b;a)

Hướng dẫn giải:

a. A và B không trùng nhau vì có \((3;4) \ne (4;3)\).

b. C và D trùng nhau vì (1; 2) = (1; 2).

c. Ta xét 2 trường hợp:

+ Nếu a = b thì (a; b) = (b; a) nên M và N trùng nhau.

+ Nếu \(a \ne b\) thì \((a;b) \ne (b;a)\) nên M và N không trùng nhau.

Ví dụ 3:

Trên hệ trục toạ độ Oxy lấy điểm A. Điểm A(x; y) nằm ở góc phần tư nào, nếu:

a. x > 0, y > 0. b. x > 0, y < 0.

c. x < 0, y > 0. d. x < 0, y < 0.

Hướng dẫn giải:

a. Nếu x > 0, y > 0 thì A(x; y) ở góc phần tư I.

b. Nếu x > 0, y < 0 thì A(x; y) ở góc phần tư IV.

c. Nếu x < 0, y > 0 thì A(x; y) ở góc phần tư II.

d. Nếu x < 0, y < 0 thì A(x; y) ở góc phần tư III.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Tìm trên mặt phẳng toạ độ Oxy tất cả các điểm có:

a. Hoành độ bằng 0. b. Tung độ bằng 0.

c. Hoành độ bằng 1. d. Tung độ bằng -2.

e. Hoành độ bằng số đối của tung độ.

g. Hoành độ bằng tung độ.

Hướng dẫn giải:

a. Tất cả các điểm nằm trên trục tung Oy.

b. Tất cả các điểm trên trục hoành Ox.

c. Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng song song với trục tung và cắt trục hoành tại điểm 1.

d. Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm -2.

e. Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng chứa các tia phân giác của góc phần tư II và IV.

g. Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng chứa các tia phân giác của góc phần tư I và III.

Ghi nhớ:

+ Trục tung Oy là tập hợp các điểm có hoành độ bằng 0: M(0;b)

+ Trục hoành Ox là tập hợp các điểm có tung độ bẳng 0: M(a;0)

Bài 2:

Cho hệ trục toạ độ Oxy. Tìm diện tích của một hình chữ nhật giới hạn bởi bai trục toạ độ và hai đường thẳng chứa tất cả các điểm có hoành độ bằng 3 và tất cả các điểm có tung độ bằng 2.

Hướng dẫn giải:

Các điểm có hoành độ bằng 3 nằm trên đường thẳng song song với trục tung và cắt trục hoành tại điểm 3.

Các điểm có tung độ bằng 2 nằm trên đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm 2.

Ta được hình chữ nhật OABC: \({S_{OABC}} = OA.OC = 3.2 = 6\) (đ.v diện tích).

Bài 3:

Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, tìm tập hợp các điểm có toạ độ x, y thoả mãn một trong các điều kiện:

a. \(x(y + 1) = 0\).

b. \((x - 2)y = 0\).

c. \({(x + 2)^2} + {(y - 3)^2} = 0\).

Hướng dẫn giải:

a. \(x(y + 1) = 0 \Rightarrow \)hoặc x = 0 hoặc y + 1 =9 hay là hoặc x = 0 hoặc y =-1.

Vậy tập hợp các điểm thoả mãn điều kiện trên là các điểm có hoành độ x = 0 (các điểm nằm trên trục tung) hoặc các điểm có tung độ y=-1 (các điểm nằm trên đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục hoành tại điểm -1).

b. Đó là các điểm có hoành độ x = 2 (các điểm nằm trên đường thẳng song sonh với trục tung và cắt trục hoành tại điểm 2) hoặc các điểm có tung độ y = 0 (các điểm nằm trên trục hoành).

c. \({(x + 2)^2} + {(y - 3)^2} = 0\)

Suy ra \({(x + 2)^2} = 0\) và \({(y - 3)^2} = 0\)

Hay x =-2 và y =3

Tập hợp các điểm thoả mãn điều kiện là điểm có hoành độ -2 và tung độ 3.

3. Luyện tập Bài 6 Chương 2 Đại số 7

Qua bài giảng Mặt phẳng tọa độnày, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Hệ toạ độ vuông góc
  • Toạ độ của một điểm

3.1 Trắc nghiệm về Mặt phẳng tọa độ

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Cho hình vẽ, đáp án nào sau đây không đúng?

    • A. E(-2; 0)
    • B. M(0; 2)
    • C. P(4; -3)
    • D. Q(0; 3)
  • Câu 2:

    Cho hình vẽ, đáp án nào sau đây không đúng?

    • A. A(1; 4)
    • B. B(3; 2)
    • C. C(-2; 2)
    • D. D(-3 -1)

Câu 3-6: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK về Mặt phẳng tọa độ

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 32 trang 67 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 33 trang 67 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 34 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 35 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 36 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 37 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 38 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 44 trang 74 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 45 trang 74 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 46 trang 74 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 47 trang 75 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 48 trang 75 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 49 trang 75 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 50 trang 76 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 51 trang 76 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 52 trang 76 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 6.1 trang 76 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 6.2 trang 77 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 6.3 trang 77 SBT Toán 7 Tập 1

Bài tập 6.4 trang 77 SBT Toán 7 Tập 1

4. Hỏi đáp Bài 6 Chương 2 Đại số 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 1: Đại lượng tỉ tệ thuận Toán 7 Bài 1: Đại lượng tỉ tệ thuận Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận Toán 7 Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch Toán 7 Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch Bài 5: Hàm số Toán 7 Bài 5: Hàm số Bài 7: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) Toán 7 Bài 7: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0) ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7

Toán 7

Toán 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 7 KNTT

Giải bài tập Toán 7 CTST

Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 7

Ngữ văn 7

Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 7 Cánh Diều

Soạn Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 7 Cánh Diều

Văn mẫu 7

Tiếng Anh 7

Tiếng Anh 7 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 7

Khoa học tự nhiên 7

Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Khoa học tự nhiên 7 CTST

Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 7 KNTT

Giải bài tập KHTN 7 CTST

Giải bài tập KHTN 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7

Lịch sử và Địa lý 7

Lịch sử & Địa lí 7 KNTT

Lịch sử & Địa lí 7 CTST

Lịch sử & Địa lí 7 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 7 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 7 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7

GDCD 7

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 7 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 7 KNTT

Giải bài tập GDCD 7 CTST

Giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 7

Công nghệ 7

Công nghệ 7 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 7 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 7 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 7 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 7 CTST

Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 7

Tin học 7

Tin học 7 Kết Nối Tri Thức

Tin học 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 7 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 7 KNTT

Giải bài tập Tin học 7 CTST

Giải bài tập Tin học 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 7

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 7

Tư liệu lớp 7

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 7

Đề cương HK1 lớp 7

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 Cánh Diều

Quê hương - Tế Hanh - Ngữ văn 7 Kết Nối Tri Thức

Con chim chiền chiện - Huy Cận - Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 CTST Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 1

Toán 7 KNTT Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Trục Tung Trục Hoành Lớp 7