Toán 7 Bài 6: Mặt Phẳng Tọa độ

Home Đăng nhập Đăng kí Đăng nhập Đăng kí Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Trang chủ Lớp 7 Toán Lớp 7 SGK Cũ Chương 2: Hàm Số Và Đồ Thị Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ

Chương 2: Hàm Số Và Đồ Thị

Toán 7 Bài 1: Đại lượng tỉ tệ thuận

Toán 7 Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

Toán 7 Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch

Toán 7 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch

Toán 7 Bài 5: Hàm số

Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ

Toán 7 Bài 7: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)

Lý thuyết Bài tập Mục lục

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ toạ độ vuông góc

1.2. Toạ độ của một điểm

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập Bài 6 Chương 2 Đại số 7

3.1 Trắc nghiệm về Mặt phẳng tọa độ

3.2. Bài tập SGK về Mặt phẳng tọa độ

4. Hỏi đáp Bài 6 Chương 2 Đại số 7

Tóm tắt bài

1.1. Hệ toạ độ vuông góc

Hệ toạ độ vuông góc Oxy được các định bởi hai trục số vuông góc với nhau tại điểm gốc O.

  • Trục nằm ngang Ox gọi là trục hoành.
  • Trục thẳng đứng Oy gọi là trục tung.
  • Điểm O gọi là gốc toạ độ.

Mặt phẳng chứa hệ toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy.

Hệ tọa độ Oxy

1.2. Toạ độ của một điểm

Trên mặt phẳng toạ độ thì:

  • Mỗi điểm M được xác định bởi một cặp số (x; y).
  • Ngược lại, một cặp số (x; y) được biểu diễn bằng một điểm M duy nhất. Kí hiệu M(x; y).

Cặp số (x; y) được gọi là toạ độ của điểm M; x là hoành độ y là tung độ của điểm M.

Chú ý:

  • Bao giờ cũng viết hoành độ trước, tung độ sau.
  • Toạ độ điểm gốc O là (0; 0); O(0;0).
  • Để tìm toạ độ của một điểm M, từ M ta kẻ các đường vuông góc \(MH \bot Ox,\,\,MK \bot Oy\) và đọc kết quả:
    • Toạ độ của điểm H trên Ox là hoành độ điểm M
    • Toạ độ của điểm K trên Oy là tung độ của điểm M.

Ví dụ 1:

Vẽ một hệ toạ độ:

a. Biểu diễn các điểm A(2;3), B(2; -3), C(-2;-3), D(-2;3).

b. Có nhận xét gì về hình dạng của tứ giác ABCD, về sự liên hệ giữa các toạ độ của các điểm A, B, C, D?

c. Từ đó suy ra, nếu một hình chữ nhật ABCD có toạ độ A(a; b), C(-a;-b) thì các đỉnh B, D có toạ độ như thế nào?

Hướng dẫn giải:

a. Xem hình:

b.Tứ giác ABCD là hình chữ nhật.

A và B là hai điểm có cùng hoành độ; có tung độ đối nhau.

A và C là hai điểm có tung độ đối nhau, hoành độ đối nhau.

A và D là hai điểm có cùng tung độ, có hoành độ đối nhau.

B và C có hoành độ đối nhau; có tung độ bằng nhau.

B và D có toạ độ đối nhau.

C và D có cùng hoành độ, cùng tung độ đối nhau.

c. Nếu ABCD là hình chữ nhật và A(a; b), C(-a; -b) thì B(a; -b) và D(-a;b).

Ví dụ 2:

Các điểm sau đây có trùng nhau không?

a. A(3;4);            B(4;3)

b. C(1; 2);           D(1;2)

c. M(a;b);            N(b;a)

Hướng dẫn giải:

a. A và B không trùng nhau vì có \((3;4) \ne (4;3)\).

b. C và D trùng nhau vì (1; 2) = (1; 2).

c. Ta xét 2 trường  hợp:

+ Nếu a = b thì (a; b) = (b; a) nên M và N trùng nhau.

+ Nếu \(a \ne b\) thì \((a;b) \ne (b;a)\) nên M và N không trùng nhau.

Ví dụ 3: 

Trên hệ trục toạ độ Oxy lấy điểm A. Điểm A(x; y) nằm ở góc phần tư nào, nếu:

a. x > 0, y > 0.               b. x > 0, y < 0.

c. x < 0, y > 0.               d. x < 0, y < 0.

Hướng dẫn giải:

a. Nếu x > 0, y > 0 thì A(x; y) ở góc phần tư I.

b. Nếu x > 0, y < 0 thì A(x; y) ở góc phần tư IV.

c. Nếu x < 0, y > 0 thì A(x; y) ở góc phần tư II.

d. Nếu x < 0, y < 0 thì A(x; y) ở góc phần tư III.

Bài 1: 

Tìm trên mặt phẳng toạ độ Oxy tất cả các điểm có:

a. Hoành độ bằng 0.              b. Tung độ bằng 0.

c. Hoành độ bằng 1.              d. Tung độ bằng -2.

e. Hoành độ bằng số đối của tung độ.

g. Hoành độ bằng tung độ.

Hướng dẫn giải:

a. Tất cả các điểm nằm trên trục tung Oy.

b. Tất cả các điểm trên trục hoành Ox.

c. Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng song song với trục tung và cắt trục hoành tại điểm 1.

d. Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm -2.

e. Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng chứa các tia phân giác của góc phần tư II và IV.

g. Tất cả các điểm nằm trên đường thẳng chứa các tia phân giác của góc phần tư I và III.

Ghi nhớ:

+ Trục tung Oy là tập hợp các điểm có hoành độ bằng 0: M(0;b)

+ Trục hoành Ox là tập hợp các điểm có tung độ bẳng 0: M(a;0)

Bài 2: 

Cho hệ trục toạ độ Oxy. Tìm diện tích của một hình chữ nhật giới hạn bởi bai trục toạ độ và hai đường thẳng chứa tất cả các điểm có hoành độ bằng 3 và tất cả các điểm có tung độ bằng 2.

Hướng dẫn giải:

Các điểm có hoành độ bằng 3 nằm trên đường thẳng song song với trục tung và cắt trục hoành tại điểm 3.

Các điểm có tung độ bằng 2 nằm trên đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm 2.

Ta được hình chữ nhật OABC: \({S_{OABC}} = OA.OC = 3.2 = 6\) (đ.v diện tích).

Bài 3: 

Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, tìm tập hợp các điểm có toạ độ x, y thoả mãn một trong các điều kiện:

a. \(x(y + 1) = 0\).

b. \((x - 2)y = 0\).

c. \({(x + 2)^2} + {(y - 3)^2} = 0\).

Hướng dẫn giải:

a. \(x(y + 1) = 0 \Rightarrow \)hoặc x = 0 hoặc y + 1 =9 hay là hoặc x = 0 hoặc  y =-1.

Vậy tập hợp các điểm thoả mãn điều kiện trên là các điểm có hoành độ x = 0 (các điểm nằm trên trục tung) hoặc các điểm có tung độ y=-1 (các điểm nằm trên đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục hoành tại điểm -1).

b. Đó là các điểm có hoành độ x = 2 (các điểm nằm trên đường thẳng song sonh với trục tung và cắt trục hoành tại điểm 2) hoặc các điểm có tung độ y = 0 (các điểm nằm trên trục hoành).

c. \({(x + 2)^2} + {(y - 3)^2} = 0\)

Suy ra \({(x + 2)^2} = 0\) và \({(y - 3)^2} = 0\)

Hay x =-2 và y =3

Tập hợp các điểm thoả mãn điều kiện là điểm có hoành độ -2 và tung độ 3.

3. Luyện tập Bài 6 Chương 2 Đại số 7 

Qua bài giảng Mặt phẳng tọa độ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Hệ toạ độ vuông góc
  • Toạ độ của một điểm

3.1 Trắc nghiệm về Mặt phẳng tọa độ

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Cho hình vẽ, tọa độ điểm Q là:

    • A. Q (0; -2)
    • B. Q (1; -2)
    • C. Q (0; 2)
    • D. Q (-2; 0)
  • Câu 2:

    Cho hình vẽ, tọa độ của điểm A là

    • A. A (-3; -2)
    • B. A (-2; -3)
    • C. A (-2; -2)
    • D. A (3; -2)
  • Câu 3:

    Một điêm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng

     

    • A. Tung độ 
    • B. 0
    • C. 1
    • D. -1
  • Câu 4:

    Cho hình vẽ, tọa độ điểm M là:

    • A. M (2; 3)
    • B. M (2; 0)
    • C. M (0; 3)
    • D. M (3; 2)

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK về Mặt phẳng tọa độ

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 32 trang 67 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 33 trang 67 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 34 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 35 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 36 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 37 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 38 trang 68 SGK Toán 7 Tập 1

4. Hỏi đáp Bài 6 Chương 2 Đại số 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :)) Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Đọc truyện chữ Nghe truyện audio Công thức nấu ăn Hỏi nhanh

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Từ khóa » Trục Tung Trục Hoành Lớp 7