Toàn Văn - Tòa án Nhân Dân Tối Cao
Có thể bạn quan tâm
Tòa án nhân dân tối cao
- CSDL Quốc Gia
- Trang chủ
- Tìm kiếm
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản hợp nhất
- Hệ thống hóa VBQPPL
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Các cơ quan khác
- 1945 đến 1950
- 1951 đến 1960
- 1961 đến 1970
- 1971 đến 1980
- 1981 đến 1990
- 1991 đến 2000
- 2001 đến 2010
- 2011 đến 2020
- CSDL quốc gia về VBPL »
- CSDL Tòa án nhân dân tối cao »
- Văn bản pháp luật »
- Pháp lệnh 10/1998/PL-UBTVQH10
- Toàn văn
- Thuộc tính
- Lịch sử
- VB liên quan
- Lược đồ
- Tải về
- Bản in
- Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
- Ngày có hiệu lực: 05/01/1999
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2011
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Số: 10/1998/PL-UBTVQH10 |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 1998 |
PHÁP LỆNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992;
Căn cứ vào Luật khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 về Chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X;
Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tụcgiải quyết các vụ án hành chính,
Điều 1
Sửađổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chínhnhư sau:
1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều2
1.Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối vớiquyết định hành chính, hành vi hành chính trong các trường hợp sau đây:
a)Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy địnhtại các điều từ Điều 19 đến Điều 25 của Luật khiếu nại, tố cáo, nhưng hết thờihạn giải quyết quy định tại Điều 36 của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nạikhông được giải quyết và cũng không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại tiếp theo;
b)Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy địnhtại các điều từ Điều 19 đến Điều 25 của Luật khiếu nại, tố cáo, nhưng khôngđồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại và cũng không tiếp tục khiếu nại đếnngười có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo.
2.Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống theo quyđịnh của pháp luật về cán bộ, công chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính vềquyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với mình, nếu đã khiếu nại với người cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giảiquyết khiếu nại và cũng không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại tiếp theo."
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều3
Ngườikhởi kiện vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại;trong trường hợp này các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dânsự cũng được áp dụng để giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
Trongquá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án tạo điều kiện để các bên có thểthoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Ngườikhởi kiện có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện.
Ngườibị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc bị khiếu kiện."
3. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều4
TrongPháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1."Quyết định hành chính" là quyết định bằng văn bản của cơ quan hànhchính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đượcáp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thểtrong hoạt động quản lý hành chính.
2."Hành vi hành chính" là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, củangười có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ,công vụ theo quy định của pháp luật.
3."Quyết định kỷ luật buộc thôi việc" là quyết định bằng văn bản của ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối vớicán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc quyềnquản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
4."Đương sự " bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan.
5."Người khởi kiện" là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức cho rằngquyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vihành chính hoặc cán bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bịxâm phạm bởi quyết định kỷ luật buộc thôi việc, nên đã khởi kiện vụ án hànhchính tại Toà án có thẩm quyền.
6."Người bị kiện" là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyết địnhhành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếukiện.
7."Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan" là cá nhân, cơ quan nhà nước,tổ chức, do có việc khởi kiện vụ án hành chính của người khởi kiện đối với ngườibị kiện mà việc giải quyết vụ án hành chính đó có liên quan đến quyền lợi hoặcnghĩa vụ của họ."
4. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều5
Ngườikhởi kiện phải làm đơn kiện theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này; cónghĩa vụ cung cấp bản sao quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộcthôi việc, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có), cung cấpcác chứng cứ khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ngườibị kiện có nghĩa vụ cung cấp cho Toà án bản sao văn bản quy phạm pháp luật cũngnhư bản sao các văn bản tài liệu khác mà căn cứ vào đó để ra quyết định hànhchính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc có hành vi hành chính.
Ngườicó quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền tham gia tố tụng với bên người khởikiện, bên người bị kiện hoặc tham gia tố tụng độc lập, có nghĩa vụ cung cấpchứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khicần thiết, Toà án có thể xác minh, thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu đương sự, cánhân, cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan cung cấp tài liệu, chứng cứ nhằm bảođảm cho việc giải quyết vụ án hành chính được chính xác. Đương sự, cá nhân, cơquan nhà nước, tổ chức được yêu cầu phải cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn theoyêu cầu của Toà án; trong trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằngvăn bản và nêu rõ lý do."
5. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều11
Toàán có thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính sau đây:
1.Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
2.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biệnpháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;
3.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặcthi hành biện pháp xử lý hành chính với một trong các hình thức: giáo dục tạixã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưavào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính;
4.Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từVụ trưởng và tương đương trở xuống;
5.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đấtđai;
6.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy phép,thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh;
7.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưngmua, tịch thu tài sản;
8.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu thuế, truythu thuế;
9.Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí, lệphí;
10.Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật."
6. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều12
1.Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà áncấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án sau đây:
a)Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nướctừ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quannhà nước đó;
b)Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan,tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ đối với cán bộ, công chứcthuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
2.Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Toà án cấptỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án sau đây:
a)Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội,Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hànhchính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó mà người khởi kiện cónơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng lãnh thổ;
b)Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan chứcnăng thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản 2 Điều này vàquyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức của các cơ quanchức năng đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trêncùng lãnh thổ;
c)Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nướccấp tỉnh trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước đó;
d)Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan,tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó,trừ những khiếu kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
đ)Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ ánthuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện đối với khiếu kiện quyết định hành chính,hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện liênquan đến nhiều đối tượng, phức tạp hoặc trong trường hợp các Thẩm phán của Toàán cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bịthay đổi.
3.Toà án nhân dân tối cao giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩmnhững khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh mà Toà án nhândân tối cao lấy lên để giải quyết đối với khiếu kiện quyết định hành chính,hành vi hành chính của cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản 2 Điều này vàquyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó liênquan đến nhiều tỉnh, phức tạp hoặc trong trường hợp khó xác định được thẩmquyền của Toà án cấp tỉnh nào; khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hànhchính của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đếnnhiều đối tượng, phức tạp hoặc trong trường hợp các Thẩm phán của Toà án cấptỉnh đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thayđổi."
7. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều13
1.Trong trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính không đượcgiải quyết hoặc trong trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hànhchính, khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức đã đượcgiải quyết lần đầu, nhưng người khiếu nại không đồng ý, thì họ có quyền khiếunại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ ánhành chính tại Toà án có thẩm quyền. Trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại đếnngười có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, vừa có đơn khởi kiện vụ ánhành chính tại Toà án có thẩm quyền, thì phân biệt thẩm quyền như sau:
a)Nếu chỉ có một người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền,vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, thì việcgiải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án. Cơ quan đã thụ lý việc giải quyết khiếunại phải chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án có thẩm quyền;
b)Nếu có nhiều người, trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩmquyền, có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếptheo thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại tiếp theo. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ áncho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ngay sau khi phát hiệnviệc giải quyết vụ án không thuộc thẩm quyền của mình.
2.Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩmquyền ngay sau khi phát hiện việc giải quyết vụ án không thuộc thẩm quyền củamình. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Toà án doToà án cấp trên trực tiếp giải quyết."
8. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều16
1.Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu:
a)Đồng thời là đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự,người thân thích của đương sự, người làm chứng trong vụ án;
b)Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vihành chính bị khiếu kiện;
c)Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếunại quyết định hành chính, hành vi hành chính;
d)Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chứchoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối vớiquyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức;
đ)Đã tham gia xét xử cùng một vụ án với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm, trừ cácthành viên của Uỷ ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, thì được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụán theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
e)Đã tham gia tố tụng cùng một vụ án với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Toà án,người giám định, người phiên dịch;
g)Trong một Hội đồng xét xử mà Thẩm phán, Hội thẩm là người thân thích với nhau;
h)Có người thân thích đã tham gia tố tụng cùng một vụ án ở cấp xét xử khác;
i)Có căn cứ cho thấy có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
2.Kiểm sát viên, Thư ký Toà án phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi,nếu:
a)Đã tham gia tố tụng cùng một vụ án ở cấp xét xử khác;
b)Có căn cứ quy định tại các điểm a, b, c, d, h và i khoản 1 Điều này."
9. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều20
1.Trong quá trình giải quyết vụ án, người khởi kiện có quyền rút một phần hoặctoàn bộ nội dung đơn kiện; người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ quyếtđịnh hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức, khắc phụchành vi hành chính bị khiếu kiện, có quyền phản bác yêu cầu của người khởi kiệnhoặc đề xuất yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của người khởi kiện; người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc cùng tham gia tốtụng với bên đương sự khác.
2.Các đương sự có quyền:
a)Đưa ra tài liệu, chứng cứ; được đọc, sao chụp, sao chép và xem các tài liệu,chứng cứ do đương sự khác cung cấp;
b)Yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c)Tham gia phiên toà;
d)Yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người giámđịnh, người phiên dịch nếu có lý do quy định tại Điều 16 và Điều 27 của Pháplệnh này;
đ)Thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hành chính, nếu thoả thuận đókhông trái pháp luật;
e)Tranh luận tại phiên toà;
g)Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;
h)Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật của Toà án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.
3.Các đương sự có nghĩa vụ:
a)Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng cứ có liên quan theo yêu cầu củaToà án;
b)Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
c)Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà."
10. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều21
1.Đương sự từ đủ mười tám tuổi trở lên có quyền tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụcủa đương sự trong tố tụng hành chính.
2.Đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâmthần thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng thông qua người đạidiện; nếu không có ai đại diện cho họ, thì Toà án cử một người thân thích củahọ hoặc yêu cầu một cơ quan, tổ chức cử một thành viên làm người đại diện chohọ."
11. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều27
Ngườigiám định, người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi, nếucó căn cứ quy định tại các điểm a, b, c, d, h và i khoản 1 Điều 16 của Pháplệnh này. Việc thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiêntoà do Chánh án Toà án quyết định; tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết địnhsau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi."
12. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều30
1.Người khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính phải làm đơnyêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong thời hạn ba mươingày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định củaLuật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhậnđược quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết địnhgiải quyết khiếu nại đó. Cán bộ, công chức khởi kiện đối với quyết định kỷ luậtbuộc thôi việc phải làm đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hànhchính trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyếtkhiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó.
Đốivới vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn thì các thời hạn khởi kiện nói trênlà bốn mươi lăm ngày.
2.Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xahoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khởi kiện không khởi kiện đượctrong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, thì thời gian có trở ngại đókhông tính vào thời hiệu khởi kiện.
3.Đơn kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a)Ngày, tháng, năm làm đơn;
b)Toà án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
c)Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;
d)Nội dung quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ,công chức hay tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
đ)Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có);
e)Cam đoan không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếptheo;
g)Các yêu cầu đề nghị Toà án giải quyết.
4.Đơn kiện phải do người khởi kiện ký; nếu họ là người chưa thành niên, người cónhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, thì phải do người đại diện của họ ký. Kèmtheo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởikiện."
13. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều31
Toàán trả lại đơn kiện trong những trường hợp sau đây:
1.Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
2.Thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng;
3.Chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại Điều 36 Luật khiếunại, tố cáo và chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
4.Đã hết thời hiệu khiếu nại lần đầu quy định tại Điều 31 Luật khiếu nại, tố cáomà không khiếu nại;
5.Chưa có quyết định giải quyết lần đầu đối với khiếu nại quyết định kỷ luật buộcthôi việc;
6.Đã có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếunại tiếp theo;
7.Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Toà án;
8.Việc được khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án."
14. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều32
1.Nếu Toà án xét thấy vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của mình, thì thông báocho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn bảyngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng ánphí, trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
2.Toà án thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạmứng án phí. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí,thì Toà án thụ lý vụ án vào ngày nhận được đơn kiện."
15. Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều41
1.Toà án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:
a)Đương sự là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơquan, tổ chức đã giải thể mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền,nghĩa vụ tố tụng;
b)Người khởi kiện rút đơn kiện; Viện kiểm sát rút quyết định khởi tố trong trườnghợp không có người khởi kiện;
c)Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khôngcó lý do chính đáng;
d)Thời hạn khởi kiện đã hết trước ngày Toà án thụ lý đơn;
đ)Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Toà án;
e)Đã có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếunại tiếp theo;
g)Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
2.Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị, trừtrường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này."
16. Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều45
Hộiđồng xét xử hoãn phiên toà trong các trường hợp sau đây:
1.Vắng mặt Kiểm sát viên hoặc chưa có ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát trongtrường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà hay phải có ý kiến bằng vănbản;
2.Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêucầu độc lập hoặc người đại diện của họ vắng mặt lần thứ nhất có lý do chínhđáng đối với phiên toà sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của người tham giatố tụng;
3.Thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà, người giámđịnh, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay;
4.Cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung."
17. Khoản 1 Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều58
1.Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyềnrút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng cáo; Viện kiểm sát kháng nghị có quyềnrút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng nghị; Viện kiểm sát cấp trên có quyềnrút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới."
18. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều64
1.Phiên toà phúc thẩm được tiến hành theo các thủ tục như phiên toà sơ thẩm. Trướckhi xem xét kháng cáo, kháng nghị, một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nộidung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
2.Toà án cấp phúc thẩm có quyền:
a)Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên các quyết định của bản án, quyết địnhsơ thẩm;
b)Sửa một phần hoặc toàn bộ phần quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm;
c)Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm xétxử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc việcxác minh, thu thập chứng cứ không đầy đủ mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổsung được;
d)Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có một trong các trường hợp quy định tạiĐiều 40 của Pháp lệnh này;
đ)Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có mộttrong các trường hợp quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh này;
e)Đình chỉ việc giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm, nếu việc xét xử phúcthẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập hợp lệ đếnlần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng. Trong trường hợp này bảnán sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Đốivới trường hợp có nhiều người kháng cáo, thì Toà án vẫn tiến hành xét xử phúcthẩm, nhưng không xem xét nội dung kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt nóitrên.
3.Bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa đổi một phần hoặc toàn bộ khi:
a)Nội dung trái pháp luật, không phù hợp với hồ sơ vụ án;
b)Có chứng cứ mới cho thấy bản án, quyết định sơ thẩm trái pháp luật, không đúngvới sự thật khách quan của vụ án."
19. Sửa đổi một số từ ngữ tại các điều 19, 28, 37, 40, 46, 56 và 73như sau:
1."Bên bị kiện" quy định tại khoản 1 Điều 37 và khoản 1 Điều 46 thành"người bị kiện".
2."Pháp nhân" quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 28, khoản 1Điều 40, khoản 1 Điều 56 và Điều 73 thành "cơ quan, tổ chức".
Điều 2
Pháplệnh này có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Nhữngquy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 3
Chínhphủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chứcnăng của mình hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.
TM. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Chủ tịch |
(Đã ký) |
Nông Đức Mạnh |
- Bản PDF:
- File đính kèm:
- 10.1998.PL.UBTVQH10.doc - (Xem nhanh)
- 10.1998.PL.UBTVQH10.doc - (Xem nhanh)
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.Từ khóa » Những Vụ án Khiếu Nại
-
Bản án Về Khiếu Kiện Hành Vi Hành Chính Số 01/2021/HC-PT
-
05 Bản án Về Khiếu Kiện Quyết định Hành Chính Trong Lĩnh Vực đất đai
-
18 Năm Mang Thân Phận Bị Can, đi Khiếu Nại Mới Biết đã được 'giải ...
-
Phân Biệt Khởi Kiện Hành Chính Và Khiếu Nại Hành Chính
-
Khiếu Nại, Khởi Kiện Vụ án Hành Chính - LUẬT SƯ GIỎI
-
Vụ án Kéo Dài, Nguyên đơn Khiếu Nại - Báo Thanh Tra
-
Hoạt động Giải Quyết Khiếu Nại Tại Toà án - Tạp Chí Tòa án
-
Thông Báo Rút Kinh Nghiệm Vụ án Hành Chính
-
Dự Thảo Báo Cáo Tổng Kết Công Tác Năm 2020 Và Nhiệm Kỳ 2016-2020
-
Còn Cách Hiểu Khác Nhau Trong Việc Thi Hành Bản án, Quyết định Của ...
-
Tháo Gỡ Vướng Mắc Trong Giải Quyết Khiếu Kiện Hành Chính
-
Phân Biệt Khiếu Nại Hành Chính Và Khởi Kiện Hành Chính - Trang Chủ
-
Nâng Cao Hơn Nữa Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo ở Tòa án
-
Luật Hòa Giải, đối Thoại Tại Tòa án