Tội Che Giấu, Không Tố Giác Tội Phạm - AZLAW
Trên thực tế, chúng ta vẫn thường thấy cùng là hành vi không tố cáo người phạm tội với cơ quan công an nhưng có người che giấu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, nhưng có người cũng là che giấu, không tố cáo người phạm tội với cơ quan có thẩm quyền. Vậy thế nào được coi là che giấu tội phạm? Người có hành vi che giấy tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hành vi che giấu, không tố giác tội phạm
Hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm được quy định tại điều 18, 19 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
Điều 18. Che giấu tội phạm1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.Điều 19. Không tố giác tội phạm1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Tội vi che giấu, không tố giác tội phạm
Tội che giấu, không tố giác tội phạm được quy định tại điều 389, 390 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Điều 389. Tội che giấu tội phạm1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:a) Các điều 108, 109, 110, 111, 1 12, 113, 1 14, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.Điều 390. Tội không tố giác tội phạm1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Cấu thành tội phạm của tội che giấu, không tố giác tội phạm
Về nhận thức: Người thực hiện hành vi che giấu tội phạm là không biết trước hành vi phạm tội và cũng không có hứa hẹn gì với người thực hiện hành vi phạm tội. Còn đối với Tội không tố giác tội phạm là hành vi biết rõ hành vi tội phạm sẽ, đã và đang diễn ra nhưng vẫn “giữ im lặng”.
Về thời điểm phạm tội: Đối với Tội che giấu tội phạm là sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện. Đối với Tội không tố giác tội phạm thì thời điểm phạm tội là bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác (sắp, đang và đã xảy ra).
Về hành vi : Đối với Tội che giấu tội phạm là các hành vi che giấu người phạm tội, che giấu dấu vết, che giấu tang vật, cản trở điều tra, cản trở việc phát hiện tội phạm, cản trợ việc xử lý người phạm tội. Đối với Tội không tố giác tội phạm là không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền.
Về chủ thể: Đối với Tội che giấu tội phạm là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự. Đối với Tội không tố giác tội phạm thì chủ thể là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự trừ ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội nếu hành vi phạm tội của người đó không thuộc các tội phạm đặc biệt nghiệm trọng hoặc tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.
Khi quy định về tội tố giác tội phạm, các nhà làm luật cũng tính đến các quan hệ xã hội như quan hệ về mặt đạo đức giữa ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Do vậy nếu người che giấu tội phạm thuộc các trường hợp này thì không phải chịu trách nhiệm. Nhưng đối với những tội có tính chất nguy hiểm cao, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia như nhóm tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia, tội phạm rất nghiêm trọng bắt buộc những người che giấu tội phạm trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Từ khóa » Tội 389
-
Tội Che Giấu Tội Phạm (điều 389) - Luật Hoàng Sa
-
Tìm Hiểu Nội Dung Điều 389 BLHS Năm 2015 (sửa đổi, Bổ Sung Năm ...
-
Che Giấu Tội Phạm Là Gì ? Che Giấu Tội Phạm Có Phải Chiu Trách ...
-
'Che Giấu Tội Phạm' Và 'Không Tố Giác Tội Phạm' Theo Bộ Luật Hình Sự ...
-
Che Giấu Tội Phạm Quy định Tại Điều 389 Bộ Luật Hình Sự
-
Che Giấu Tội Phạm Và Không Tố Giác Tội Phạm: 5 điểm Khác Biệt
-
Tội Không Tố Giác Tội Phạm Theo Quy định Của Bộ Luật Hình Sự 2022
-
Che Giấu Tội Phạm Bị Khởi Tố Hình Sự Trong Trường Hợp Nào?
-
Quy định Pháp Luật Về Hành Vi Che Giấu Tội Phạm - Luat Su Bao Ho
-
Phân Biệt Che Giấu Tội Phạm Và Không Tố Giác Tội Phạm | Luật Sư Bảo ...
-
Che Giấu Tội Phạm, Không Tố Giác Tội Phạm Có Bị Xử Lý Không?
-
Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
Các Hành Vi Cấu Thành Tội Che Giấu Tội Phạm Theo Quy định Pháp Luật
-
Không Thành Khẩn, Cựu Phó Chánh Văn Phòng Thường Trực Ban Chỉ ...