Tội Cưỡng đoạt Tài Sản Có được Hưởng án Treo? - Sở Tư Pháp
Có thể bạn quan tâm
Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo?
Tội cưỡng đoạt tài sản: Theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người sở hữu tài sản nhằm buộc người này giao tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “cưỡng đoạt tài sản”; theo đó, các khung hình phạt chính và hình phạt bổ sung áp dụng với tội này như sau:
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tội cưỡng đoạt tài sản có được hưởng án treo?
Tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về điều kiện hưởng án treo như sau: “1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự”.
Nội dung này cũng được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, theo đó, người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
2. Có nhân thân tốt.
Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Đối chiếu với mức phạt tội “cưỡng đoạt tài sản” nêu trên, người phạm tội chỉ được hưởng án treo khi bị xử phạt tù theo khung hình phạt thứ nhất (mức phạt tù không quá 03 năm), đồng thời đáp ứng các điều kiện hưởng án treo khác theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 và hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP./.
Hải Lam Tường
Từ khóa » Hành Vi Phạm Tội Cưỡng đoạt Tài Sản
-
Cưỡng đoạt Tài Sản Bao Nhiêu Thì Bị Truy Tố? - LuatVietnam
-
Tội Cưỡng đoạt Tài Sản Bị Xử Lý Như Thế Nào Theo Luật Hình Sự ?
-
Phân Tích Về Tội Cưỡng đoạt Tài Sản - Luật Minh Gia
-
Tội Cưỡng đoạt Tài Sản Theo Bộ Luật Hình Sự. Theo điều 170, Bộ Luật ...
-
Tội Cưỡng đoạt Tài Sản: Những Dấu Hiệu Cơ Bản - LUẬT SƯ GIỎI
-
Tội Cưỡng đoạt Tài Sản Theo Quy định Bộ Luật Hình Sự Năm 2022?
-
Tội Cưỡng đoạt Tài Sản - Luật Quang Phong
-
Quy định Về Hành Vi Cưỡng đoạt Tài Sản Mới Nhất
-
Tìm Kiếm- Tạp Chí TAND điện Tử
-
TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN
-
Tìm Hiểu Nội Dung Điều 170 Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Về “Tội ...
-
Tội Cưỡng đoạt Tài Sản Là Gì? Khái Niệm Mới Nhất 2022
-
Mức Phạt Khoản 4 Tội Cưỡng đoạt Tài Sản BLHS Mới Nhất
-
Thế Nào Là Cưỡng đoạt Tài Sản?