TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN

Tư vấn luật miễn phí: 1900.6575 lienheluathongbang@gmail.com TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN

18 Th1, 2022

Luật sư phụ trách

Luật sư Nguyễn Đức Trọng Luật sư tư vấn Xem hồ sơ

Căn cứ pháp luật 

  • Bộ luật hính sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Tội Cưỡng đoạt tài sản

“Điều 170: Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Cấu thành tội phạm 

  • Về khách thể tội cưỡng đoạt tài sản:

Tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.

  • Về mặt khách quan tội cưỡng đoạt tài sản:

Hành vi tội cưỡng đoạt tài sản:

Tội cưỡng đoạt tài sản thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Về hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.

Hành vi (khác) uy hiếp tỉnh thần là hành vi dọa gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Những hành vi này xét về tính chất cũng giống như hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực vì cùng có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa. Hành vi uy hiếp tinh thần có thể được thực hiện bằng một số thủ đoạn sau:

– Đe dọa huỳ hoại tài sản của người bị đe dọa;

– Đe dọa tố giác hành vi phạm pháp hoặc hành vi vi phạm đạo đức của người bị đe dọa;

– Đe dọa loan những tin thuộc về đời tư (mà người bị đe dọa muốn giữ kín) V.V..

Những điều đe dọa trên có thể có thực, có thể không có thực hoặc chỉ có thực một phần. Điều Ịuật không giới hạn những thủ đoạn của hành vi uy hiếp tinh thần trong tội cưỡng đoạt tài sản. Bất cứ thủ đoạn nào có thể uy hiếp, khổng chế được ý chí của người khác đều được coi là thủ đoạn của hành vi uy hiếp tinh thần trong tội cưỡng đoạt tài sản. Người bị đe dọa có thể là chủ tài sản hoặc chỉ là người có trách nhiệm đối với tài sản.

Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi phân tích ở trên chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Hậu quả: Đe dọa đến quyền sở hữu và nhân thân của người bị hại.

  • Về mặt chủ quan tội cưỡng đoạt tài sản: 

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

  • Về chủ thể tội cưỡng đoạt tài sản: 

Là người đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm nhiệm hình sự.

Hình phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản có 4 khung hình phạt chính:

  • Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
  • Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi cưỡng đoạt thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

  • Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh

  • Khung 4: Phạt tù từ 12 đến 20 năm nếu thuộc vào một trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Từ khóa » Hành Vi Phạm Tội Cưỡng đoạt Tài Sản