Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm | | Cục Cảnh Sát Giao Thông
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
-
Thông tin về Cục CSGT
-
Số ĐT đường dây nóng của Cục CSGT và các địa phương
-
- Cảnh sát giao thông 24/7
-
Hoạt động lãnh đạo
-
Phòng chống dịch Covid-19
-
24h của Cảnh sát giao thông
-
Cao điểm bảo đảm TTATGT
-
Cuộc thi viết về hình ảnh người chiến sĩ CSGT
-
Thông tin GPLX CAND
-
- An toàn giao thông
-
An toàn giao thông
-
Chương trình Sáng kiến ATGT 2023
-
Liên hoan phim toàn quốc về ATGT
-
“Doraemon với An toàn giao thông” tại Việt Nam
-
Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
-
- Đấu giá biển số xe ô tô
- Người tốt việc tốt
-
Thi đua làm theo lời Bác
-
75 năm truyền thống CSGT
-
70 năm học tập 6 điều Bác Hồ dạy CAND
-
- Văn bản QPPL và TTHC
-
Văn bản nhà nước
-
Dự thảo văn bản
-
Văn bản Bộ Công an
-
Văn bản Bộ, ban ngành khác
-
- Ảnh Hoạt động
- Video
- Giải đáp pháp luật
- Nghiên cứu - Trao đổi
- Đèn đỏ giao thông
Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh
Biển kiểm soát
Loại phương tiện
Ô tô Xe máy Xe đạp điệnMã bảo mật
Tra cứu xe mất đăng ký, biển số, hết niên hạn, mất cắp
Biển kiểm soát
Loại phương tiện
Ô tô Xe máy Xe đạp điệnMã bảo mật
Trang chủ / Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm Ngày đăng: 07/12/2018 Bạn Trâm Anh, tỉnh Nghệ An hỏi: Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có được pháp luật quy định mức hình phạt phải không? Cục Cảnh sát giao thông xin trả lời bạn như sau:Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là tội phạm hoàn toàn mới được quy định, bổ sung trong quy định Bộ Luật hình sự năm 2015. Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là hành vi vi phạm quy định về thụ hưởng bảo hiểm, hoạt động bảo hiểm nhằm mục đích chiếm đoạt tiền bảo hiểm hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Theo điều Điều 213, Bộ Luật hình sự quy định về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.”;2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và đ khoản 2 Điều này hoặc chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 3.000.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại 5.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
BBT
Các tin khác liên quan Quy định về chi hỗ trợ nhân đạo Làm gì để được hỗ trợ nhân đạo trong các vụ tai nạn... Biên độ điều chỉnh phí bảo hiểm xe cơ giới tối đa 15% Thị trường bảo hiểm Việt Nam bền vững, toàn diện và... Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát huy đúng vai trò của thị trường bảo hiểm (08/12/2023) Quảng Ninh: Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN (AIC) lần thứ 49 (08/12/2023) Phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có được chiết khấu thanh toán không (06/12/2023) Từ chối bảo hiểm đối với người lái xe sử dụng chất ma tuý (02/12/2023)- Trang chủ
- Hộp thư liên lạc
- Sơ đồ website
© 2014 Copyright by Bộ Công An - Cục Cảnh sát giao thông
Ghi rõ nguồn 'Cổng thông tin điện tử Cục Cảnh sát giao thông' khi phát hành lại các thông tin từ nguồn này
Fax: 84 24 38220885 - Đường dây nóng BCA: 069 2342593. Điện thoại trực ban: 069 2342608; 0995.67.67.67; Email: csgtvn@mps.gov.vn
Online: 2925 Lượt truy cập:Từ khóa » Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm - Luật Hoàng Sa
-
Cấu Thành Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm? - Luật Minh Khuê
-
Hành Vi Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiếm Bị Xử Lý Như Thế Nào ...
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Theo Bộ Luật Hình Sự
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Tư Vấn Về Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Theo Quy định Bộ ...
-
Tư Vấn Về Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm - Luat Su Bao Ho
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì? Mức Hình Phạt Thế Nào.
-
Gian Lận Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Giải Pháp Phòng, Chống Gian Lận
-
Xác định Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Như Thế Nào?
-
Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Sẽ Bị Phạt Như Thế Nào?
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Bị Xử Lý Như Thế Nào
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Những Vướng Mắc, Bất Cập ...
-
Một Số Vấn đề Về Trục Lợi Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Và Tội Gian Lận ...