Tư Vấn Về Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Theo Quy định Bộ ...
Có thể bạn quan tâm
Tư vấn về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm theo quy định Bộ luật Hình sự
Xin luật sự tư vấn cho tôi về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm theo quy định Bộ luật Hình sự 2015
- Tư vấn về tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán
- Tư vấn về tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Xử lý bảo hiểm xã hội khi công ty tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Tư vấn pháp luật hình sự
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Tư vấn về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm theo quy định Bộ luật Hình sự, Tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm:
Điều 213. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là một tội danh mới trong nhóm các tội liên quan đến bảo hiểm của BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Về bản chất, tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nên được xây dựng thành một tội phạm độc lập thuộc Chương này.
a) Về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội quy định tại Điều này gồm cá nhân và pháp nhân thương mại.
– Cá nhân bao gồm 2 loại đối tượng: (1) khách hàng tham gia bảo hiểm; (2) những người đang làm việc trong tổ chức kinh doanh bảo hiểm – là người có thẩm quyền nhất định, có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thường là người có trách nhiệm trong việc xác minh có hay không sự kiện bảo hiểm xảy ra, hay người có thẩm quyền quyết định mức bảo hiểm.
– Pháp nhân thương mại gồm (1) pháp nhân thương mại kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm và (2) bất cứ pháp nhân thương mại nào là khách hàng tham gia bảo hiểm.
b) Về mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý, bởi hành vi phạm tội được mô tả qua những hành vi như “thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm…, Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin …, Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợ bảo hiểm…”.
c) Về khách thể của tội phạm:
Khách thể cần được bảo vệ của tội phạm này có thể chia thành khách thể trực tiếp và khách thể gián tiếp.
Khách thể trực tiếp chính là quyền và lợi ích của khách hàng tham gia bảo hiểm, của các công ty kinh doanh bảo hiểm.
Khách thể gián tiếp là sự ổn định, sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nền an sinh xã hội, môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài và hơn nữa là sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
d) Về mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện qua 04 loại hành vi gồm:
(i) Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
(ii) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
(iii) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
(iv) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm trừ trường hợp luật quy định khác.
đ) Khung hình phạt:
– Về cấu thành cơ bản của tội phạm:
Theo quy định của Điều luật này thì có 2 cấu thành cơ bản phân định theo 02 loại chủ thể của tội phạm.
+ Đối với chủ thể là cá nhân thì một cá nhân sẽ bị coi là phạm tội này nếu thuộc một trong 02 trường hợp: (i) thực hiện một trong 04 loại hành vi nêu trên và đồng thời chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng trở lên; (ii) thực hiện một trong 04 loại hành vi nêu trên mà chưa chiếm đoạt được tiền bảo hiểm hoặc chiếm đoạt được số tiền bảo hiểm là dưới 20.000.000 đồng nhưng hành vi của người đó đã gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng trở lên.
+ Đối với chủ thể là pháp nhân thương mại thì một pháp nhân thương mại sẽ bị coi là phạm tội này nếu thuộc một trong 02 trường hợp: (i) thực hiện một trong 04 loại hành vi nêu trên và chiếm đoạt từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; (ii) thực hiện một trong 04 loại hành vi nêu trên mà chưa chiếm đoạt được tiền bảo hiểm hoặc chiếm đoạt được số tiền bảo hiểm là dưới 200.000.000 đồng nhưng hành vi của người đó đã gây thiệt hại từ 400.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng. Quy định này nhằm hạn chế việc xử lý hình sự đối với pháp nhân, bởi việc xử lý hình sự pháp nhân sẽ có một số ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế – xã hội. Chỉ xử lý hình sự pháp nhân trong trường hợp pháp nhân phạm tội với mức độ nghiêm trọng hơn so với cá nhân.
– Chế tài hình sự: Điều luật này quy định hình phạt phù hợp đối với mỗi loại chủ thể thực hiện tội phạm.
Hình phạt đối với cá nhân: gồm 03 loại hình phạt chính là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù có thời hạn. Ngoài ra, cùng với hình phạt chính, cá nhân còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Hình phạt đối với pháp nhân: hình phạt chính đối với pháp nhân phạm tội này chỉ có một hình phạt duy nhất, đó là phạt tiền. Theo đó, pháp nhân phạm tội sẽ bị phạt tiền với mức phạt thấp nhất là 200.000.000 đồng và cao nhất là 7.000.000.000 đồng. Ngoài ra, pháp nhân còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Tư vấn pháp luật hình sư trực tuyến 24/7: 1900 6172
Lưu ý: Trong hành vi khách quan của tội này có một số dấu hiệu gần giống tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, trong thực tiễn, khi hành vi của một người xâm phạm đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đủ căn cứ khác theo quy định của pháp luật để truy cứu TNHS thì xử lý về tội này.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về: Tư vấn về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm theo quy định Bộ luật Hình sự. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Tư vấn về tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Vay ngân hàng không có khả năng chi trả phải chịu trách nghiệm như thế nào?
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
Xem thêm:- Bảo vệ ngủ quên gây mất tài sản của doanh nghiệp có phạm tội không
- Tư vấn thế nào là phòng vệ chính đáng theo quy định của bộ luật hình sự
- Người thuê phòng mua dâm, chủ nhà nghỉ có phạm tội?
- Dùng dao đâm chết người khác thì có phạm tội giết người không?
- Tư vấn về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Từ khóa » Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm - Luật Hoàng Sa
-
Cấu Thành Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm? - Luật Minh Khuê
-
Hành Vi Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiếm Bị Xử Lý Như Thế Nào ...
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Theo Bộ Luật Hình Sự
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Tư Vấn Về Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm - Luat Su Bao Ho
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Là Gì? Mức Hình Phạt Thế Nào.
-
Gian Lận Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Giải Pháp Phòng, Chống Gian Lận
-
Xác định Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Như Thế Nào?
-
Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Sẽ Bị Phạt Như Thế Nào?
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Bị Xử Lý Như Thế Nào
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Những Vướng Mắc, Bất Cập ...
-
Một Số Vấn đề Về Trục Lợi Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm Và Tội Gian Lận ...
-
Tội Gian Lận Trong Kinh Doanh Bảo Hiểm | | Cục Cảnh Sát Giao Thông