Tôm Nước Ngọt – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Đặc điểm
  • 2 Các loài
  • 3 Chú thích
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một con tôm càng sông, loài phổ biến ở Việt Nam

Tôm nước ngọt hay còn gọi là tôm sông, tôm đồng là tên gọi chỉ về những loài tôm sống ở vùng nước ngọt, thông thường là trong môi trường sông, ngòi, suối, ao, hồ, đầm phá.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tôm nước ngọt phân bố ở các thủy vực nước ngọt và nước lợ độ muối thấp vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Chúng sống phổ biến nhất ở các ao hồ, sông ngòi, ruộng lúa ở hầu hết các địa phương. Nhìn chung, các loài này có kích cỡ trung bình và nhỏ. Tôm nước ngọt có màu sắc khác nhau. Tôm nước ngọt là thực phẩm phổ biến ở Việt Nam, được bán quanh năm ở các chợ nông thôn cũng như thành thị và các cửa hàng dưới dạng tôm tươi, tôm khô hay bánh tôm. Tôm nước ngọt được chế biến thành nhiều món ăn ưa thích trong bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam. Thịt tôm nước ngọt mềm, thơm ngon và có vị ngọt.

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bất kỳ loài tôm thuộc họ Caridea sống trong môi trường nước ngọt đặc biệt là các loài tôm trong họ Atyidae
  • Một số loài tôm trong chi Macrobrachium:
    • Macrobrachium ohione: Tôm sông Ohio
    • Macrobrachium carcinus thỉnh thoảng còn gọi là tôm nước ngọt lớn Mỹ
    • Macrobrachium rosenbergii còn được biết đến là tôm sông lớn hay tôm càng xanh
  • Một vài loài trong Amphipoda sống ở môi trường nước ngọt, đặc biệt là:
    • Gammarus pulex
  • Có 03 loài tôm nước ngọt có giá trị kinh tế của Việt Nam là
    • Tôm càng xanh (Macrobrachium nipponensis): ngoài tôm khai thác tự nhiên, tôm càng xanh đang là đối tượng nuôi phổ biến ở khắp cả nước, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó tôm càng xanh đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.[1].
    • Tôm càng sông hay tôm chà (Macrobrachium nipponensis): Tôm càng nước ngọt cỡ lớn dài 60- 90mm, ở vùng nước lợ tôm thường có kích 100 – 200mm.
    • Tép riu (Caridina flavilineata) là loại tôm nhỏ, cỡ lớn nhất có chiều dài 30 – 50 mm. Chúng là tép loại nhỏ, chuyên sống bám trong rong rêu. Đây là loài tép nhỏ thường thấy ở Việt Nam.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CƠ SỞ DỮ LIỆU KH&CN NÔNG NGHIỆP”. Truy cập 25 tháng 8 năm 2015.[liên kết hỏng]
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Bộ Mười chân (Decapod) này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tôm_nước_ngọt&oldid=69366559” Thể loại:
  • Tôm
  • Sơ khai Bộ Mười chân
Thể loại ẩn:
  • Bài có liên kết hỏng
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Tôm Sông Là Tôm Gì