Tóm Tắt Bài "búp Sen Xanh" Bằng Một đoạn Văn Ngắn - Ngữ Văn Lớp 6

Những năm đầu tuổi thơ, trong khoảng thời gian ( 1890 - 1895 ), Người được chăm sóc, nuôi dưỡng tại làng Chùa. Sau đó, ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế học tập để chuẩn bị thi Hội lần 2, có đưa gia đình gồm vợ và hai con trai nhỏ đi theo; Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, tại Huế trong khoảng thời gian ( 1895 - 1900 ). Sau khi mẹ Nguyễn Thị Loan qua đời, em trai Nguyễn Sinh Nhuận mất, Người được đưa về sống với bà ngoại Nguyễn Thị Kép ở làng Chùa, khi ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, làng Kim Liên cấp ruộng, làm nhà cho thì Người được chuyển về bên nội, đó là khoảng thời gian 1901 - !904. Khi ông Nguyễn Sinh Sắc buộc phải nhận chức quan Thừa biện Bộ lễ có đưa hai người con trai theo, Người được cha cho theo học Trường Tiểu học Pháp - Việt và sau đó là Trường Quốc học cùng với người anh trai của mình. Tại đây, Người tham gia biểu tình cùng nhân dân chống sưu thuế của Pháp tại Huế. Sau đó, bị chính quyền thực dân truy bắt, buộc phải" đầu thú", Người thôi học, vào làm giáo viên Trường Dục Thanh tại Phan Thiết một thời gian.Tiếp theo, Người vào bến cảng Nhà Rồng làm phu khuân vác và lên tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Khoảng thời gian đó tính từ năm 1905 đến tháng 6 năm 1911.Tác phẩm " Búp sen xanh" chia thời gian thành các phần: tuổi ấu thơ, tuổi thiếu niên, tuổi hai mươi. Trong các phần ấy, nhà văn Sơn Tùng đã phản ánh rất chân thực, sinh động bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ của Người với ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng ruột thịt; những mối quan hệ với những nhà cách mạng, thầy trò, bằng hữu, hàng xóm láng giềng...và những sự kiện, biến cố của cuộc đời. Khi ta tìm hiểu tác phẩm này, dễ tìm ra cái nguồn gốc của đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, quá trình hình thành và phát triển, từ một con người trong tuổi ấu thơ, tuổi thiếu niên và tuổi hai mươi mới trưởng thành. Trong các mối quan hệ con người với con người, với truyền thống lịch sử đấu tranh, truyền thống văn hoá của dân tộc và của nhân loại, nó đã tác động đến tình cảm, tư tưởng của Người. Ta càng hiểu thêm nguyên nhân của đạo đức, tư tưởng lại có được ở Người làm cái nguồn gốc, hay nền móng để sau này nó phát triển thêm, đầy đủ, hoàn thiện, vững chắc trở thành tinh hoa của dân tộc, nhân loại. Đạo đức, tư tưởng Hồ chí Minh đã được thử thách qua thực tiễn cách mạng, trở thành mặt trời soi sáng, sức mạnh tiềm tàng của mỗi con người, của cả dân tộc ta, vững bước tiến lên thực hiện các mục tiêu của cách mạng và lý tưởng cao đẹp của Đảng ta.Chúng ta thừa nhận, các nhân vật trong tác phẩm " Búp sen xanh" là những nhân vật có thật. Các nhân vật có thật được tác giả Sơn Tùng xây dựng thành các nhân vật văn học có đời sống tình cảm, tư tưởng, với các hoạt động như con người thực ngoài đời. Người đọc đồng sáng tạo với nhà văn, tái hiện ở trí óc mình mỗi một con người trong hoàn cảnh sinh động nhất định với các mối quan hệ xã hội như đã từng xẩy ra. Qua các nhân vật ấy, ta có thể nhìn nhận, đánh giá đúng đắn những tư tưởng, tình cảm và những hành vi của họ đã tác động tới nhân vật Nguyễn Sinh Côn (2) ( bé Côn, Nguyễn Tất Thành) tên gọi thời thơ ấu, thời niên thiếu, tuổi thanh niên lúc mới trưởng thành của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh. Một lãnh tụ thiên tài, một danh nhân văn hoá không thể bỗng dưng xuất hiện, nó phải là kết quả của một sự giáo dục, đào tạo trong một môi trường văn hoá, trong bối cảnh lịch sử đấu tranh của quê hương, đất nước. Nó phải là sự kết tinh từ tư chất, thiên hướng, ý chí phấn đấu, tài năng của cá nhân con người. Bác Hồ của chúng ta, ngoài ba mươi tuổi đã trở thành lãnh tụ cộng sản tầm cỡ quốc tế, sau này trở thành Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới cũng là kết quả của sự giáo dục, đào tạo, của gia đình, nhà trường xã hội, trong môi trường văn hoá, hoàn cảnh lịch sử đặc biệt Việt Nam và thế giới; cũng là sự kết tinh những phẩm chất đạo đức, tư tưởng, ý chí , tài năng của chính cá nhân, thông qua sự tự học, rèn luyện, phấn đấu liên tục và bền bỉ của bản thân.

Ảnh hưởng lớn nhất tới bé Côn - Nguyễn Tất Thành là từ ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người. Ông là người thông minh, có nghị lực, học vấn, tư cách cao thượng, yêu nước thương dân. Một trí thức lớn đã đề ra phương châm sống cho mình: "thượng y y quốc, trung y y dân" trong bối cảnh nước mất, dân nô lệ. Một trí giả đã phát hiện ra những mặt hạn chế của các nhà cách mạng Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, trong các phương lược cứu nước, phát hiện vấn đề về thời vận, biết cương, biết nhu, biết giữ khí tiết, nhân cách trong mọi hoàn cảnh. Mặc dù cụ chỉ nhận mình là người " trung y y dân"( thầy thuốc bậc trung chữa bênh cho dân) nhưng chỉ một câu nói trong một buổi bình văn tại Huế: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ hựu nô lệ " ( Quan trường là nô lệ trong đám dân nô lệ nên càng nô lệ nhất) cũng đã trở nên người" thượng y y quốc " ( thầy thuốc bậc cao chữa bệnh cho nước ) rồi. Hay trong một lần đàm đạo với Phan Bội Châu trước khi Phan bội Châu lên đường Đông du sang Nhật cụ nói: "Vọng ngoại tất vong" ( trông chờ vào bên ngoài tất thất bại) đó là bài học xương máu cho mọi người, mọi nhà, mọi thời đại... Đặc biệt ông rất quan tâm giáo dục các con trai, dành sự quan tâm lớn tới Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành. Khi mới sinh, ông ngoại đặt tên cho con trai là Côn, tên một loài cá hoá chim bằng, " có chí vẫy vùng bốn bể, dù gặp truân chuyên chìm nổi nhưng ắt thành công". Đó chỉ là ước mơ của ông ngoại Hoàng Xuân Đường, của người cha - ông Nguyễn Sinh Sắc, nhưng để đạt được, những người ươm hạt giống phải chăm chút, vun sới cho thành hoa, thành quả. Ông Nguyễn Sinh Sắc rất mừng thấy bé Côn thông minh, trí nhớ tốt, hay xét đoán, có thiên tư khác thường. Trong khoảng 19 năm bé Côn - Nguyễn Tất Thành được sống gần cha, được cha trực tiếp chăm sóc, dậy dỗ, nuôi chí cứu dân cứu nước. Sau đó, vào tuổi trưởng thành Nguyễn Tất Thành còn được gặp cha ba lần, một lần ở Bình Khê, nơi ông Nguyễn Sinh Sắc là quan tri huyện, hai lần ở Sàì Gòn, hai lần ông đều nhắc nhở con, mục tiêu cứu nước cứu dân. Coi việc cứu nước, cứu dân là trên hết. Những lời của ông cũng giống lời của ông Nguyễn Phi Khanh tại cửa ải Nam Quan đầu thế kỷ thứ XV. Khi nước ta bị giặc Minh xâm lược, bắt ông lưu đày sang Trung Quốc, ông đã nhắc nhở Nguyễn Trãi rằng, con có hiếu với cha phải tìm đường cứu dân cứu nước. Ông Nguyễn Sinh Sắc cũng vậy, nhắc nhở con: " Nước mất, con lo tìm đường cứu nước", lần cuối cùng ông thúc dục:" Con đừng gọi cha lúc này, con phải gọi Tổ quốc! Đồng bào! Đi...đi con!"Để thực hiện chí lớn cứu nước cứu dân, con người phải có tài năng thực sự, có kế sách, mưu lược, có đạo đức lớn, để thu phục nhân tâm, biết chọn thời cơ, nắm bắt được các quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng xã hội để chỉ đạo, điều hành dân chúng...Nghĩa là phải đóng vai trò một lãnh tụ có những đóng góp có tính chất quyết định cho thắng lợi của dân tộc, của nhân dân. Ông Nguyễn Sinh Sắc phát hiện ở bé Côn - Nguyễn Tất Thành trí thông minh, có ý chí, đức hạnh, lại có hoài bão lớn , nên đã dày công nuôi dưỡng, giáo dục con trở thành nhân tài, có nhân cách lớn. Nếu đem so sánh với Nguyễn Trãi, thì tuổi thơ của ông được ông ngoại Trần Nguyên Đán, một người nguyên là tể tướng, một nhà văn hoá rèn cặp và cha là tiến sỹ Nguyễn Phi Khanh trực tiếp dạy dỗ, nên tài năng, nhân cách mới phát triển hoàn thiện đầy đủ, đẹp đẽ như thế. Bác của chúng ta, được cha mình chăm sóc dạy dỗ trực tiếp, các nhà giáo là những người có tư tưởng tiến bộ, có bản lĩnh, tài năng như thầy Vương Thúc Quý, Lê Văn Miên...giáo dục, đào tạo nên sớm có đạo đức, tư tưởng cao quý như vậy. Đó là nét tương đồng về điều kiện giáo dục, để hai con người: Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh phát triển thành Anh hùng dân tộc và Danh nhân văn hoá của dân tộc và của nhân loại.

Từ khóa » Tóm Tắt Truyện Búp Sen Xanh