[ToMo] “Bật Mí” Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi Chưa Có Kinh Nghiệm ...

Trịnh Thị Dung@Kỹ Năng

public4 năm trước

1

[ToMo] “Bật Mí” Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi Chưa Có Kinh Nghiệm Làm Việc

Xin chào, tên tôi là Richard McMunn. Hôm nay, tôi sẽ chỉ cho bạn phương pháp tốt nhất để trả lời các câu hỏi phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm.

Tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, tất cả chúng ta đều phải tham gia ‘cuộc phỏng vấn đầu tiên’. Mọi người đều phải bắt đầu từ đâu đó; nhưng nếu bạn không có kinh nghiệm thì khó có cơ hội bước vào vòng trong. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không đáp ứng được yêu cầu đó của nhà tuyển dụng, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có việc làm. Có rất nhiều cách để chứng tỏ rằng bạn vẫn là người phù hợp với vị trí ứng tuyển, và trong blog này, tôi sẽ chỉ cho bạn.Chúng ta cùng bắt đầu nào!

Hãy giới thiệu một chút về bản thân và lý do bạn thích hợp với vị trí này?

Đây sẽ là câu hỏi phỏng vấn đầu tiên, và theo tôi, là câu hỏi dễ nhất để trả lời khi chưa có kinh nghiệm. Bạn nên sử dụng các cụm từ nhấn mạnh về đặc điểm nổi bật của bản thân để thu hút nhà tuyển dụng. Hãy đảm bảo rằng bạn đã nghiên cứu kỹ mô tả công việc và chọn ra các đặc điểm cụ thể từ mô tả đó mà bạn có thể sử dụng trong câu trả lời phỏng vấn của mình.

Trả lời câu hỏi này bằng cách tập trung vào điểm mạnh của bạn, sự nhiệt tình của bạn với vai trò đó và điều gì đã thu hút bạn đến với công ty của họ.

Câu trả lời mẫu

Em là một người nhiệt tình, chuyên nghiệp, trung thành và làm việc chăm chỉ. Em đã ấp ủ việc ứng tuyển cho vị trí này đã mấy tháng nay. Em tin rằng thái độ quyết định rất lớn đến việc nhà tuyển dụng có giữ chân ứng viên lại hay không. Em luôn cam kết tinh thần cống hiến của mình cho công ty, sẵn sàng làm việc nhiều hơn những gì được yêu cầu cũng như sự khao khát học hỏi và phát triển các kỹ năng mới.

Em đặc biệt bị thu hút bởi công ty này bởi em muốn được cùng làm việc với những người có hoài bão, có sáng kiến và cho nhân viên cơ hội để phát triển phù hợp với năng lực của họ.

Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

Hãy giải thích làm sao để việc thiếu kinh nghiệm của bạn lại là một điểm cộng với nhà tuyển dụng. Trường hợp này bạn cứ mạnh dạn, tự tin trả lời nhé, nói với họ rằng bạn là người luôn thích nghi được với tình huống mới, luôn nhiệt tình, khao khát học hỏi và luôn trong tư thế sẵn sàng đón nhận công việc mới.

Nếu bạn muốn nhà tuyển dụng chọn bạn vì niềm đam mê với công việc này, hãy chứng minh cho họ thấy mức độ quan tâm tìm hiểu của bạn với công ty đó khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn mà không có kinh nghiệm. Chẳng hạn như:

Em nhận thấy mình thích hợp với vai trò này bởi vì em có niềm đam mê mãnh liệt với nó và đã trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc để đáp ứng được tiêu chuẩn cao nhất. Em tin rằng sự hài lòng trong công việc đến từ hai điều: thứ nhất, làm việc ở vị trí mình giỏi nhất, phù hợp nhất với mình, thứ hai, làm việc với một cấp trên có tâm, nhiệt tình và có tư duy cầu tiến như anh /chị.

Trong quá trình nghiên cứu công ty của anh/chị, em liên tục xem xét các điểm đổi mới và kế hoạch sắp tới của công ty, và em rất muốn mình được đóng góp một phần nào đó. Ví dụ: trong lúc tìm hiểu công ty, em thấy một trong những lần ra mắt sản phẩm mới đây của công ty đã diễn ra thành công rực rỡ. Em tin rằng mình sẽ có được cảm giác tự hào lớn lao khi được làm việc và cống hiến một phần công sức trong vấn đề chăm sóc những khách hàng tiềm năng của công ty để đáp ứng được các mục tiêu mà công ty đề ra.

Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn làm việc cùng nhóm để hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn.

Để trả lời logic với các đặc điểm đã nêu ở trên, hãy đảm bảo CV của bạn dùng những từ ngữ miêu tả tích cực, thể hiện bạn là một ứng viên có sức hút và xứng đáng với vị trí ứng tuyển. Những cụm từ nên có trong CV của bạn là:

· Chuyên nghiệp

· Trung thành và chăm chỉ

· Nhiệt tình

· Cam kết

· Hướng tới khách hàng

· Sáng tạo

· Đáng tin cậy

· Linh hoạt

Nếu bạn đưa những cụm từ này vào CV của mình, chắc chắn bạn sẽ nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. CV của bạn thực chất là một cơ hội để “bán mình” cho nhà tuyển dụng. Bạn không chỉ bán kỹ năng mà bán cả tính cách, thái độ của mình. Suy cho cùng thì việc có các kỹ năng phù hợp với công việc chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn không có thái độ tốt hoặc không biết cách viết một bản CV nổi bật. Vì vậy, hãy đảm bảo đây là cơ hội để thể hiện mình nhé.

Kể lại thời điểm bạn đã làm tốt công việc dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nếu bạn không có kinh nghiệm, những loại câu hỏi phỏng vấn ứng xử này sẽ khó trả lời hơn. Tuy nhiên, khi trả lời những câu hỏi này, hãy tập trung vào 3 điều sau:

· Sự hiểu biết của bạn

· Kỹ năng của bạn

· Quan sát của bạn

Nói với nhà tuyển dụng về những lần bạn đã chứng kiến công việc CSKH được hoàn thành một cách xuất sắc và cách bạn sẽ "tái tạo" những gì bạn đã chứng kiến.

Câu trả lời mẫu

Em rất hiểu tầm quan trọng của dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc và em nhận thấy doanh nghiệp mình hãy khó tồn tại và phát triển nếu nhân viên không làm tốt việc đó.

Từ trước đến nay, em luôn để ý quan sát những người làm việc trong vai trò dịch vụ chăm sóc khách hàng và đã chứng kiến ​​cả dịch vụ khách hàng xuất sắc và dịch vụ khách hàng kém.

Dựa trên những mặt tốt mà em đã chứng kiến, em sẽ luôn làm cho khách hàng cảm thấy được chào đón, luôn có thái độ lịch sự và nhã nhặn, lắng nghe những quan tâm và yêu cầu của họ và nỗ lực hết mình để cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể. Em luôn hướng tới việc khiến cho khách hàng có những trải nghiệm đáng nhớ với dịch vụ của công ty mình để họ còn có thể quay lại vào những lần tới.

Thế mạnh của bạn là gì?

Đây là cơ hội để bạn thể hiện những điểm mạnh của mình để có thể mang lại lợi ích cho công ty. Khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn mà bạn không có kinh nghiệm, nhớ là hãy thể hiện giá trị của mình nhé.

Lời khuyên của tôi là hãy liệt kê 7 điểm mạnh hấp dẫn nhất với nhà tuyển dụng. Bạn có thể nói:

Từ khi đi làm, em đã liên tục vận dụng 7 thế mạnh của mình. Đó là khả năng làm việc chăm chỉ để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, khao khát làm mọi thứ với tiêu chuẩn cao nhất có thể, mong muốn được làm việc trong một nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn, sẵn sàng học hỏi và phát triển, tư duy mở - đón nhận cái mới, thái độ tích cực với công việc mình, thật thà, trung thực và đáng tin cậy. Em tin rằng nếu em được chọn, anh/chị sẽ bị ấn tượng bởi phong thái làm việc chuyên nghiệp của em.

Điểm yếu của bạn là gì?

Theo tôi, đây là một trong những câu hỏi dễ trả lời nhất nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, chỉ nêu ra một điểm yếu mà không đòi hỏi trong bản mô tả công việc. Ví dụ: nếu bạn được yêu cầu làm việc theo đội nhóm, đừng nói là em chỉ thích làm việc độc lập thôi.

Nêu ra điểm yếu cũng có thể được coi là điểm mạnh.Hãy thử xem câu trả lời này nhé!

Điểm yếu của em là đôi khi em đảm nhận quá nhiều việc, và em cảm thấy khó khăn khi từ chối mọi người. Đôi khi, cách này không giúp ích được gì cho em vì đơn giản là em không thể khiến mọi người thất vọng. Sau đó, em lại tự tạo ra quá nhiều áp lực cho bản thân để gánh việc cho người khác. Tuy nhiên, em đang cố gắng học cách nói không đúng lúc.

Ở góc độ công việc, em lại nghĩ đây sẽ là một thế mạnh, vì em sẽ luôn làm việc chăm chỉ vì anh/chị với tư cách là sếp của mình. Em luôn trung thực và sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bằng khả năng của mình.

-------------------------

Tác giả: Andy Bosworth

Link bài gốc: Answering Interview Questions With No Experience: Pro Tips!

Dịch giả: Trịnh Thị Dung – ToMo – Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch Giả: Trịnh Thị Dung – Nguồn: ToMo – Learn Something New”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: “Theo ToMo” hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow FacebookToMo – Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

18,985 lượt xem

Thích 1Không thích 0Chia sẻ Lưu bài 4

Từ khóa » Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi Chưa Có Kinh Nghiệm